Dịch COVID-19 ngày 18-7: Hà Nội thêm 12 ca mới, Lâm Đồng tiêm vắc xin cho tài xế đường dài
TP Hà Nội vừa ghi nhận thêm 12 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 2 ca tại Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng chưa rõ nguồn lây. 10 ca còn lại là F1 của chùm ca bệnh tại chung cư Sunshine Palace, Hoàng Mai.
Hà Nội phong toả nhiều địa điểm vì dịch COVID-19 – Ảnh: PHẠM TUẤN
Trưa 18-7, Sở Y tế cho biết, Hà Nội có thêm 12 ca COVID-19 mới. Trong đó 2 trường hợp mới phát hiện cùng một gia đình tại B6 Trại Găng, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, 10 trường hợp là F1 liên quan đến chùm ca bệnh ở chung cư Sunshine Palace.
Tính từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 420 trường hợp dương tính, trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 239, số ca mắc là đối tượng đã được cách ly là 181. Tính riêng từ ngày 5-7 đến nay, đã ghi nhận 160 ca.
Riêng trong sáng 18-7, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 30 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Lâm Đồng lập danh sách tiêm vắc xin cho tài xế, phụ xe đường dài
Ngày 18-7, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã ra thông báo khẩn cấp, yêu cầu các đơn vị vận tải lập danh sách tài xế, phụ xe đường dài trên địa bàn tỉnh để tiêm vắc xin trong đợt tới. Dự kiến tài xế từ các tỉnh khác đang hành nghề tại Lâm Đồng cũng được tiêm vắc xin.
Ước tính khoảng 5.000 tài xế và phụ xe sẽ được tiêm vắc xin. Thời gian tiêm chưa được ấn định vì tỉnh còn chờ lượng vắc xin phân bổ từ Bộ Y tế.
Tỉnh yêu cầu các lái xe và phụ xe vận tải hàng hóa, vận tải đường dài có mặt trên địa bàn (trong và ngoài tỉnh, từ ngày 4-7 đến nay) khai báo, đăng ký để được test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Việc tiêm vắc xin được xem là hành động phản ứng nhanh của Lâm Đồng nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa và hạn chế nguy cơ phát tán dịch COVID-19 từ TP.HCM và các tỉnh đang có diễn tiến dịch bệnh phức tạp.
Đến sáng 18-7, Lâm Đồng phát hiện thêm một ca chiễm COVID-19 là tái xế đến từ TP.HCM, chuyên chở hàng hóa tuyến TP.HCM – Đà Lạt, đưa tổng số ca nhiễm lên 18 người, trong đó có 4 tài xế đường dài, chiếm 22%.
Theo nhận định của Sở Y tế, tài xế xe tải đường dài được xem là nhóm nguy cơ cao, khi phát hiện nhiễm phạm vi ruy vết rộng, việc truy vết khó khăn.
Cùng ngày, UBND TP Đà Lạt ra quyết định sử dụng nhà khách Tổng liên đoàn lao động (còn gọi Nhà khách Công đoàn, số 1 Yersin, Đà Lạt) làm nơi lưu trú có thu phí cho tài xế, phụ xe đường dài.
Nhà khách có công suất tối đa 200 phòng/ngày, mức phí lưu trú 120.000 đồng/ngày/người, suất ăn 200.000 đồng/ngày/người.
Theo đó, tất cả các tài xế, phụ xe đường dài không có nơi lưu trú tập trung tại công ty, bến bãi có thể đăng ký sử dụng nhà khách Tổng liên đoàn lao động.
Theo UBND TP Đà Lạt, việc bố trí nhà khách tại Đà Lạt vừa đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa ổn định, mặt khác hạn chế phạm vi tiếp xúc của tài xế đảm bảo an toàn chống dịch.
Sóc Trăng xử phạt cửa hàng Bách hóa Xanh bán không đúng giá niêm yết
Ngày 18-7, ông Nguyễn Hùng Em – cục trưởng Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng – cho biết đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi bán hàng không đúng giá niêm yết đối với một cửa hàng Bách hóa Xanh.
Trước đó, sáng 17-7, Đội Quản lý thị trường số 2 (thuộc Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng) đã kiểm tra, phát hiện hành vi bán hàng không đúng giá niêm yết của cửa hàng Bách hóa Xanh ở số 481 Trần Hưng Đạo, khóm 8, phường 3 (TP Sóc Trăng) và đã lập biên bản để xử lý theo quy định.
Một cán bộ Phòng Kinh tế TP Sóc Trăng cho biết tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng Bách hóa Xanh này có bán một số mặt hàng không đúng với giá niêm yết, như: cháo tươi gà cà rốt, giá niêm yết là 19.000 đồng/gói, nhưng bán ra 19.600 đồng/gói; cháo tươi lươn đậu xanh, giá niêm yết 22.500 đồng/gói, bán ra 24.000 đồng/gói; cháo tươi thịt thăn, giá niêm yết 13.500 đồng/gói, bán ra 14.600 đồng/gói; cháo yến vị thịt bằm, giá niêm yết 9.800 đồng/gói, bán ra 10.300 đồng/gói; cháo tươi rau củ thập cẩm, giá niêm yết 14.500 đồng/gói, bán ra 20.000 đồng/gói.
Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản cửa hàng Bách hóa Xanh – Ảnh: C.T.V
Vị cán bộ này cho biết người đại diện của Bách hóa Xanh xác nhận có sai sót không thay giá tại cửa hàng Bách hóa Xanh ở số 481 Trần Hưng Đạo (TP Sóc Trăng) chứ không phải do cửa hàng cố ý bán cao hơn so với giá niêm yết.
Cùng ngày 18-7, ông Nguyễn Văn Quận – bí thư – chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết, UBND phường 6 (TP Sóc Trăng) vừa ban hành quyết định xử phạt hai phụ nữ bán cà phê ở chợ Bông Sen (phường 6) vì vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Quận cho biết, dù địa phương đã nhắc nhở, động viên nhưng hai chủ quán cà phê là bà Đặng Thị Phương Thúy và bà Nguyễn Thị Mai Anh vẫn không tuân thủ, mở cửa bán tại chỗ cho khách, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 nên UBND phường 6 ban hành quyết định xử phạt mỗi người 15 triệu đồng.
Nhiều vi phạm liên quan đất đai ở Tập đoàn Cao su
Thanh tra Chính phủ nêu nhiều vi phạm, khuyết điểm liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tổng Công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty chè Việt Nam.
Ngày 18/2, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho hay cơ quan này vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, gồm đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty lâm nghiệp và Tổng công ty chè Việt Nam.
Theo đó, bên cạnh những "chuyển biến tích cực" trong công tác quản lý, sử dụng đất đai của các đơn vị nêu trên, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm, khuyết điểm liên quan.
Tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam , kết luận thanh tra nêu Tập đoàn quản lý, sử dụng 759 cơ sở nhà, đất thuộc diện phải xử lý, sắp xếp theo quyết định của Thủ tướng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, Tập đoàn trình cơ quan chức năng phê duyệt xử lý, sắp xếp 43 cơ sở; số cơ sở nhà đất còn lại hiện mới hoàn tất công tác kiểm tra hiện trạng.
Cũng theo kết luận thanh tra, Tập đoàn cho thuê một phần diện tích văn phòng làm việc chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, như: Cơ sở nhà, đất số 117 Hai Bà Trưng, quận 3, TP HCM; số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội...
Công nhân Tập đoàn Cao su Việt Nam thu hoạch cao su tại nông trường Đông Nam Bộ. Ảnh: Phương Đông
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2017, Tập đoàn Cao su Việt Nam còn để trên 10.700 ha đất bị lấn, chiếm; tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và để diện tích đất chồng lấn giữa các công ty thuộc Tập đoàn với người dân lên tới hơn 1.700 ha. Tổng diện tích đất bị lấn chiếm, chồng lấn, đến thời điểm thanh tra đã giải quyết dứt điểm được trên 476 ha; chưa giải quyết dứt điểm là hơn 11.900 ha, vi phạm quy định pháp luật đất đai.
Tại Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam , Thanh tra Chính phủ cho hay Tổng công ty được giao quản lý, sử dụng 83 cơ sở nhà, đất và đến nay sắp xếp xử lý được 7 cơ sở, còn lại 76 cơ sở chưa được xử lý, sắp xếp theo quy định.
Ngoài ra, Tổng công ty còn để tồn tại hơn 7.300 ha đất bị lấn, chiếm chưa thu hồi (chiếm trên 15% tổng diện tích được giao, thuê). Việc lấn chiếm này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn 2005 về trước.
Tại Tổng Công ty Chè Việt Nam , ở thời điểm tranh tra còn để gần 500 ha đất bị lấn chiếm, tập trung ở tỉnh Phú Thọ, đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.
Tổng Công ty này còn "đưa 12 khu đất để góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê lại đất không đúng quy định" thoái vốn không thông qua đấu giá", vi phạm nhiều quy định liên quan.
Từ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan điều tra xác minh để xử lý theo quy định pháp luật đối với vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà đất ở 12 cơ sở của các tập đoàn, tổng công ty nêu trên; trong đó có số 67 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; số 25D Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; khu đất 1.500 m tại phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; kho Cổ Loa, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội; số 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM..
Hà Nội: Thêm 2 mẹ con ở quận Hai Bà Trưng dương tính với SARS-CoV-2 Chiều tối 17/7, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục thông tin về 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là 2 mẹ con ở Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng. Hình minh họa. Cụ thể: Bệnh nhân thứ nhất là N.T.P, nữ, sinh năm 1960, địa chỉ nơi làm việc ở cửa hàng số 31 Hàng Mắm, phường...