Dịch COVID-19 làm bùng nổ mô hình nhà kính công nghệ cao tại Trung Quốc
Tại đảo Sùng Minh nằm ngay ngoài khơi Thượng Hải, nhiều lao động cần mẫn thu hoạch và đóng gói cà chua, dưa chuột trong một nhà kính do công ty Hà Lan FoodVentures vận hành.
Thu hoạch dưa chuột trong nhà kính ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết nhà kính tại đảo Sùng Minh chỉ là một trong hàng chục cơ sở tương tự mọc lên ở ngoại ô Thượng Hải sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý tưới tiêu, nhiệt độ và ánh sáng để trồng rau quả.
Giám đốc của FoodVentures-ông Dirk Aleven phân tích: “Đang tồn tại xu hướng nguồn cung chuyên nghiệp và bền vững hơn. Chúng tôi nhận thấy xu hướng này tăng mạnh kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Điều ngày càng quan trọng hiện nay là các sản phẩm tươi sản xuất tại nơi chúng được tiêu thụ. Trước đây, những mặt hàng này phải được vận chuyển hàng nghìn km để tiêu thụ, ngay cả khi chỉ trong lãnh thổ Trung Quốc”.
Đến nay Trung Quốc là nhà sản xuất rau lớn nhất thế giới, nước này cũng sử dụng công nghệ nhà kính trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, nguồn cung bị gián đoạn do quá trình cách ly phong tỏa vì dịch COVID-19 trong năm 2020.
Để tránh tình trạng tương tự lặp lại trong tương lai, các chính quyền địa phương chủ trương xây dựng nơi dự trữ lương thực thiết yếu đồng thời phát triển cơ sở phân phối và vận chuyển. Ngoài ra, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua thực phẩm tươi ngon với dư lượng thuốc trừ sâu thấp.
Ông Lim Xin Yi tại sàn mua bán điện tử lớn nhất Trung Quốc Pinduoduo chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy xu hướng kể từ dịch COVID-19 là các khách hàng mua nhiều thực phẩm qua mạng hơn và họ chi nhiều tiền cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe hoặc thuộc thương hiệu đáng tin cậy”.
Video đang HOT
Ông Aleven bổ sung: “Khỏe mạnh là tiêu chí hàng đầu chống lại virus vì vậy khách hàng ngày càng quan đếm thực phẩm họ tiêu thụ. Thứ hai, chúng tôi muốn loại bỏ quá trình vận chuyển đường dài bởi không thể chắc chắn nó luôn hoạt động, đặc biệt trong thời gian có dịch COVID-19. Việc chuyển về trong nội bộ địa phương là câu trả lời duy nhất hiện nay”.
Từ đây, các cơ sở nhà kính công nghệ cao bắt đầu lên ngôi.
Theo công ty tư vấn Mỹ Richland Sources, các khu vực chuyển thành nhà kính đã tăng 28% trong năm 2020, tăng 5,9% so với năm 2019. Ảnh: Reuters
Nhà kính phủ ni lông giúp bảo vệ cây trồng nhưng được cho không hiệu quả bằng nhà kính dùng kính. Ảnh: Reuters
Với diện tích tương đương 3 sân bóng đá và cao 2 tầng, nhà kính của FoodVentures có thể sản xuất tới 120 tấn cà chua bi mỗi tháng. Ảnh: Reuters
Nông sản trồng trong nhà kính thường được bán trực tiếp cho siêu thị hoặc các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Reuters
Cà chua được trồng trong nhà kính ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters
Việc xây dựng nhà kính trong thành phố giúp giảm khoảng cách của nông sản đến tay người tiêu dùng. Ảnh: Reuters
Trong thời gian tới, hình thức trồng trọt trong nhà kính sẽ ngày càng phát triển ở các thành phố Trung Quốc. Gần đây, Bắc Kinh hướng tới đến năm 2025 gấp đôi số đất nông nghiệp dành cho “các cơ sở công nghệ cao”. Xu hướng này sẽ càng củng cố vị trí của Trung Quốc là nhà sản xuất rau quả hàng đầu thế giới. Hiện nay, 75% nguồn cung dưa chuột, đậu xanh, rau cải bó xôi và măng tây là từ Trung Quốc.
Ông Xu Dan, CEO của doanh nghiệp chuyên về vận hành nhà kính ở Bắc Kinh có tên HortiPolaris nhận xét: “Thách thức lớn nhất hiện nay là nhân sự, những người có kiến thức để vận hành nhà kính sản xuất ra quả chất lượng. Hầu hết các nông dân đều đã có tuổi và cách canh tác của họ cũng đã lỗi thời”.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...