Dịch COVID-19: Nhật Bản sẽ bước sang giai đoạn ‘bình thường mới’ từ ngày 30/9
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm đúng hạn là ngày 30/9.
Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4/4, toàn bộ 47 địa phương của Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới.
Người dân tuân thủ đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/9/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại buổi họp báo công bố quyết định trên, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho rằng, cuộc chiến chống COVID-19 tại Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới là sống chung an toàn với dịch bệnh COVID-19, đồng thời chủ động sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm tiếp theo.
Thủ tướng Suga nhấn mạnh, sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, người dân Nhật Bản vẫn phải nêu cao ý thức cảnh giác và thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người. Từ ngày 27/9, bất cứ người dân nào cũng có thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên tại các hiệu thuốc để tự xét nghiệm nếu nghi ngờ đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ được duy trì đều đặn. Chính phủ đặt mục tiêu trong thời gian sớm nhất sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ hai cho tất cả những người đã đăng ký vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, Nhật Bản sẽ sớm vươn lên dẫn đầu các nước phát triển về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên tổng dân số. Chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng mua khoảng 200 triệu liều vaccine phục vụ chiến dịch tiêm chủng mũi thứ ba dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay, trước mắt sẽ tiêm cho những người đã hoàn thành mũi thứ hai 8 tháng trở lên.
Thủ tướng Suga cũng cho biết, với những tín hiệu tích cực về công tác phòng chống COVID-19, các hoạt động kinh tế xã hội sẽ dần được bình thường hóa khi các biện pháp hạn chế sẽ được từng bước nới lỏng. Sau ngày 1/10, thời gian phục vụ của các cơ sở ăn uống sẽ được kéo dài đến 21 giờ, nhưng phải đảm bảo các điều kiện an toàn như lắp đặt tấm chắn, cải thiện hệ thống thông gió. Việc cho phép phục vụ đồ uống có cồn sẽ do chính quyền từng địa phương quyết định căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh tại từng khu vực cụ thể. Người dân cũng được phép tham dự các sự kiện đông người nhưng tối đa không quá 10.000 người.
Về đi lại, Chính phủ đang xem xét việc sử dụng giấy chứng nhận hoàn thành tiêm chủng và giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 như một trong những điều kiện quan trọng để nới lỏng các quy định về đi lại, nhất là người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản. Trước mắt, từ ngày 1/10, những người này sẽ được giảm thời gian cách ly từ 14 ngày xuống 10 ngày.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ xem xét cho phép các sinh viên quốc tế có thể nhập cảnh vào Nhật Bản trên cơ sở đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan như tiến độ tiêm chủng và tính trạng lây nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản cũng như tại từng quốc gia.
Nhật Bản: Hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Nhật Bản quyết định sử dụng 2.170 tỷ yen trong quỹ dự phòng cho năm tài chính 2020 để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và hộ gia đình chịu tác động của COVID-19.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nội các Nhật Bản ngày 23/3 đã quyết định sử dụng 2.170 tỷ yen (20 tỷ USD) trong quỹ dự phòng cho năm tài chính 2020 để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và hộ gia đình chịu tác động của kéo dài của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Khoảng 1.540 tỷ yen trong số tiền trên sẽ được phân bổ cho các chính quyền địa phương để hỗ trợ các nhà hàng và quán bar tuân thủ yêu cầu đóng cửa sớm như một phần của các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19. Các chính quyền sẽ có thể cung cấp 40.000 yen trợ cấp mỗi ngày cho các nhà cung cấp dịch vụ tương tự.
Tình trạng khẩn cấp thứ hai của chính phủ, ban đầu được tuyên bố cho khu vực thủ đô Tokyo vào đầu tháng 1/2021, nhưng sau đó được mở rộng ra 11 quận trong vòng một tuần, đã được dở bỏ hoàn toàn vào ngày 21/3 sau khi số ca mắc COVID-19 mới giảm đáng kể.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất hiện lo ngại về nguy cơ "làn sóng lây nhiễm thứ tư" do tốc độ giảm số ca mắc mới đang chững lại, đề xuất các cơ sở ăn uống rút ngắn thời gian hoạt động sẽ được duy trì cho đến cuối tháng 3/2021.
Đối với các hộ gia đình có thu nhập giảm mạnh do đại địch, Chính phủ Nhật Bản đã dành 341 tỷ yen để gia hạn chương trình cho vay không lãi suất lên tới 200.000 yen cho mỗi hộ gia đình trong ba tháng đến cuối tháng 6/2021.
Số tiền 217,5 tỷ yen khác được phân bổ để cấp khoản tiền mặt trị giá 50.000 yen/trẻ em cho các hộ gia đình nuôi dạy trẻ sống trong cảnh nghèo đói.
Chính phủ Nhật Bản đã gần như sử dụng hết 11.500 tỷ yen trong quỹ dự phòng cho năm tài chính hiện nay (kết thúc vào tháng 3/2021) để ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19. Với quyết định mới nhất của Nội các Nhật Bản, số tiền còn lại trong quỹ dự phòng là 508 tỷ yen.
Ngoài việc sử dụng các quỹ dự trữ, Nội các Nhật Bản cũng quyết định tăng cường các biện pháp tài trợ cho các doanh nghiệp "cạn" tiền mặt trong lĩnh vực ăn uống và lưu trú, chẳng hạn như cho phép các tổ chức tài chính của chính phủ cho vay tiền, thay vì đồng tài trợ với các tổ chức tư nhân theo nguyên tắc.
Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng có liên quan, Thủ tướng Yoshihide Suga cho hay chính phủ sẽ nỗ lực để bảo vệ việc làm và giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động.
Nhật Bản tuyên dương 4 lao động Việt Nam có thành tích xuất sắc Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 23/3, tại thủ đô Tokyo, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc" cho 5 lao động nước ngoài, trong đó có 4 lao động Việt Nam và 1 lao động Myanmar. Lễ trao...