Dịch Covid-19 tại Đà Nẵng: 20% bệnh nhân nặng
PGS.TS Lương Ngọc Khuê đánh giá, trong vụ dịch Covid-19 đang xảy ra tại Đà Nẵng, có 20% bệnh nhân nặng, 5-7% ca bệnh rất nặng, tiên lượng tỷ lệ tử vong còn tiếp tục.
Ngày 15/8, tại Trung tâm quản lý và điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 đã diễn ra lớp tập huấn trực tuyến về chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2, với sự tham gia của hàng trăm cán bộ y tế.
Theo PGS Khuê, việc đảm bảo dinh dưỡng hỗ trợ bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị. Ảnh: L.Hảo
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám,chữa bệnh cho biết, ngành y tế đang căng mình chiến đấu với đại dịch Covid-19. Trong lĩnh vực điều trị, phác đồ được nghiên cứu, cập nhật, hội chẩn bệnh nhân bởi các giáo sư đầu ngành. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng được quan tâm đặc biệt bởi đó là biện pháp quan trọng giúp cho người bệnh phục hồi, nâng cao thể trạng người bệnh.
PGS Khuê dẫn chứng, bệnh nhân Covid-19 thứ 91 rất nặng được điều trị thành công là điển hình trong kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân này.
Trong vụ dịch Covid-19 đang xảy ra tại Đà Nẵng, Quảng Nam, hiện bệnh nhân nặng chiếm 20%, rất nặng từ 5-7%, tỷ lệ tử vong chiếm 2,1%, nhóm các bệnh nhân nặng có bệnh lý nền. Trong khi đó, các bệnh nhân mắc các bệnh như huyết áp tim mạch tiểu đường, thận nhân tạo…chiếm số lượng khá lớn. Việc điều trị là một thách thức lớn cho các cơ sở khám, chữa bệnh, do đó dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Hội đồng chuyên môn.
Theo TS Chu Thị Tuyết, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai, trong thời gian qua Trung tâm Dinh dưỡng đã cử các bác sĩ hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng tại BV Bệnh Nhiệt đới TW.
Video đang HOT
TS Tuyết phân tích, nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng thuốc mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và phải nằm viện dài ngày. Do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh.
Liên quan đến điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng, hiện Bộ Y tế đã chi viện rất nhiều bác sĩ giỏi, 3 chuyên gia đầu ngành về hỗ trợ điều trị.
Tại BV Trung ương Huế cơ sở 2, nơi đang điều trị 12 bệnh nhân Covid-19 nặng từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển ra đã có 6 bác sĩ chuyên khoa giỏi về Hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Covid-19 tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội được điều động tới.
3 chuyên gia đầu ngành gồm: GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng; GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu- Giám đốc Bệnh viện Đại học Y tế Hà Nội cũng đã được chi viện vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, nơi tập trung nhiều các ca bệnh nặng để tiếp tục nâng cao năng lực cấp cứu điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân có tiên lượng rất nặng.
Các chuyên gia hội chẩn từng ca bệnh Covid-19 nặng đang điều trị tại BV Đa khoa Trung ương Huế cơ sở 2.
Các chuyên gia đã trực tiếp xem xét kỹ bệnh sử, các thông tin được mô tả trong bệnh án như các dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm, chụp tim phổi, chẩn đoán và việc áp dụng phương pháp điều trị theo phác đồ Bộ Y tế đã ban hành và hội chẩn từng ca bệnh.
Các chuyên gia nhận định, các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa người bệnh, áp dụng, thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có diễn biến trở nặng nhanh, trong đó có một số bệnh nhân đã tử vong là do bệnh nhân đã mắc nhiều bệnh nền nan y trong thời gian dài, suy kiệt, sức đề kháng kém. Việc các bệnh nhân nhiễm thêm Covid-19 đã làm tăng mức độ nặng của bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Các Giáo sư cũng đề nghị bệnh viện và các kíp trực cần nỗ lực hơn nữa, tổ chức theo dõi sát bệnh nhân. Cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế trong theo dõi, điều trị cấp cứu người bệnh. Đặc biệt cần quan tâm công tác chống nhiễm khuẩn, mở thông thoáng các cửa, đặt quạt gió ở hành lang thồi gió theo một chiều. Chú ý chăm sóc toàn diện, đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Thực hiện kiểm soát, sàng lọc, cách ly tốt để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân khác vì các bệnh nhân này đang rất nặng, nếu nhiễm thêm Covid- 19 thì nguy cơ tử vong trở bệnh nặng và dẫn đến tử vong rất cao.
Nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng xuất viện: Hướng điều trị đang rất hiệu quả
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Trưởng đoàn công tác Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng cho hay, các hướng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đang rất hiệu quả.
Ngày 13/8, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Trưởng Đoàn công tác Bệnh viện Bạch Mai tại Đà Nẵng cho biết, các hướng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đến thời điểm hiện tại đang hiệu quả. Các bệnh nhân được điều trị, chăm sóc rất tốt và kết quả là hôm nay (13/8) nhiều ca khỏi bệnh, được xuất viện.
" Hiện tại đang có 170 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. Chúng tôi hy vọng trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều ca khỏi bệnh, được xuất viện. Có 3 bệnh nhân thở máy do có nền bệnh lý nặng. Với những bệnh nhân này, bắt buộc phải điều trị song song giữa bệnh nền và COVID-19", ông Sơn cho hay.
Nhiều bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang đang có diễn tiến tốt.
Theo ông Sơn, sự phức tạp ở đợt dịch này là tính chất lây lan và bệnh nhân đa số đều có bệnh nền với diễn biến xấu (giai đoạn cuối) nên buộc phải có phác đồ điều trị mang tính toàn diện hơn.
Tuy nhiên, ông Sơn tin tưởng: " Tôi tin rằng bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh sẽ ngày càng nhiều hơn. Chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều bệnh nhân có diễn tiến nặng. Dù có những căng thẳng nhất định, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần với quyết tâm cao nhất".
Về phác đồ điều trị cho COVID-19, trên cơ sở thành công của đợt trước và những kinh nghiệm được rút ra, ngành Y tế đều đang áp dụng điều trị cho bệnh nhân hiện nay.
" Từ đợt dịch trước chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị và nay chúng ta áp dụng những thành công, kinh nghiệm đó để điều trị cho bệnh nhân tại Đà Nẵng và những nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Việc điều trị cần phối hợp với nhiều chuyên khoa, trong đó chuyên khoa hồi sức cấp cứu là rất quan trọng nhằm đảm bảo duy trì sự sống cho người bệnh", ông Sơn cho biết.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, quá trình điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đã bước đầu thành công và hôm nay một ngày vui khi 10 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang được xuất viện.
" Chúng ta đã bước đầu thành công. Hôm nay là một ngày vui. Bên cạnh việc điều trị COVID-19 thì các y bác sĩ cũng phải tập trung điều trị các bệnh lý khác cho bệnh nhân để có thể đem lại các niềm vui cho người bệnh", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng, Tiểu ban điều trị của Bộ Y tế luôn nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị có chuyên môn cao, đặc biệt là trong việc xử trí đối với những ca COVID-19 nặng.
Hôm nay, 10 bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang được xuất viện.
Trong quá trình làm việc, Tiểu ban điều trị cũng tự hoàn thiện, điều chỉnh phác đồ phù hợp với tình hình trên thế giới cũng như diễn tiến sức khỏe của bệnh nhân tại Việt Nam.
" Hôm nay, tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, tôi xin thay mặt cho ngành Y tế gửi lời chia buồn đến toàn thể thân nhân của các bệnh nhân không qua khỏi. Còn nhiều bệnh nhân nặng, có nguy cơ cao, chúng tôi sẽ cổ vũ, động viên anh em tập trung, nỗ lực tối đa giảm bớt tỷ lệ tử vong", Thứ trưởng Sơn chia sẻ.
Bác sĩ mắc Covid-19 sau 2 lần có kết quả âm tính Hai lần đầu xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, bác sĩ Đ. vẫn làm việc, đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Đến lần xét nghiệm thứ 3 thì người này dương tính. Ngày 12/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin dịch tễ đối với 10 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 mà Bộ Y...