Dịch COVID-19: Kon Tum bảo vệ ‘vùng xanh’ từ thôn, làng
Nhằm bảo vệ thôn, làng trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương trong tỉnh Kon Tum đã tăng cường quản lý công dân sau cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Để bảo vệ “vùng xanh” từ thôn, làng, các địa phương trong tỉnh đã có cách làm riêng cho mình.
Tỉnh Kon Tum tổ chức đón người dân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương trở về theo nguyện vọng. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Lập điểm theo dõi sức khỏe tập trung
Ông Phan Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Hiếu, huyện Kon Plông cho biết, do nhà dân không đáp ứng được các tiêu chí để theo dõi sức khỏe tại chỗ, nên xã chủ động bố trí theo dõi sức khỏe tập trung tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú với sự đồng thuận của người nhà và các trường hợp phải theo dõi sức khỏe.
Đón 16 người dân từ tỉnh Bình Dương về từ cuối tháng 8, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy đã sớm có giải pháp cho riêng mình với sự đồng thuận từ cộng đồng. Cụ thể, 16 người dân sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung, được theo dõi sức khỏe tại trường học, nhà văn hóa thôn để không ảnh hưởng tới cộng đồng.
Tại thành phố Kon Tum, chính quyền xã Ia Chim, Đoàn Kết đã thành lập các điểm theo dõi sức khỏe tập trung tại trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng để người dân tiếp tục theo dõi sức khỏe sau cách ly tập trung. Mỗi phòng từ 4-5 người, được kiểm tra sức khỏe hàng ngày, hỗ trợ thêm khẩu phần ăn. Chính quyền còn hỗ trợ thêm 500.000 đồng và 20 kg gạo cho các hộ khó khăn, hộ dân tộc thiểu số có công dân đang theo dõi sức khỏe sau cách ly. Nhờ cách làm trên mà xã Ia Chim đã phát hiện một trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian theo dõi sức khỏe sau cách ly.
Đối với huyện vùng biên Ngọc Hồi, người dân vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện để theo dõi sức khỏe tại nên chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động bà con theo dõi sức khỏe tại các điểm tập trung. Theo đó, Trung tâm y tế huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện thực hiện cách ly tập trung tại các nhà trọ, điểm trường, nhà rông, nhà văn hóa… Các công dân trong thời gian theo dõi sức khỏe được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để phòng dịch.
Video đang HOT
“Lá chắn” từ cơ sở
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương của Kon Tum luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xem đây là giải pháp tốt để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó, vai trò của Tổ công tác cộng đồng đặc biệt được quan tâm, là “lá chắn” từ cơ sở trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Y Dim, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà cho biết, các Tổ công tác cộng đồng có trách nhiệm giám sát công tác phòng dịch của tất cả các thôn trên địa bàn xã; tham gia giám sát công dân ở ngoài tỉnh về hoặc người ngoài vào thôn, làng; theo dõi, quản lý quy định về cách ly đối với người về từ vùng dịch…
Là địa bàn có đường sông dài giáp tỉnh Gia Lai, nơi dịch diễn biến rất phức tạp, vai trò của 298 Tổ công tác cộng đồng với gần 1.000 người tham gia của huyện Sa Thầy đã phát huy tốt hiệu quả. Theo ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, tùy địa bàn, mỗi thành viên trong Tổ công tác cộng đồng sẽ phụ trách từ 10-20 hộ gia đình. Nhờ sự tham mưu của Tổ công tác cộng đồng, huyện đã khoanh vùng, không để 7 ca F0 tái dương tính lây lan ra cộng đồng. Các trường hợp khai báo không trung thực đều được Tổ công tác cộng đồng phát hiện.
Toàn tỉnh Kon Tum đã thành lập gần 2.800 Tổ công tác cộng đồng, mỗi tổ có từ 2 đến 3 thành viên là cán bộ thôn, làng, tổ dân phố, đoàn thể, tình nguyện viên và có trách nhiệm phụ trách từ 10 hộ gia đình trở lên. Các Tổ công tác cộng đồng là “lá chắn” trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, đồng hành cùng lực lượng tuyến đầu, tổ chức truy vết, kiểm soát những trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là điểm sáng trong công tác phòng dịch của Kon Tum.
Đến ngày 1/11, toàn tỉnh Kon Tum có 266 trường hợp mắc COVID-19; trong đó có 244 ca phát hiện tại cơ sở, nơi cách ly và 22 ca phát hiện tại cộng đồng.
Kế hoạch đón học sinh trở lại trường mới nhất của 63 tỉnh thành
Báo Lao Động cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của các địa phương trên cả nước để quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.
Cập nhật kịch bản đón học sinh trở lại trường của 63 địa phương. Ảnh: Hải Nguyễn
Tại Bến Tre, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho học sinh đến lớp học trực tiếp. Dự kiến, ngày 25.10, học sinh lớp 9 và lớp 12 được đến lớp học trực tiếp. Ngày 1.11, cho học sinh toàn bộ các cấp học trực tiếp. Ngày 15.11 bổ sung thêm bậc mầm non học trực tiếp.
Trước đó, học sinh khối lớp 12 tại huyện Thạnh Phú đã đi học trực tiếp từ ngày 20.10.
Tại Đồng Nai , Phòng GDĐT huyện Định Quán đang triển khai hướng dẫn các trường từ bậc học mầm non đến THCS về việc cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Theo đó, đối với trẻ mầm non sẽ bắt đầu trở lại trường từ ngày 1.12. Đối với bậc tiểu học, học sinh khối 1 và 2 sẽ trở lại trường từ ngày 1.11. Các khối còn lại tiếp tục học trực tuyến.
Đối với các trường vùng sâu vùng xa, nếu học sinh không có phương tiện học trực tuyến có thể tổ chức cho học từ 10 đến 15 em/lớp tại trường, mỗi tuần học 3 buổi.
Từ ngày 8.11, bậc tiểu học sẽ có thêm học sinh khối 5 trở lại trường học trực tiếp.
Đối với bậc THCS, học sinh khối 6 sẽ trở lại trường từ 1.11, học sinh khối 9 sẽ trở lại trường vào ngày 8.11. Đến ngày 15.11, tùy vào diễn biến tình hình dịch bệnh, Phòng GDĐT huyện sẽ cho học sinh các khối 6-7-8 đi học trở lại trong trạng thái bình thường mới, trong đó khối 6-7 sẽ học buổi sáng, khối 8-9 học buổi chiều.
Tại Đà Nẵng, ngày 20.10, học sinh Trường Tiểu học Hòa Bắc và THCS Nguyễn Tri Phương (Hòa Bắc, Hòa Vang) đã trở lại trường. Đây là hai trường đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức dạy học trực tiếp.
Theo đó, từ ngày 25.10, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Hòa Bắc và học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sẽ trở lại trường.
Từ ngày 1.11, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên địa bàn xã Hòa Bắc đến trường học trực tiếp. Sở GDĐT sẽ có thông báo đối với việc học trực tiếp của học sinh toàn thành phố.
Tại Quảng Bình, các trường học tại huyện Minh Hóa đã cho học sinh tạm dừng đến trường sau khi ghi nhận 11 trường hợp là F1 của người trở về từ miền Nam.
Theo đó, các trường học tại huyện Minh Hóa đã tạm dừng việc dạy học trực tiếp và sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho đến khi có thông báo.
Còn tại TP.Đồng Hới, đã có 63 trường học từ mầm non đến THCS, gồm: 25 trường mầm non; 21 trường Tiểu học; 2 trường TH-THCS và 15 trường THCS đã đón học sinh trở lại trường, kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Tại Kon Tum, Sở GDĐT cho biết, trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đắk Hà, Đắk Hà) có một học sinh dương tính với SARS-CoV-2, hiện nay toàn trường đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Phòng GDĐT huyện Tu Mơ Rông cũng thông báo cho học sinh các trường trên địa bàn cho học sinh nghỉ từ 22.10.2021 cho đến khi có thông báo mới.
Tại Bắc Ninh, huyện Quế Võ ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 tại khu 3, Thị trấn Phố Mới có yếu tố dịch tễ liên quan đến ca bệnh tại Trường Mầm non Sao Mai (TP Bắc Ninh).
Huyện đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn Thị trấn Phố Mới và các xã Châu Phong, Phù Lãng tạm thời cho học sinh tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức học trực tuyến đến khi có thông báo mới.
Hơn 50 xã ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ngập lụt, miền Trung mưa lớn kéo dài đến ngày mai Mưa lớn trong những ngày qua làm 57 xã ở Quảng Nam và Quảng Ngãi bị ngập lụt. Dự báo ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên còn mưa lớn đến ngày 25-10. Nhiều khu vực ở TP Tam Kỳ nước ngập rất sâu - Ảnh: LÊ TRUNG Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày...