Dịch COVID-19: Không chịu cách ly vì còn phải mưu sinh
Người phụ nữ kiên quyết không thực hiện việc cách ly phòng ngừa COVID-19 nếu chính quyền không hỗ trợ tổn thất kinh tế.
Ngày 17-2, công an TP Quảng Ngãi đã báo cáo UBND TP, Công an tỉnh Quảng Ngãi và Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh này về một trường hợp công dân địa phương không hợp tác cách ly.
Trước đó, bà Huỳnh Thị H (63 tuổi, ngụ thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) đi thăm người thân ở tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi quay về địa phương, ngày 13-2, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà H. thực hiện cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày kể từ ngày 13-2. Bà sẽ được cơ quan y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ hằng ngày.
Qua làm việc ban đầu, bà H. đồng ý cách ly, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, vì kinh tế gia đình phụ thuộc vào việc làm ruộng, bán rau hằng ngày ở chợ của bà (thu nhập khoảng 250 nghìn/ngày), do đó bà kiên quyết đi làm để mưu sinh nếu chính quyền không hỗ trợ tổn thất kinh tế trong những ngày cách ly.
Trước hành động của bà H., nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng cho sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
THANH NHẬT
Theo plo.vn
Những chiến sĩ trên mặt trận chống 'giặc" virus corona ở Vĩnh Phúc
Trong căn lều dã chiến được dựng ở chốt kiểm soát vùng dịch virus corona (Covid-19) xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), thiếu tá Đặng Quốc Toản - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc "ăn vội" suất cơm hộp cùng đồng đội, trong khi đó phía trạm kiểm soát, 2 chiến sĩ công an đang làm nhiệm tuyên truyền cho người dân.
Hôm nay (14/2) - ngày thứ hai, lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện việc phong tỏa, cách ly vùng có dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Video đang HOT
Lượng lượng chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm tra dịch bệnh Covid-19 tại đường vào xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. (ảnh: Thành An)
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết liệt tập trung ứng phó dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh lực lượng cán bộ y tế đang "căng mình" điều trị cho các bệnh nhân cũng như những người nghi nhiễm trên địa bàn, lực lượng công an, quân đội cũng góp phần không nhỏ cùng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nói chũng cũng như xã Sơn Lôi nói riêng phòng chống dịch bệnh.
Vì cuộc sống bình an
Sáng sớm ngày thực hiện "lệnh" phong tỏa, cách ly vùng có dịch ở Vĩnh Phúc, anh Nguyễn Văn Sáu - người dân thôn Lương Câu (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên) tranh thủ "chạy" đi mua mấy thùng sữa và mì tôm, trưa cùng ngày, trở về trên con đường quen thuộc, đập vào mắt anh là một trạm barie sơn vạch trắng, vạch đỏ chắn ngang đầu đường vào thôn, cạnh đó là 6 cán bộ chiến sỹ mặc sắc phục công an, quân đội, y tế...
Anh Nguyễn Văn Sáu - người dân thôn Lương Câu (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên) cho biết anh nắm rất rõ chủ trương, kế hoạch phong tỏa, cách ly vùng dịch virus corona của tỉnh nhưng anh có "nguyện vọng riêng" muốn trình bày được 1 ngày 2 lần ra ngoài để chăn nuôi đàn lợn. (ảnh: Thành An)
Lúc này, Thượng úy Nguyễn Văn Bằng - cán bộ Công an tỉnh Vĩnh Phúc ra hiệu cho anh Sáu dừng lại, sau khi kiểm tra chứng minh thư nhân dân, tên, tuổi, địa chỉ của anh Sáu được thượng úy Bằng ghi lại vào cuốn sổ và nhắc nhở "kể từ hôm nay anh không được ra ngoài nữa, hiện toàn xã Sơn Lôi đã được phong tỏa, cách ly" để phòng chống dịch virus corona (Covid-19).
Anh Sáu bày tỏ: "Tôi đã nắm được tinh thần và chủ trương của tỉnh. Nhưng tôi chỉ muốn hỏi rằng, hiện gia đình tôi đang chăn nuôi lợn ở bên ngoài, giờ tôi muốn 1 ngày 2 lần đi vào-ra để chăm sóc lợn thì phải làm như thế nào".
Thượng úy Bằng hướng dẫn: "Anh có thể lên UBND xã trình bày nguyện vọng..."
Anh Sáu cảm ơn lực lượng chức năng và khẳng định sẽ lên UBND xã để trình bày nguyện vọng. "Tôi cũng biết dịch bệnh này nguy hiểm, cũng không muốn đi ra ngoài trong hoàn cảnh hiện nay nhưng vì công việc tôi chỉ ra ngoài ngày 2 lần cho lợn ăn, dọn dẹp chuồng trại xong lại về luôn" - anh Sáu nói.
Tất cả những đường chính, đường nhỏ hay lối mòn dẫn vào xã Sơn Lôi đều có các chốt trực của cơ quan chức năng. (Ảnh: Thành An)
Đó là hình ảnh không chỉ riêng của Thượng úy Nguyễn Văn Bằng mà là hình ảnh chung của rất nhiều cán bộ chiến sĩ công an, quân đội đang trực chốt tại các trạm kiểm soát xung quanh xã Sơn Lôi đang ngày đêm làm công tác phòng, chống "giặc Covid-19" tại vùng dịch tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhìn nhận về tình hình ngày đầu tiên người dân thực hiện kế hoạch phong tỏa, cách ly tại chốt kiểm soát đầu đường tỉnh 310 (đoạn thôn Ngọc Bảo), Thượng úy Ngô Văn Chỉnh - Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Vĩnh Phúc nói: "Cơ bản người dân nhận thức được tốc độ lây lan của dịch bệnh nên cũng chấp hành rất tốt, họ tự giác nêu cao tinh thần phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương".
Có 30 cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Vĩnh Phúc được điều động đến thực hiện nhiệm vụ trong thời gian phong tỏa, cách ly vùng dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. (ảnh: Thành An)
Thượng úy Chỉnh cho hay, theo kế hoạch phân công của ban lãnh đạo Công an tỉnh, anh được phân công trực chốt, kiểm dịch cùng các lực lượng công an của huyện Bình Xuyên và các lực lượng khác như y tế, quân đội, công an, cán bộ của địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền cho bà con nhân dân xã Sơn Lôi về các phòng chống dịch, đặc biệt là việc hạn chế tối đa người dân đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với người khác, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực được giao.
Cũng trực chốt tại điểm kiểm soát vào trung tâm xã Sơn Lôi, Thiếu úy Hoàng Văn Cương - cán bộ đồn an ninh, Công an huyện Bình Xuyên, cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ anh em chiến sỹ đã gặp một số khó khăn. "Do là những ngày đầu người dân chưa nắm được thông tin, nhưng sau khi được cán bộ, chiến sỹ tuyên truyền, giải thích người dân cũng nghiêm túc chấp hành" - thiếu úy Cương nói.
Tại một điểm chốt trên con đường "ngách" vào các hộ dân ở xã Sơn Lôi, Thiếu úy Nguyễn Quyết Chiến - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc cùng 4 cán bộ, chiến sỹ công an, y tế của tỉnh đang trực chốt, thấy người dân đi đến và muốn ra ngoài, Thiếu úy Chiến giải thích rằng "kể từ bây giờ đến khoảng 20 ngày tới người dân trong xã sẽ không được ra ngoài, hạn chế đi lại để thực hiện biện pháp phòng chống dịch virus corona không phán tán, lấy lan trên diện rộng...", sau khi được tuyên truyền rõ, người dân quyết định quay lại, thực hiện đúng quy định của tỉnh ban hành.
Với tinh thần phòng chống dịch như chống giặc, cả hệ thống chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc cùng nhân dân đang quyết liệt tập trung ứng phó dịch bệnh COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân. (ảnh: Thành An)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ không chỉ tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự, nhiều người còn phát khẩu trang miễn phí cho những người dân chưa có, đồng thời hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách, hay như việc nhắc nhở người dân thường xuyên "rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây" nhiều lần trong ngày, "nếu không có xà phòng thì có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn", "thường xuyên vệ sinh vật dụng, dụng cụ cũng như nhà cửa sạch sẽ bằng cách rắc vôi đường làng, ngõ xóm khử khuẩn..." để phòng chống lây nhiễm Covid-19.
Luôn đồng hành cùng người dân
Dọc theo con đường tỉnh lộ 310 dài hơn 1 km, chúng tôi thấy hàng loạt các trạm kiểm soát được lập, không chỉ là trạm kiểm soát ở những trục đường xe cộ qua lại cả những đường ngách, thậm chí cả những "đường mòn lối mở"cũng được lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chặt chẽ người dân ra vào. Lều bạt dã chiến đều được dựng lên ngay cạnh đó để phục vụ quá trình phong tỏa, cách ly.
Trong căn lều dã chiến được dựng ở chốt kiểm soát vùng dịch virus corona (Covid-19) xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), thiếu tá Đặng Quốc Toản - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc "ăn vội" suất cơm hộp cùng đồng đội... (ảnh: Thành An)
Trong căn lều dã chiến được dựng ngay sát điểm chốt kiểm soát thôn Lương Câu, Thiếu tá Đặng Quốc Toản - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc cùng một cán bộ công an đang "ăn vội" suất cơm hộp - phía trạm kiểm soát 2 chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ giải thích, tuyên truyền cho người dân. Thiếu tá Toản cho biết, các anh sẽ phải luân phiên nhau trực 24/24h trong vòng 20 ngày tới. "Ngày trực 4 tiếng, đêm trực 6 tiếng, anh em chia nhau thành 4 tổ để trực 24/24h".
Theo Thượng úy Ngô Văn Chỉnh - Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng như nhiều cán bộ, chiến sỹ khác đang trực chốt tại các trạm kiểm soát quanh xã Sơn Lôi trong vòng 40 ngày tới đây anh sẽ hạn chế gặp gỡ người thân trong gia đình và những người xung quanh (gồm 20 ngày thực hiện nhiệm vụ tại các chốt trạm kiểm soát ở xã Sơn Lôi; 20 ngày sau đó anh chủ động "tự cách ly") để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Trao đổi với PV Dân Việt, Thượng tá Hoàng Việt Lào - Phó Trưởng Phòng PA83, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đến nay, cơ quan chức năng tỉnh đã lập 12 chốt kiểm soát hoạt động 24/24h quanh xã Sơn Lôi, bao gồm các lực lượng công an, quân đội, y tế, cán bộ địa phương... số lượng có thể tăng-giảm tại các chốt tùy vào diễn biến tình hình.
Thượng tá Hoàng Việt Lào - Phó Trưởng Phòng PA83, Công an tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi với PV Dân Việt. (ảnh: Thành An)
Nhiệm vụ của các chốt là phun thuốc khử trùng, xử lý y tế, tuyên truyền giải thích cho người dân ra, vào khu vực cách ly về cách phòng chống dịch bệnh. Không cho người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào địa bàn xã. Xác định danh tính các trường hợp nghi nhiễm bệnh ra, vào địa bàn xã báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch để có biện pháp theo dõi, quản lý.
Ngoài lực lượng tham gia nhiệm vụ tại các chốt, Công an tỉnh Vĩnh Phúc còn huy động 100 cán bộ chiến sỹ tham gia các tổ kiểm tra, tuần tra vũ trang khép kín tại địa bàn, sẵn sàng hỗ trợ cho các chốt kiểm soát khi có yêu cầu. Tất cả nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh trên diện rộng, đặc biệt là đảm bào an toàn cho người dân.
Lương thực, thực phẩm được người người dân xã Sơn Lôi đưa vào trong phục vụ nhu cầu của người dân những ngày bị phog tỏa, cách ly. (ảnh: Thành An)
Thượng tá Lào cho biết, mặc dù khu vực cách ly được kiểm soát theo tinh thần "nội bất xuất, ngoại bất nhập" nhưng vẫn có trường hợp người dân được ra-vào, ví dụ như bị ốm phải chuyển lên tuyến trên hoặc trong trường hợp cấp thiết sẽ có những cách xử lý phù hợp nhất. "Chúng tôi luôn đồng hành, ở bên người dân trong mọi hoàn cảnh để đảm bảo an toàn nhất có thể cho nhân dân" - ông nói.
Liên quan đến đảm bảo đời sống người dân như: ăn uống, lương thực, thực phẩm, Phó Trưởng Phòng PA83, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh đã chỉ đạo giao cho Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường đảm bảo toàn bộ nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho người dân. "Hàng ngày sẽ có người đưa lương thực thực phẩm vào cho người dân và phải có kiểm soát" - ông nói và cho biết UBND tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi người dân 40.000 đồng/ngày nếu cách ly tại nhà và 60.000 đồng/ngày đối với trường hợp cách ly tập trung.
Theo danviet.vn
Vĩnh Phúc tăng cường 161 y, bác sĩ về cơ sở phòng chống Covid-19 Chiều 13.2, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức lễ xuất quân tăng cường 161 y, bác sĩ về cơ sở phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Lễ xuất quân, tăng cường cán bộ y tế cho tuyến cơ sở phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Vĩnh Phúc Ảnh Đức Hiền Thông tin từ...