Dịch COVID-19: Số ca tử vong trong ngày ở Pháp tiếp tục giảm
Thống kê cho thấy, Pháp hiện có 22.569 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 45 ca so với một ngày trước), trong đó 2.776 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 36 ca).
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tính đến tối 10/5, số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp là 26.380 người, tăng 70 ca trong 24 giờ.
Đây là số ca tử vong trong ngày thấp nhất tại Pháp kể từ khi nước này bắt đầu các biện pháp phong tỏa hôm 17/3.
Thống kê cho thấy, Pháp hiện có 22.569 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 45 ca so với một ngày trước), trong đó 2.776 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 36 ca).
Như vậy, sức ép đối với khoa hồi sức tích cực tại các bệnh viện tiếp tục đà giảm từ hơn một tháng nay.
Video đang HOT
Pháp sẽ bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa kể từ ngày 11/5, tuy vẫn tỏ ra thận trọng đối với 4 vùng xếp loại nguy cơ cao là Ile-de-France, Hauts-de-France, Bourgogne-Franche-Comté và Grand-Est.
Tại 4 vùng trên, công viên và vườn hoa tiếp tục đóng cửa. Các cửa hàng không thiết yếu được phép mở cửa trở lại với điều kiện đảm bảo giãn cách và vệ sinh, trừ những trung tâm thương mại lớn hơn 40.000m2.
Trên các phương tiện giao thông công cộng, hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Các trường mẫu giáo và tiểu học, nếu đủ điều kiện, có thể tiếp đón tối đa 15 học sinh/lớp.
Các trường trung học cơ sở được phép hoạt động từ ngày 18/5 trong các vùng ít nguy cơ. Việc mở cửa trở lại các trường trung học phổ thông sẽ được quyết định vào cuối tháng Năm.
Phóng viên TTXVN tại Rome cho biết, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cùng ngày thông báo nước này ghi nhận thêm 1.083 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại đây lên 219.070 trường hợp.
Trong số đó, số ca tử vong hiện là 30.560 trường hợp (tăng 165 ca) và số ca hồi phục là 105.186 ca (tăng 2.155 ca).
Italy hiện có 13.618 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó, tổng số ca phải điều trị tích cực là 1.027 ca, giảm 7 trường hợp.
Trả lời phỏng vấn báo Corriere della Sera, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhấn mạnh: “Sẽ là những tháng ngày rất khó khăn và chúng ta đang phải đối mặt với thử thách khó khăn nhất kể từ thời hậu chiến. Sự sụt giảm mạnh về GDP và hậu quả kinh tế sẽ rất nghiêm trọng. Chính phủ đang làm tất cả và sẽ tiếp tục nỗ lực với quyết tâm cao nhất để đảm bảo sự ổn định xã hội và kinh tế của đất nước.”
Tuy nhiên, Thủ tướng Conte khuyến cáo, nếu người dân không tuân thủ khoảng cách an toàn, nguy cơ mọi nỗ lực đã thực hiện sẽ bị phá hủy, đất nước sẽ bị phong tỏa trở lại, và sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Italy.
Cảnh sát bảo vệ Thủ tướng Italy chết vì nCoV
Một cảnh sát trong đội an ninh của Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm nay chết sau hai tuần được xác nhận nhiễm nCoV.
Sĩ quan Giorgio Guastamacchia, 52 tuổi, nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV vào ngày 21/3, tuy nhiên theo chính phủ Italy, ông này chưa từng tiếp xúc với Thủ tướng Conte trong ít nhất hai tuần qua.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu trước Nghị viện châu Âu hồi tháng hai năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Báo Corriere della Sera của Italy lúc bấy giờ đưa tin Thủ tướng Conte, 55 tuổi, đã làm xét nghiệm nCoV như một biện pháp đề phòng và cho kết quả âm tính. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Italy đã gửi lời chia buồn tới gia đình sĩ quan Guastamacchia.
Italy đến nay ghi nhận gần 120.000 ca nhiễm và gần 15.000 trường hợp tử vong vì nCoV. Hai nghiên cứu mới cho hay số người chết vì nCoV tại Italy có thể cao hơn báo cáo do nhiều người qua đời mà không được xét nghiệm nên không được đưa vào danh sách.
Italy là nước phương Tây đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc vì Covid-19, yêu cầu dân chúng ở nhà và đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Chuyên gia y tế Italy nhận định các biện pháp phong tỏa có hiệu quả song nước này lãng phí quá nhiều thời gian trước đó, khiến nhiều người chết.
Một số quốc gia như Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã hỗ trợ Italy khẩu trang cùng vật tư y tế để chống dịch. Nga, Trung Quốc và Cuba đã cử các chuyên gia y tế sang Italy, còn Đức tiếp nhận và điều trị một số bệnh nhân nhiễm nCoV từ nước này.
Vũ Hoàng
Từng phần của thế giới đang tái khởi động nền kinh tế Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế. Một số quốc gia châu Âu như Italy, Anh, Pháp, Đức... từng là những điểm nóng về dịch Covid-19 đã xem xét kế hoạch dỡ bỏ các lệnh hạn chế xã hội, bước đầu nối...