Dịch Covid-19 ngày 23/2: Người cuối cùng nhiễm Covid-19 ở Việt Nam lần đầu có kết quả âm tính
Bệnh nhân 50 tuổi ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc lần đầu có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Bệnh nhân này là người thứ 16 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Để độc giả nắm được những diễn biến quan trọng nhất liên quan đến dịch bệnh này trên thế giới và tại Việt Nam, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin trong các bản tin tổng hợp về dịch bệnh Covid-19 xuất bản vào các khung giờ 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày.
Đến tối nay, trên thế giới có 78.000 trường hợp nhiễn Covid-19
Tính đến 17h30 tối 23/2/2020, số người mắc bệnh Covid-19 gây ra trên thế giới là 78.898 trường hợp, 2.461 người tử vong. Trong đó Trung Quốc 2.442 người tử vong, Philippines 1 trường hợp tử vong; Hồng Kông 2 trường hợp tử vong; Đài Loan 1 trường hợp tử vong; Nhật Bản 1 trường hợp tử vong; Pháp 1 trường hợp tử vong; Iran 5 trường hợp tử vong; Tàu Diamond Princess 2 người tử vong; Hàn Quốc 4 người tử vong; Ý 2 trường hợp tử vong.
Việt Nam ghi nhận 16 người nhiễm bệnh Covid-19. Đến nay đã có 15/16 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được xuất viện. Hiện cả nước còn duy nhất 1 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại Vĩnh Phúc. Tính đến nay, tại Việt Nam, đã 10 ngày liên tiếp không ghi nhận trường hợp mắc bệnh Covid-19 mới.
Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc Nguyễn Thanh Hải thông tin, bệnh nhân 50 tuổi ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc lần đầu có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Bệnh nhân này là người thứ 16 nhiễm bệnh Covid-19 (Việt Nam ghi nhận 16 ca nhiễm Covid-19) và hiện cũng là bệnh nhân duy nhất vẫn đang phải nằm điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, Vĩnh Phúc. Trước đó, 15 ca mắc bệnh Covid-19 đã khỏi và được xuất viện.
Chiều 23/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp đột xuất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội. Theo báo cáo của Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, đến 15h chiều hôm nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Hiện tại Hà Nội còn 384 trường hợp phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khoẻ. 64 trường hợp được cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an thành phố, trong đó có 19 trường hợp là người ở các quận nội thành.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh viện dã chiến của TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động, đảm trách nhiệm vụ quan trọng đó là vừa cách ly theo dõi những người đến từ vùng dịch Covid-19, vừa cách ly điều trị khi phát hiện người cách ly theo dõi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá Trịnh Hữu Hùng cho biết, đơn vị đã gửi văn bản trình Chủ tịch tỉnh xem xét, đề nghị Bộ Y tế công bố hết dịch Covid-19 tại địa phương này. Trước đó, Thanh Hóa ghi nhận trường hợp nữ bệnh nhân Nguyễn Thu Trang (25 tuổi, ở xã Định Hòa, huyện Yên Định) mắc Covid-19. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã khỏi bệnh, được cho xuất viện hôm 3/2. Ngoài ra, hàng chục bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 được điều trị cách ly tại các cơ sở y tế trên địa bàn đến nay đều cho kết quả xét nghiệm âm tính.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (KCDC Hàn Quốc) cho hay, tính đến chiều nay, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 169 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 602, trong đó 5 người đã tử vong.
Video đang HOT
Năm học ở Hàn Quốc chia thành hai học kỳ (từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau). Sau kỳ nghỉ xuân, học sinh các cấp sẽ bắt đầu học kỳ mới từ ngày 2/3. Tuy nhiên, sau cuộc họp ở Thủ đô Seoul hôm nay, Bộ trưởng Giáo dục Yoo Eun-hae thông báo lùi thời điểm nhập học một tuần trong bối cảnh cả nước ghi nhận 602 ca nhiễm Covid-19 và 5 trường hợp tử vong.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa cho hay, tính đến thời điểm này, chưa có lao động Việt Nam nào ở Hàn Quốc bị nhiễm Covid-19. Việt Nam có 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, chủ yếu đi theo chương trình EPS. Trong đó, Daegu có hơn 1.000 lao động, Gyeongbuk có 3.007 lao động. Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đề nghị Văn phòng Chương trình cấp phép việc làm cho người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS) và doanh nghiệp phái cử theo dõi tình hình dịch bệnh liên quan đến lao động Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, nam thanh niên 25 tuổi trú ở TP.HCM, trở về từ Gyeongsang thuộc thành phố Daegu (Hàn Quốc) ngày 23/2. Khi nam thanh niên qua sân bay Đà Nẵng, máy đo thân nhiệt tại sân bay phát hiện sốt nên anh này đã được cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Ngày 31/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Dịch khởi phát từ thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ đầu tháng 12/2019. Đến nay đã xuất hiện ở 32 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo danviet.vn
Vị linh mục trẻ ở tâm dịch Sơn Lôi
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều người lo ngại, né tránh, thế nhưng ngoài đội ngũ y, bác sỹ túc trực hàng ngày ở vùng dịch, còn có linh mục trẻ Giuse Hoàng Trọng Hữu tình nguyện vào tâm dịch xã Sơn Lôi, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) để chăm sóc đời sống tinh thần, hỗ trợ người dân Sơn Lôi phòng chống dịch bệnh.
Linh mục Hoàng Trọng Hữu (bìa trái) cầm túi bánh khi vào khu vực tâm dịch. Ảnh: F.X
Vượt qua sự sợ hãi
Trên facebook cá nhân của mình, linh mục trẻ Giuse Hoàng Trọng Hữu đã chia sẻ bài viết: "Đừng bắt em lên mây khi chân còn chạm đất/Đừng bắt nằm thấp khi chân còn bước đi". Chỉ sau thời gian đăng tải ngắn, bài viết đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều bạn đọc.
Linh mục Giuse Hoàng Trọng Hữu viết: "Tiến vào vùng cách ly Sơn Lôi, Bình Xuyên, tưởng chừng như là một điều gì đó đầy can đảm. Tiến vào vùng cách ly Sơn Lôi vẫn được cho là đi vào nơi hiểm nguy đầy rủi ro. Tiến vào vùng cách ly Sơn Lôi, cũng có người xem như là đi vào tử địa.
Tuy nhiên, sau khi thăm hỏi và gặp gỡ người dân thôn Ngọc Bảo và Bá Cầu (Sơn Lôi) tôi thấy mình cần đấm ngực và phải cúi đầu.
Tuy nằm trong vùng cách ly, nghĩa là không ai được vượt ra khỏi chỉ giới mà các cấp chính quyền chỉ định, kể cả những ai đã rời khỏi xã từ sau Tết Nguyên đán, những người đã rời quê đi làm ăn đều được gọi trở về vùng cách ly.
Thế nhưng đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây khá bình ổn. Trở về bên gia đình, mỗi người tự đảm bảo an toàn cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng bằng việc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
Có thể nói, người người tự cách ly, nhà nhà tự cách ly, xóm xóm tự cách ly, thôn thôn tự cách ly. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể làm những công việc trong gia đình, ngoài sân vườn hay việc đồng áng trong khu vực cách ly.
Đặc biệt trong số những người khỏe mạnh phải kể đến là những cán bộ cơ sở trong xã, gần như đã làm việc hết công suất, chạy đôn chạy đáo từ nhà nọ tới nhà kia để kiểm tra, thông báo, hướng dẫn và cung cấp cho từng gia đình và mọi người dân những thông tin cần thiết cũng như những vật phẩm được hỗ trợ".
"Sợ tha nhân hơn sợ dịch Covid-19"
Trong nhật ký của mình những ngày ở Sơn Lôi, linh mục Giuse Hoàng Trọng Hữu bày tỏ: Ai cũng sợ Covid-19, nhưng chẳng ai nhìn thấy chúng, chẳng biết chúng ở chỗ nào nhưng không phải vì thế mà những người trẻ, những người tự thấy mình khỏe mạnh ở yên trong nhà. Họ vẫn làm việc, vẫn vui chơi và vẫn tìm đến nhà thờ để cầu nguyện.
Đời sống thường nhật ở Sơn Lôi
Do đó, tôi nài xin cộng đồng truyền thông hãy nhìn đến những y bác sĩ, những người đang trực tiếp chăm sóc người bệnh hoặc người bị nghi ngờ nhiễm Covid-19. Họ mới là những người đang ở trong vòng phơi nhiễm và cần được động viên, trợ lực.
Tôi thật sự cảm kích vì nhiều người đã dành thời gian để thăm hỏi, động viên tôi nhưng xin hãy dành thời gian ấy cho người bệnh và đội ngũ y bác sĩ.
Thật đáng sợ vì mỗi ngày một con số, con số ấy khiến con người thêm khổ đau. Và còn đáng sợ hơn, khi những con người ấy không chỉ đang phải chịu đựng những nỗi khổ đau về thể xác do Covid-19 gây ra, cái đáng sợ hơn cả, chính là khi phải đối diện với bóng tối của sự sợ hãi trong tâm hồn.
Ho, sốt hay khó thở và thậm chí là cái chết, người ta có thể chịu đựng được và đón nhận chúng trong bình an, nhưng sự xua đuổi, xa lánh, kỳ thị thậm chí là xúc phạm đến nhân phẩm người bệnh, đồng hóa người bệnh với virus gây bệnh thì thử hỏi mấy ai có thể cam lòng, thử hỏi có mấy ai không tủi hổ, buồn sầu.
Trong sứ điệp ngày thế giới bệnh nhân năm 2020, Giáo hoàng Francis nhắc nhớ về khái niệm "người bệnh": Mọi người bệnh đều cần được chăm sóc, yêu thương và điều trị cho tới khi khỏi bệnh. Mọi người bệnh đều cần được chăm sóc, yêu thương và điều trị cho tận cuối hành trình của sự sống.
Mọi người bệnh đều cần được chăm sóc, yêu thương và điều trị cho tới những hơi thở cuối cùng. Những người bị nhiễm Covid-19 là những người bệnh. Hết thảy những ai đang chịu đau khổ ngoài thể xác hay trong tâm hồn cũng đều là những người bệnh. Như thế, cách nào đó, ai trong chúng ta cũng là người.
Theo linh mục Phêrô Nguyễn Công Văn, Tổng đại diện Giáo phận Bắc Ninh, ngày 12/2/2020, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định về việc phong tỏa và cách ly để phòng chống dịch Covid-19 tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) bắt đầu từ ngày 13/2 và kéo dài khoảng 20 ngày. Trên địa bàn xã Sơn Lôi có 2 họ đạo là Bảo Ngọc và Bá Cầu với 1.300 giáo dân thuộc giáo xứ Hữu Bằng (giáo hạt Vĩnh Phúc, thuộc giáo phận Bắc Ninh). Trong thời gian Sơn Lôi bị phong tỏa và cách ly, việc ra vào 2 họ đạo trên của cha xứ Hữu Bằng bị hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo cho cộng đồng nên việc mục vụ bị gián đoạn.
Tuy nhiên, trước nhu cầu mục vụ của giáo dân cũng như nhu cầu hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các lương dân trong vùng, sau khi lấy ý kiến và bàn bạc, Giáo phận Bắc Ninh đã quyết định gửi linh mục trẻ Giuse Hoàng Trọng Hữu, đã từng học ngành y đến ở trực tiếp tại nhà mục vụ giáo họ Ngọc Bảo (nằm trong xã Sơn Lôi) từ ngày 16/2 cho tới khi Sơn Lôi không còn bị phong tỏa, cách ly.
10/11 bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Phúc khỏi bệnh
Ngày 20/2, trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Huy Vĩnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, đến nay có thêm 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi bệnh. Như vậy Vĩnh Phúc đã có 10/11 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, trong đó cơ sở cách ly điều trị Quang Hà 4/5 trường hợp; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 5; Bệnh viện nhi Trung ương 1 (1 cháu bé 3 tháng tuổi ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên), ông Vĩnh nói.
Hai bệnh nhân được điều trị khỏi Covid -19 sau thời gian cách ly, điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà là P.T.T (SN 1971, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên) và con là N.T.D. Bệnh nhân này đã tiếp xúc với bệnh nhân N.T.D nhiễm Covid-19 ngày 30/1 khởi phát ngày 4/2, nhập viện ngày 6/2, sau 14 ngày điều trị và được xét nghiệm 4 lần (lần 4 vào ngày 20/2) đều cho kết quả âm tính.
Cùng ngày, bệnh nhi N.G.L 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19, sau 9 ngày điều trị (từ 11-20/2/2020) theo phác đồ của Bộ Y tế, đã khỏi bệnh và được xuất viện trở về Vĩnh Phúc.
Tính đến 14 giờ ngày 20/2/2020 ghi nhận trên cả nước đã điều trị 15/16 trường hợp nhiễm Covid 19 khỏi bệnh, sức khỏe đều ổn định. Số ca xét nghiệm nghi Covid-19 âm tính là 1.167 trường hợp.
Được biết, linh mục Giuse Hoàng Trọng Hữu đến tâm dịch Sơn Lôi từ ngày 16/2/2020. Linh mục đã kêu gọi được một số trang bị y tế như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn... và trực tiếp phát cho người dân trong vùng.
Theo Tiền phong
Cận cảnh cuộc sống thường ngày nơi "tâm dịch" Sơn Lôi - Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc đã khoanh vùng và cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Thời gian khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên là 20 ngày, kể từ ngày 13/2/2020. Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra (dịch COVID-19) diễn...