Dịch COVID-19: Nhật Bản vật lộn với làn sóng dịch thứ 7 do biến thể phụ BA.5
Số ca mắc mới COVID-19 ngày 28/7 ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản dự kiến vượt mốc 40.000 ca, lên mức cao kỷ lục.
Đây là thông tin được kênh truyền hình FNN dẫn các nguồn chính phủ Nhật Bản cho biết.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nhật Bản đang chứng kiến tình trạng gia tăng số ca mắc gần đây với tổng số ca mắc mới trong nước vượt 200.000 ca ngày 27/7. Trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/7 cho biết Nhật Bản có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất thế giới trong tuần tính đến ngày 24/7 với hơn 969.000 ca, sau đó là Mỹ với 860.000 ca và Đức với 570.000 ca.
Nhật Bản đang phải vật lộn với làn sóng dịch thứ 7, do biến thể phụ BA.5 của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở một số quốc gia khác. Theo WHO, có hơn 6,6 triệu ca mắc mới trên toàn cầu trong tuần qua, tăng khoảng 300.000 ca so với tuần trước đó.
Video đang HOT
Số ca tử vong mới được báo cáo là hơn 12.600 ca trong đó Mỹ có số ca tử vong cao nhất với 2.600 ca, sau đó là Brazil với 1.400 ca. Nhật Bản ghi nhận 272 ca tử vong.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định dịch COVID-19 “còn xa mới kết thúc”. Ông Tedros nhấn mạnh với số ca tử vong tăng vọt trong những tuần gần đây và một số nước chứng kiến số ca nhập viện gia tăng, điều quan trọng là tiêm vaccine cho nhân viên y tế và người cao tuổi.
Nhật Bản ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên
Ngày 25/7, giới chức y tế Nhật Bản cho biết nước này đã ghi nhận ca mắc bệnh đầu mùa khỉ đầu tiên.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết quốc gia Đông Á này đã xuất hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo nguồn tin, ca bệnh trên được phát hiện trong ngày 25/7. Bệnh nhân là nam giới, khoảng 30 tuổi, sống ở thủ đô Tokyo.
Thông tin được công bố ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản trước đó cùng ngày ban bố cảnh báo cấp 1 đối với căn bệnh này. Các quan chức chính phủ yêu cầu công dân Nhật Bản trên khắp thế giới thực hiện các biện pháp tăng cường phòng ngừa để phòng tránh lây nhiễm. Chính quyền cũng khuyến cáo những người có kế hoạch đi du lịch nước ngoài hoặc đang ở ngoài Nhật Bản cần đặc biệt thận trọng.
Cảnh báo cấp độ 1 trong "Thông tin về nguy cơ mắc bệnh bệnh truyền nhiễm" là mức thấp nhất trong thang 4 cấp của Nhật Bản. Bộ trưởng Tái thiết Nhật Bản Daishiro Yamagiwa cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ nhóm họp để xây dựng hệ thống phản ứng thích hợp đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Trong khi đó, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho chính phủ về ứng phó với dịch COVID-19, ông Shigeru Omi, cho rằng bệnh đậu mùa khỉ có thể ngăn chặn được trên phạm vi toàn cầu nếu các biện pháp phòng chống phù hợp.
Ngày 23/7 (tối 23/7 theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì làn sóng bùng phát các ca mắc đậu mùa khỉ tại nhiều nơi trên thế giới.
Reuters dân thông báo trên trang chủ của WHO cho hay cơ quan y tế của Liên hợp quốc quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn cấp công cộng trên phạm vi toàn cầu sau khi số ca mắc đậu mùa khỉ gia tăng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đây là mức cảnh báo cao nhất cửa WHO liên quan tới sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ.
Phát biểu với báo giới, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao. Ông nói: "Với những công cụ chúng ta có hiện nay, chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh bùng phát và ngăn chặn sự lây nhiễm".
Theo các quan chức WHO, gần một nửa trong số những nước phát hiện bệnh đậu mùa khỉ vào thời điểm hiện nay đã đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine ngừa căn bệnh này.
Trước nay, bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi nhưng từ tháng 5 vừa qua, bệnh đã xuất hiện ở bên ngoài 2 khu vực này và bắt đầu lây lan nhanh. Tính đến nay đã có hơn 15.000 ca được báo cáo mắc bệnh đậu mùa khỉ ở những nước trước đây không hề phát hiện căn bệnh này.
Thủ đô Tokyo tiêm đại trà mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 Sáng 23/7, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã bắt đầu triển khai tiêm chủng mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 cho các nhân viên y tế ở nước này, cũng như áp dụng tiêm đại trà cho người dân có nhu cầu. Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh minh...