Dịch Covid-19: Mỹ thêm 30.000 ca mắc, số ca tử vong tại Anh vượt Trung Quốc
Trong vòng 24h qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 80.000 ca mắc Covid-19 và 5.627 ca tử vong do Covid-19, số ca tử vong tại Anh đã vượt Trung Quốc.
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 4/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 1.095.208 trường hợp, trong đó 58.795 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 228.171 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 205 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dịch Covid-19 tới nay đã ảnh hưởng tới 205 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh: Axios
Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 30.171 ca mắc và 996 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Ca mắc Covid-19 tại nước này lên 275.048 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 7.067 trường hợp. Số ca mắc mới và số ca tử vong tại Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh khi dịch Covid-19 được dự báo sẽ chạm đỉnh trong 2 tuần tới.
Tại Italy – “ổ dịch” châu Âu, ngày 3/4, nước này ghi nhận thêm 4.585 ca mắc mới và tới 766 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 119.827, trong đó có 14.681 ca tử vong. Italy hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 thế giới sau Mỹ và có số ca tử vong do dịch bệnh này cao nhất thế giới.
Giới chức y tế Italy cho biết, số ca mắc mới và số ca tử vong ghi nhận trong ngày tại nước này đang duy trì mức ổn định, nhưng vẫn chưa tới đỉnh dịch. Tuy nhiên, sức ép với các bệnh viện tại Italy bắt đầu giảm dần vì đã có 19.758 bệnh nhân được chữa khỏi và số bệnh nhân nặng đang phải nằm trong các phòng hồi sức cấp cứu là trên 4.000, giảm nhiều so với mức cao điểm.
Giới chức y tế Italia kêu gọi người dân nước này phải hết sức thận trọng và không được từ bỏ các biện pháp bảo vê. Nếu người dân mất c ảnh giác, sẽ có nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền Nam, rơi vào tình cảnh giống như thị trấn Codogno ở vùng Lombardy, nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 tại Italy.
Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 gần chạm mốc 120.000 sau khi nước này ghi nhận thêm 7.134 trường hợp trong ngày 3/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 ở châu Âu sau Italy. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 11.198 trường hợp.
Đức là nước bị ảnh hưởng lớn thứ 3 tại châu Âu do dịch Covid-19 với tổng số ca mắc lên 91.159, trong đó có 1.275 ca tử vong.
Dù số ca mắc mới ghi nhận hàng ngày tại Đức bắt đầu có dấu hiệu giảm nhưng tỷ lệ tử vong bắt đầu tăng. Theo Viện Robert Koch, tỷ lệ này đã tăng từ mức 0,2% cách đây khoảng 2 tuần lên mức trên 1,2% hiện nay. Hiện Đức vẫn đang gấp rút gia tăng năng lực chữa trị của các bệnh viện. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn mới đây thông báo số lượng giường điều trị tăng cường tại Đức đã được bổ sung thêm 40% và sẽ tiếp tục tăng thêm trong những ngày tới.
Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 3/4 là 64.338 sau khi ghi nhận thêm 5.233 ca mắc mới trong ngày. Số ca tử vong trong ngày ghi nhận là 1.120, nâng tổng số ca tử vong lên 6.507.
Anh cũng thêm 4.450 ca mắc và 684 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 3/4. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 38.168 trường hợp, trong đó 3.605 ca tử vong.
Cũng trong ngày 3/4 , Anh đã công bố chiến lược 5 điểm mới đối phó với Covid-19. Trong chiến lược mới, chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnsson đặt mục tiêu đầy tham vọng đẩy mức xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng ngày lên 100.000 xét nghiệm vào cuối tháng 4, một con số tham vọng hơn nhiều so với cam kết xét nghiệm 25.000 người mỗi ngày hiện nay.
Video đang HOT
Tại Iran, số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên tới 53.183 sau khi ghi nhận thêm 2.715 trường hợp trong ngày 3/4. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 3.294 trường hợp.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani quan chức cấp cao nhất của Iran vừa được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài Chủ tịch Quốc hội Larijani, nhiều quan chức khác trong chính phủ Iran cũng đã mắc Covid-19. Theo IRNA, ít nhất 23 nghị sỹ đã dương tính với virus corona chủng mới.
Trong khi đó, Tổng thống Hasan Rouhani cảnh báo rằng nước này có thể sẽ phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 thêm 1 năm nữa. Theo ông, dịch bệnh này sẽ còn kéo dài thêm nhiều tháng tới, thậm chí là tới cuối năm (năm hiện tại của người Iran kết thúc vào tháng 3/2021).
Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 81.620 trường hợp, trong đó có 3.322 ca tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới. Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là các ca nhập cảnh.
Tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nước châu Á khác có diễn biến xấu khi số ca mắc tại nhiều nước bắt đầu tăng mạnh.
Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc đã vượt mốc 10.000 sau khi ghi nhận thêm 86 ca mắc trong ngày 3/4.
Trong khi đó, Malaysia và Philippines đều đã ghi nhận trên 3.000 ca mắc Covid-19 với hàng trăm ca mắc ghi nhận mỗi ngày.
Nhật Bản và Ấn Độ cũng đã ghi nhận hơn 2.500 trường hợp mắc Covid-19, trong khi Indonesia và Thái Lan cũng đã sắp chạm mốc 2.000 ca mắc./.
Hoàng Phạm
Vì sao Liên Xô không gia nhập phe đồng minh chống phát xít năm 1939?
Anh, Pháp, và Liên Xô từng cố gắng hình thành một liên minh chống phát xít Đức, nhưng nỗ lực này đổ vỡ và Stalin ký thỏa thuận với chính Đức Quốc xã.
Tình hình ở châu Âu vào mùa xuân năm 1939 cực xấu. Chính sách làm hài lòng mà Anh và Pháp theo đuổi, nhằm cố giữ cho trùm phát xít Adolf Hitler hòa bình bằng cách thỏa mãn lòng tham ngày càng tăng của y, đã thất bại hoàn toàn.
Các lãnh đạo Liên Xô (Stalin, Molotov, Voroshilov) đối diện với sự lựa chọn khó khăn vào năm 1939. Ảnh: Russianphoto.
Thủ tướng Anh khi đó là Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Eduard Daladier "để cho" Đức thôn tính nước Áo, sau đó buộc Tiệp Khắc từ bỏ khu vực Sudetenland đông người Đức sinh sống và trao lại khu vực này cho Hitler.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau đó, vào tháng 3/1939, Hitler phá vỡ hòa ước và chiếm đóng nốt phần còn lại của Tiệp Khắc. Bây giờ thì đã rõ việc làm hài lòng Đức là không thể và khi ấy phương Tây mới cuối cùng chịu quay sang Liên Xô hợp tác.
Ẩn ý từ Stalin
Vài ngày trước khi quân Đức chiếm Tiệp Khắc, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản nước này ở Matxcơva. Ông nói: "Các nước hiếu chiến đang phát động chiến tranh, vi phạm lợi ích của các nước không xâm lược, đặc biệt là Anh, Pháp và Mỹ... Chúng ta ủng hộ các quốc gia là nạn nhân của xâm lược và chiến đấu vì sự độc lập của các nước đó".
Đây là dấu hiệu rõ ràng về việc Matxcơva đã sẵn sàng nói chuyện với các nước phương Tây, mặc dầu khi ấy Liên Xô vẫn coi họ là các quốc gia tư bản thù địch. Stalin hiểu rằng Liên Xô thực sự cần một liên minh với Anh và Pháp để thoát khỏi tình thế một mình đối đầu với toàn phe Trục (phe phát xít).
Hình thành một liên minh hai mặt trận chống lại Hitler vào năm 1939 dường như là một lựa chọn hợp lý để chặn y. Sau khi Hitler đã phỉ nhổ vào tất cả các thỏa thuận trước đó của chính y với Anh và Pháp bằng việc chiếm Tiệp Khắc, phương Tây cũng đã ý thức rõ sự nguy hiểm. Nhưng vẫn khó khăn trong việc xây dựng một liên minh, vì Anh, Pháp và nhất là các nước láng giềng của Liên Xô e sợ Stalin hơn cả Hitler.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách của các nước phương Tây. Ông ta đặc biệt ghét chủ nghĩa cộng sản. Chỉ riêng ý tưởng hợp tác với Stalin đã đẩy ông ta lùi lại. Trong một bức thư gửi bạn vào tháng 3/1939, ông viết: "Tôi phải thú nhận có sự thiếu tin tưởng sâu sắc đối với Nga. Tôi không tin chút nào vào khả năng của họ duy trì một cuộc tiến công hiệu quả, kể cả khi họ muốn vậy. Và tôi không tin động cơ của họ...".
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain. Từ bỏ Tiệp Khắc là một trong các sai lầm lớn nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế của Anh. Ảnh: Getty.
Vì sao ông Chamberlain bướng bỉnh như vậy? Nguyên nhân không chỉ là quan điểm chống cộng của ông ta. Vấn đề nằm ở chỗ không có biên giới trực tiếp giữa Đức và Liên Xô vào mùa xuân 1939. Trong trường hợp Hồng quân Liên Xô phải đánh nhau với nước Đức Quốc xã, một trong hai nước Ba Lan và Romania sẽ phải để cho họ đi qua lãnh thổ của mình, mà điều này họ không muốn xảy ra.
Sử gia Oleg Budnitsky, giám đốc của Trung tâm Quốc tế về Lịch sử và Xã hội học Thế chiến 2, cho biết: "Thực sự thì Liên Xô có các tranh chấp lãnh thổ với cả Ba Lan và Romania. Do vậy, cả hai quốc gia đó lo sợ một khi quân Xô viết vào lãnh thổ của họ thì sẽ không chịu đi".
Khi Anh và Pháp bảo đảm hỗ trợ cho Ba Lan và Romania thì Chamberlain không háo hức gây áp lực lên các đồng minh của mình. Tuy nhiên một bộ phận lớn công chúng Anh nghĩ cách khác: Thủ tướng tương lai của Anh là Winston Churchill đã có một phát biểu hùng hồn ở Thượng viện, tuyên bố "không có cách nào để duy trì một mặt trận phía đông chống lại sự xâm lược của Đức Quốc xã nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Nga".
Theo các cuộc điều tra quốc gia vào tháng 6/1939, 84% người Anh ưa thích một liên minh quân sự Anh-Pháp-Liên Xô. Do vậy Chamberlain và Daladier phải bắt đầu đàm phán một cách lưỡng lự với Stalin.
Những cuộc đàm phán không đủ đại diện cấp cao
Từ ngày 15/6 đến 2/8/1939, các đại diện của Anh, Pháp và Liên Xô tụ tập ở Matxcơva để quyết định về các điều khoản chính trị. Điều gì họ nhất trí được sau 2 tháng tranh luận? Theo dự án này, tất cả 3 cường quốc này sẽ bảo đảm hỗ trợ quân sự cho nhau và cho bất cứ quốc gia nào tiếp giáp với Đức (Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và Bỉ) nếu bị Đức xâm lược.
Họ đạt được một thỏa thuận sơ bộ, nhưng khi đi đến màn đàm phán trực tiếp giữa các phái đoàn quân sự thì mọi thứ nhanh chóng sụp đổ. Phía Liên Xô có các đại diện cấp cao trong đàm phán, như Nguyên soái Kliment Voroshilov - Bộ trưởng Quốc phòng và chỗ thân thiết với Stalin. Trong khi đó, Anh và Pháp chỉ cử các quan chức quân sự cấp nhỏ tới Matxcơva, đó là Đô đốc Reginald Drax và Tướng Aimé Doumenc - các vị này không có thẩm quyền đưa ra bất cứ quyết định nào mà thiếu sự phê chuẩn của chính phủ của họ.
Kết cục tất yếu
Oleg Budnitsky cho biết: "Liên Xô đã kinh sợ khi thấy phương Tây có sự đại diện cấp thấp như vậy, nên Liên Xô không còn coi trọng các cuộc đàm phán đó lắm"
Nguyên soái Liên Xô Kliment Voroshilov. Ảnh: Sputnik.
Các cuộc thương lượng ngừng ngay lập tức sau khi Voroshilov hỏi liệu Ba Lan và Romania có cho phép Hồng quân đi qua lãnh thổ của họ để chiến đấu chống Đức hay không. Drax và Doumenc không có thẩm quyền để trả lời một vấn đề có tính nguyên tắc như vậy. Dĩ nhiên Ba Lan và Romania không đồng ý.
Budnitsky nhận xét: "Stalin tin rằng các nước này chỉ là bù nhìn và Anh, Pháp sẽ buộc họ phải đồng ý. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế, khiến London và Paris thất bại trong việc thuyết phục Warsaw tin rằng Liên Xô tốt hơn Đức". Voroshilov thì nói: "Phái đoàn Liên Xô tính rằng nếu không có câu trả lời khẳng định đối với vấn đề này thì tất cả các nỗ lực bước vào một liên minh quân sự chắc chắn sẽ thất bại". Thay vào đó, Voroshilov đã mời Drax và Doumenc tận hưởng thời gian của mình ở Matxcơva. Các cuộc đàm phán không có kết quả đã chính thức ngừng lại vào ngày 21/8/1939.
Chỉ hai ngày sau đó, Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop đến Matxcơva để ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Stalin mong muốn một thỏa thuận cụ thể với Hitler hơn là tiếp tục các cuộc nói chuyện vô ích với London và Paris.
(Nguồn: Russia Beyond)
Theo TRUNG HIẾU/VOV.VN
Thổ Nhĩ Kỳ: EU nên tăng quĩ hỗ trợ cho người tị nạn Syria Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho rằng Liên minh châu Âu nên chi nhiều hơn so với con số 6,6 tỉ USD Mỹ đã phân bổ để hỗ trợ người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ khoảng 3 triệu 500 nghìn người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi...