Dịch COVID-19: Mỹ thử nghiệm lâm sàng liệu pháp kháng thể đơn dòng
Ngày 5/1, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thông báo nước này đã bắt đầu một cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nhằm đánh giá độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp kháng thể đơn dòng (liệu pháp miễn dịch thụ động) ở những người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thể nhẹ hoặc vừa.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 1/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hai kháng thể đang được nghiên cứu gồm BRII-196 và BRII-198 do công ty Brii Biosciences sản xuất nhằm vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Các kháng thể là những protein kháng nguyên sinh ra tự nhiên từ hệ miễn dịch của cơ thể giúp ngăn chặn các virus xâm nhập vào các tế bào.
Tham gia cuộc thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 sẽ có tổng cộng 220 bệnh nhân COVID-19 ở thể nhẹ hoặc vừa, những người có nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Trong đó, 50% số bệnh nhân sẽ được truyền BRII-196 và BRII-198 qua tĩnh mạch và 50% số người còn lại sẽ được truyền giả dược.
Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm được phân ngẫu nhiên vào một trong số các nhóm điều trị. Trong cuộc thử nghiệm này, cả tình nguyện viên lẫn điều tra viên sẽ không biết ai đang dùng kháng nguyên. Sau đó, các chuyên gia y tế sẽ theo dõi tình trạng của người bệnh trong 72 tuần.
Một Ban Giám sát An toàn và Dữ liệu độc lập giám sát cuộc thử nghiệm trên sẽ rà soát dữ liệu thu thập được sau 28 ngày để đánh giá xem liệu pháp trên có an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh COVID-19 hay không. Nếu liệu pháp này không gây ra nhiều mối lo ngại nghiêm trọng và kết quả thử nghiệm hứa hẹn, các nhà khoa học sẽ tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 với sự tham gia của thêm 622 bệnh nhân ngoại trú.
Tháng 12/2020, Mỹ có nhiều người mắc và chết vì COVID-19 nhất
Mỹ đã kết thúc năm 2020 bằng tháng có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Tổng số ca mắc đã vượt mốc 20 triệu.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 1/1. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh NBC News, trên 77.000 người Mỹ đã tử vong trong tháng 12/2020 vì COVID-19. Trong tháng này, trên 6,4 triệu người Mỹ đã nhiễm virus trong bối cảnh biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện và chương trình tiêm chủng vaccine diễn ra chậm chạp.
Trước đó, tháng mà Mỹ có nhiều người chết nhất là tháng 4/2020 với trên 58.000 ca tử vong.
Tới nay, Mỹ đã có trên 358.000 người chết vì COVId-19, con số cao nhất thế giới.
Ít nhất 4 ca mắc biến thể mới của SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại Colorado, California và Florida. Tuy nhiên, bà Mercedes Carnethon, Phó chủ tịch y tế dự phòng tại Đại học Northwestern, cho biết các chuyên gia khá chắc chắn rằng biến thể mới này giờ có mặt ở khắp mọi nơi. Theo bà, biến thể mới này dường như cũng ảnh hưởng tới nhiều người dưới 20 tuổi hơn.
Bà Carnethon bày tỏ lo ngại: "Tôi nghĩ lý do tại sao điều này đặc biệt nghiêm trọng là vì người trẻ tuổi thì đi lại nhiều hơn. Họ phải làm nhiều công việc cần thiết như giao hàng, làm việc tại nhà máy và họ có mặt ở mọi nơi. Nhóm người này lại chưa được ưu tiên tiêm vaccine sớm".
Mới có khoảng 2,8 triệu người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ giữa tháng 12, một con số ít ỏi so với mục tiêu 20 triệu người.
Ngay cả khi có vaccine thì số ca mắc gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tăng và dự kiến sẽ có làn sóng mới trong những tuần sau lễ Giáng sinh và Năm mới.
Tại New York, ngày 31/12/2020 là ngày thứ hai liên tiếp bang này vượt kỷ lục về số ca mắc mới hàng ngày khi ghi nhận 15.700 ca mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 1/1. Ảnh: THX/TTXVN
Virginia cũng ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong một ngày vào ngày 31/12 với 5.239 ca.
Ở California, số ca nhập viện đã tăng gấp 8 lần trong vòng 2 tháng và gần gấp 10 lần ở hạt Los Angeles. Các bệnh viện chật kín bệnh nhân và các phòng chăm sóc đặc biệt không còn giường cho bệnh nhân COVID-19. Nhiều nơi đã phải dùng lớp học, sân thi đấu, lều trại để làm bệnh viện tạm thời.
Ngày 31/12/2020, tổng số ca tử vong ở California đã vượt 25.000 ca, khiến bang này trở thành bang thứ ba vượt mốc đó cùng với New York và Texas.
Bà Barbara Ferrer, Giám đốc y tế công cộng ở hạt Los Angeles nói: "Điều đau lòng nhất là nếu chúng ta làm tốt việc giảm tốc độ virus lây lan thì nhiều ca tử vong này đã không xảy ra".
Nevada, Bắc Carolina và Wyoming cũng lập kỷ lục mới về số ca tử vong trong ngày 31/12/2020 khi ghi nhận lần lượt là 59, 123 và 33 ca.
Trong khi đó, có cảnh báo rằng hàng trăm nghìn người Mỹ nữa có thể tử vong trong thời gian tới do chương trình tiêm chủng chậm chạp.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Los Angeles, California ngày 18/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), việc phân phối vaccine của Mỹ bị các chuyên gia mô tả là vô cùng "hỗn loạn". Ông Ashish Jha, Trưởng khoa Sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Brown, cho rằng nếu việc triển khai vaccine vẫn diễn ra với tốc độ hiện tại, nước Mỹ có thể mất "rất, rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm" để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, nếu vẫn tiếp tục trì hoãn trong nhiều tháng, điều đó có thể khiến Mỹ mất đi vài trăm nghìn người.
Một phân tích của kênh NBC News đầu tuần này cũng nhận định với tỉ lệ tiêm chủng hiện nay, nước Mỹ sẽ mất gần 10 năm mới có thể tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ người Mỹ để kiểm soát đại dịch.
Việc cung cấp vaccine cho người dân ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ cũng đang gặp thách thức do kinh phí hạn hẹp và hậu cần phân tán.
Hệ thống y tế cộng đồng ở Mỹ thường xuyên thiếu tiền. Trong khi giới chức địa phương và bang từ lâu đã cảnh báo rằng họ cần hơn 8 tỉ USD tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, Nhà Trắng chỉ cấp cho các bang 340 triệu USD để chuẩn bị tiêm chủng.
Trong nhiều tháng, một số nhà lập pháp Quốc hội đã nỗ lực kêu gọi chính phủ cấp nhiều tiền hơn để hỗ trợ phân phối vaccine. Song, phải đến hôm 27/12/2020, khi dự luật viện trợ COVID-19 bị trì hoãn được Tổng thống Donald Trump phê duyệt, khoản trợ cấp bổ sung 8 tỉ USD mới được thông qua.
Nhưng ngay cả khi nguồn hỗ trợ được bổ sung, các bang vẫn không giải quyết triệt để vấn đề. Các chuyên gia cho rằng cần có một kế hoạch thống nhất, mang tính quốc gia để giải quyết những khó khăn về mặt hậu cần.
Mỹ bị đẩy vào thế buộc phải lựa chọn bệnh nhân điều trị Số người nhập viện và tử vong do nCoV tăng vọt khiến nhiều bệnh viện tại California đối mặt lựa chọn nghiệt ngã: bệnh nhân có cơ hội sống mới được điều trị. Tính đến ngày 1/1, tổng số ca nhiễm tại Mỹ là 20.572.813, trong đó 355.935 người chết, cao nhất thế giới. Tình hình rất tồi tệ ở California, nơi đã...