Dịch Covid-19: Putin và Trump nói gì trong cuộc điện đàm kéo dài?
Ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga nói rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump hôm qua rất nhiều nội dung và kéo dài.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump đã có cuộc điện đàm trao đổi về dịch Covid-19.
“Một cuộc trao đổi thông tin thực sự rất chi tiết đã diễn ra về các biện pháp mà các nước chúng ta đang thực hiện trong khuôn khổ cuộc chiến chống lại virus corona”, đại diện điện Kremlin nói thêm.
Ông Dmitry Peskov cũng bình luận về tuyên bố của Tổng thống Trump về sự hỗ trợ y tế của Nga cho Mỹ và xác nhận rằng hai nhà lãnh đạo đã nêu ra chủ đề này trong cuộc đàm đạo. Các Tổng thống Putin và Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Như tổng thống Mỹ đã nói trước đó, Nga gửi tới Mỹ “máy bay lớn chở các vật tư y tế” và Trung Quốc cũng làm như vậy.
Ngoài ra, theo ông Peskov, Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đồng ý rằng tình hình hiện tại trên thị trường dầu mỏ không nằm trong lợi ích của hai nước. Đồng thời, đại diện Kremlin từ chối bình luận về việc Moscow và Washington sẽ có hành động chung nào trong tình hình hiện tại hay không.
Cuộc trò chuyện giữa các ông Putin và Trump diễn ra hôm qua theo sáng kiến của Washington, dịch vụ báo chí Kremlin cho biết trước đó. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ lo ngại về mức độ lây lan của coronavirus và thông báo cho nhau về các biện pháp được thực hiện nhằm chống mối đe dọa này.
Ngoài ra, các ông Putin và Trump đã trao đổi quan điểm về tình hình thị trường dầu mỏ toàn cầu và thảo luận về tham vấn song phương ở cấp bộ trưởng năng lượng.
Quan hệ Mỹ - Trung - Nga thời dịch bệnh Covid-19
Nhìn vào biểu hiện ra bên ngoài, dịch bệnh này làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với cả Nga lẫn Mỹ đều xấu thêm đi so với trước đó, tuy nhiên bên trong chưa hẳn vậy.
Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona Covid-19 gây ra bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc nhưng rồi đã nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới bên ngoài Trung Quốc. Nước Mỹ đã bị tổng thống Donald Trump đặt trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ấn Độ coi dịch bệnh này là thảm hoạ. Nhật Bản và EU hiện đều đang gắng gượng tối đa để kiểm soát được dịch bệnh. Chính phủ Nga cũng đã phải áp dụng ngay từ rất sớm nhiều biện pháp quyết liệt đặc biệt. Dịch bệnh này cũng còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cặp quan hệ song phương giữa các quốc gia trên thế giới, trong số ấy đáng chú ý hơn cả là quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Dịch bệnh này làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và với Nga nổi bật và đáng được chú ý đến hơn hẳn so với mối quan hệ giữa Mỹ và Nga. Dịch bệnh trở thành chủ đề nội dung thời sự nhất và được quan tâm đến nhiều nhất trên thế giới nên những chuyện song phương giữa Mỹ và Nga, cho dù động chạm đến cả chính trị an ninh thế giới, châu lục và khu vực như Nato hay Ucraine, Syria hay giải trừ vũ khí hạt nhân, ... đều bị đẩy ra ngoài lề của sự quan tâm chung. Ngay đến cả chuyện vốn rất thời thượng lâu nay ở Mỹ là liệu Nga có can dự vào các cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ hay không cũng đã mất hẳn tính thời sự ở Mỹ.
Nhìn vào biểu hiện ra bên ngoài, dịch bệnh này làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với cả Nga lẫn Mỹ đều xấu thêm đi so với trước đó. Tuy có mối quan hệ đối tác chiến lược rất tốt đẹp và tin cậy với Trung Quốc, Nga thuộc về những nước đầu tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ người Trung Quốc ở Nga đến mức phía Trung Quốc phải chính thức phàn nàn về "phân biệt đối xử Trung Quốc" ở Nga. Biện pháp chính sách này của Nga nếu ở vào thời điểm nào đó sau này thì có thể dễ dàng hiểu được và chắc chắn phía Trung Quốc cũng không thể phê trách gì, nhưng ở vào thời điểm dịch bệnh mới bắt đầu tại Trung Quốc thì lại hoàn toàn khác.
Trong chính giới Nga còn có người chủ trương trục xuất người Trung Quốc ra khỏi Nga. Như thế thật đúng là chẳng hay ho gì đối với Trung Quốc và cũng chẳng tốt lành gì cho mối quan hệ song phương này. Nhưng Trung Quốc và Nga có nhiều lợi ích chiến lược chung lâu dài và rất cơ bản ở mối quan hệ song phương không phải liên minh nhưng trong thực chất chẳng thua kém gì liên minh. Hai bên cần nhau và đã gắn kết chặt chẽ với nhau đến mức không thể dễ dàng tách biệt khỏi nhau. Vì thế, chuyện hiện tại chỉ là nhất thời và không làm thay đổi gì ở bản chất cặp quan hệ song phương này. Khúc mắc kia còn tồn tại thêm thời gian nữa nhưng rồi sẽ được khắc phục chỉ bằng một quyết định.
Giữa Mỹ và Trung Quốc thì lại khác. Hai nước này đã tạm thời xử lý được giai đoạn một của cuộc xung khắc thương mại. Dịch bệnh mới làm cho chuyện xung khắc thương mại giữa hai bên không còn thời sự và cấp thiết đòi hỏi được giải quyết ổn thoả nữa. Trong khi Trung Quốc đầu tắt mặt tối đối phó dịch bệnh mà Mỹ gia tăng mức độ xung khắc thương mại thì Mỹ chẳng khác gì tự hạ thấp vị thế của chính mình và sẽ không tranh thủ được đối tác, tập hợp được đồng minh để cùng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Nhưng Mỹ vẫn gây sự và gây khó với Trung Quốc trên những phương diện khác. Mối quan hệ này trở nên căng thẳng hơn trước bởi cuộc chiến tranh lạnh thực thụ về truyền thông khi Trung Quốc trục xuất một số phóng viên báo chí Mỹ và Mỹ áp dụng chính sách ngặt nghèo hơn đối với các cơ quan báo chí và truyền thông của Trung Quốc ở Mỹ. Nhưng nghiêm trọng hơn cả là việc phía Mỹ cho rằng Trung Quốc đã gây ra dịch bệnh, đã bưng bít thông tin về diễn biến của dịch bệnh và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh.
Phía Mỹ dùng những khái niệm như "Virus Trung Quốc" hay "Virus Vũ Hán" để gọi virus corona Covid-19. Trung Quốc đáp trả bằng đề cập đến khả năng chính quân đội Mỹ đã đưa chủng virus này vào Trung Quốc. Chính quyền của ông Donald Trump ở Mỹ hiện cần phải trang trải nhu cầu đối nội và xuê xoa những yếu kém và chậm trễ, bất cập và kém hiệu quả trong đối phó dịch bệnh này ở Mỹ nên chủ ý đổ hết mọi trách nhiệm sang cho Trung Quốc. Ông Trump tìm mọi cách để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh này tới triển vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ. Trung Quốc dùng chính cách suy diễn của Mỹ để đáp trả lại Mỹ.
Nhìn vào những biểu hiện ra bên ngoài thì mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi và căng thẳng lên thêm. Nhưng chuyện ấy ở đây cũng chỉ nhất thời và phục vụ cho những mục tiêu trước mắt của cả hai bên. Chúng chưa đủ để hàm chứa chiều hướng tồi tệ thêm trong thực chất của cặp quan hệ song phương này. Nhưng dịch bệnh càng kéo dài và triển vọng tái đắc cử tổng thống Mỹ của ông Trump càng bị đe doạ thật sự thì không thể loại trừ được khả năng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên còn xấu hơn hiện tại trên danh nghĩa và bắt đầu tồi tệ hơn trước cả trong thực chất.
Virus Corona: Putin kêu gọi làm tất cả những gì có thể, Trump họp gấp Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Chính phủ, Bộ Y tế và Rospotrebnadzor làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn lây lan virus corona 2019-nCoV ở Nga. "Chúng ta biết rõ rằng ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả ở nước ta, hàng năm đều tổn thất người vì bệnh viêm phổi và cúm, vì vậy ở...