Dịch Covid-19 khiến phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương hơn từ các nguy cơ xâm hại
Tiến trình tham gia lãnh đạo, quản lý, làm chủ và quyết định trong đời sống xã hội của phụ nữ đang bị Covid-19 làm chậm lại. Phụ nữ và trẻ em gái càng trở nên yếu thế và dễ bị tổn thương hơn trước các nguy cơ bị xâm hại.
Sáng 23/3/2021 giờ New York, Hoa Kỳ tức đêm 23/3/2021 giờ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã có bài phát biểu tại Khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên Hợp Quốc (CSW).
Khóa họp được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, phát đi từ Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Hoa Kỳ với sự tham dự của đoàn đại biểu cấp cao từ 193 quốc gia thành viên, đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đại diện đoàn Chính phủ Việt Nam tham gia cuộc họp trực tuyến.
Khóa họp diễn ra từ ngày 15/3- 26/3 với nhiều sự kiện được tổ chức xoay quanh chủ đề ưu tiên về “sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và hoạch định chính sách của phụ nữ trong đời sống xã hội cũng như xóa bỏ bạo lực nhằm đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái”.
Như thông lệ các năm trước, Phiên thảo luận chung của khóa họp luôn được xem là phiên họp quan trọng nhât diễn ra tại phòng họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có sự tham dự đông đủ nhất và cấp cao nhất của tất cả các quốc gia thành viên nhằm đánh giá, rà soát về việc thực hiện kết quả của hội nghị thế giới lần thứ 4 và khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về phụ nữ, tập trung vào chủ đề ưu tiên.
Phát biểu tại Phiên thảo luận chung, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, việc tăng cường sự tham gia và hoạch định chính sách của phụ nữ trong đời sống xã hội, xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ dừng lại ở cam kết mà đã trở thành một thực tiễn sinh động ở Việt Nam. Hệ thống chính sách, pháp luật không ngừng được hoàn thiện.Công tác tổ chức thực hiện được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Hoạt động hợp tác với các đối tác phát triển và các tổ chức của Liên Hợp Quốc cũng luôn được đẩy mạnh nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong lĩnh vực này.
Những nỗ lực đó đến nay đã đưa lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 9/2020, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam là 27,31%, cao hơn tỷ lệ chung của thế giới.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước của Việt Nam cũng đều là nữ. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng giảm, 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng… Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện tại, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang cùng phải đối mặt với không ít khó khăn. Tiến trình tham gia lãnh đạo, quản lý, làm chủ và quyết định trong đời sống xã hội của phụ nữ đang bị Covid-19 làm chậm lại. Phụ nữ và trẻ em gái càng trở nên yếu thế và dễ bị tổn thương hơn trước các nguy cơ bị xâm hại.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng những thách thức do đại dịch Covid-19 đặt ra cũng là vấn đề chung trên toàn cầu, vì vậy đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cần phải nỗ lực và đoàn kết hơn nữa, cũng như sẻ chia và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó phụ nữ và trẻ em gái phải được đặt ở trung tâm của mọi nỗ lực phục hồi, được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, trước mắt là được tiếp cận vaccine Covid-19. Sự đại diện, tiếng nói, vai trò của phụ nữ càng không thể thiếu được trong mọi quyết định của quốc gia. Nguồn lực cho công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cần được phân bổ nhiều hơn.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng truyền đi thông điệp với thế giới rằng Việt Nam khẳng định cam kết ưu tiên thực hiện bình đẳng giới, mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, cùng nhau kiên cường vững bước trong thập niên hành động 2021 – 2030. Cũng trong khuôn khổ khóa họp từ ngày 15/3/2021 đến ngày 26/3/2021, đoàn đại biểu Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực vào các nội dung, văn kiện và kết luận chung cua hôi nghi.
Phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động
Các nước thành viên ASEAN đều nhân thấy phát triển nguồn nhân lực chính là chìa khóa đê nâng cao năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của khu vực để phù hợp với một thế giới công việc đang đổi thay.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh như trên trong phát biểu chào mừng Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về "Phát triển nguồn nhân lực trong một thế giới công việc đang đổi thay", chiều 16/9.
Hội nghị do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại hơn 70 điểm cầu trong khu vực. Hội nghị được coi là một trong những điểm nhấn quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Đây là một sự kiện đăc biêt bơi đây la lần đầu tiên môt hôi nghi câp Bô trương ASEAN được tổ chức với sự tham dự của cả các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực lao động và Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực giáo dục của các nước thành viên ASEAN.
Tại đầu cầu Hà Nội, Hội nghị có sự tham gia và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phùng Xuân Nhạ và đại diện nhiều Bộ, ngành, tổ chức trong và ngoài nước.
Con người là trung tâm phát triển
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TG)
Phát biểu chào mừng hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, chúng ta đang sống và làm việc trong một thời đại khi tiến bộ khoa học công nghệ đang co tác động sâu săc lên moi măt cua đời sống kinh tế, chính trị va xã hội của tất cả các nước. Ứng dụng công nghệ và số hóa là nhân tô góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cho việc ra đời và phát triển các san phâm mơi, cac mô hình san xuât kinh doanh mới, thị trường mới và cơ hội việc làm mơi. Nhưng đông thơi, đôi mơi công nghê cũng đặt ra không ít những thách thức do sự gia tăng tính phân đoạn trong quy trình sản xuất, lam xuât hiên các công viêc đoi hoi kiên thưc va kỹ năng mới. Ngoai ra, thê giơi viêc lam cung đang co nhưng sư thay đôi sâu săctrươc nhưngtac đông của biến đổi khí hậu, của xã hội già hóa, cua dich bênh và đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang diên ra hiên nay.
"Nhân thưc đươc nhưng cơ hôi cung thach thưc đăt ra tư nhưng tac đông trên, các nước thành viên ASEAN đều nhân thấy phát triển nguồn nhân lực chính là chìa khóa đê nâng cao năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của khu vực để phù hợp với một thế giới công việc đang đổi thay" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, phat triên nguôn nhân lưc cung chính là môt trong nhưng mục tiêu lâu dài, la kim chỉ nam cho sư phát triển của Cộng đồng ASEAN như đa được ghi trong Hiến chương ASEAN. Trong điều kiện thế giới đang đổi thay nhanh chóng, ASEAN luôn xác định lấy con người là trung tâm của quá trình phát triển, bởi xét đến cùng thì tăng trưởng và phát triển bền vững cũng chinh là để phát triển con người và vì con người. Vi vây, Viêt Nam đa chon phát triển nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, góp phần thúc đẩy phát triển của Cộng đồng Kinh tế, tăng cường khả năng chủ động thích ứng của ASEAN.
Trong phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá, trước tiên, ngành giáo dục trong khu vực cần nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia. Trong thập kỉ vừa qua, khối ASEAN nói chung đã có bước tiến đáng kể trong các chỉ số tiến bộ xã hội, đặc biệt là về giáo dục cơ bản. Chính phủ các nước thành viên cũng thể hiện quyết tâm và ủng hộ đối với hội nhập quốc tế giáo dục đại học. Vai trò của khối giáo dục sau phổ thông, bao gồm các trường đại học, giáo dục nghề nghiệp, đang ngày càng được đẩy mạnh trong nâng cao năng lực tư duy, kĩ năng chuyển đổi của lực lượng lao động và hỗ trợ kết nối giữa kênh lao động và kênh giáo dục.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là đào tạo mới và đào tạo lại mà còn là công nhận và tận dụng nhân lực có trình độ đã qua đào tạo. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động kỹ năng ở tất cả các trình độ. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập vào năm 1995 theo thỏa thuận của các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, cho tới nay đã phát triển bao gồm 30 trường đại học thành viên chính thức thuộc 10 nước, trong đó có 3 trường đại học của Việt Nam. Theo Bộ trưởng, đây là một dấu mốc lớn trong công nhận một cách công bằng về chất lượng lao động giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN.
Đặc biệt, khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) được bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN thông qua năm 2014 là một nỗ lực chung của các nước thành viên tạo ra một nền tảng để so sánh, đối chiếu các văn bằng, trình độ. Khung tham chiếu này cũng sẽ hướng đến hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của học tập suốt đời ở các nước thành viên thông qua phát triển các tiếp cận mới để xác thực các kết quả học tập tích lũy được của mọi người...
Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, trên thế giới, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN đã có rất nhiều diễn đàn ở các cấp độ bàn về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. "Dù ở cấp độ nào, giác độ nào, chúng ta đều khẳng định phải tăng cường đổi mới giáo dục để mọi người dân, ngay từ khi còn nhỏ phải được thôi thúc, khơi dậy sáng tạo, được rèn luyện kỹ năng thích ứng với sự thay đổi" - Phó Thủ tướng phát biểu.
Theo Phó Thủ tướng, không chỉ có giáo dục, đào tạo, mà tất cả các chính sách về an sinh xã hội, tạo lưới an sinh, xóa đói, giảm nghèo... cũng cần thay đổi. Bên cạnh những cơ chế truyền thống, phải thêm những cơ chế để tất cả người lao động có cơ hội và nhận thức được nghĩa vụ phải tự cập nhật kiến thức, phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp mới, thậm chí luôn sẵn sàng để chuyển đổi nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, phải thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương, đa chiều, thiết lập các mạng lưới, cơ chế kết nối rất linh hoạt giữa các Chính phủ với nhau, với các tổ chức, doanh nghiệp và giữa mọi người dân. Mọi chính sách, trong đó có chính sách lao động, cần được hoạch định dựa trên quy mô và tầm nhìn, không chỉ bó hẹp ở tổ chức, cộng đồng, quốc gia mà phải mở ra ở tầm khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TG)
Phó Thủ tướng lưu ý, phát triển nói chung và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội với vai trò định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, sự tham gia của mọi người dân và đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. "Chúng ta khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chính là giải pháp quan trọng trong phát triển bền vững trong tương lai" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, phát triển nguồn nhân lực là một trong 03 ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng ASEAN được ghi trong Hiến chương ASEAN. Các hoạt động ở các cấp độ trong từng quốc gia, với các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác chiến lược, đối tác hợp tác đều rất chú trọng việc này, và đã có nhiều hoạt động, sáng kiến cụ thể như: Xây dựng Khung tham chiếu trình độ ASEAN, hay tạo ra các không gian giáo dục đại học để sinh viên các nước ASEAN có thể qua lại với nhau. Đặc biệt, việc ra mắt Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN ngày hôm nay cũng là thêm một minh chứng cụ thể, sinh động.
Những nỗ lực như vậy cần được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, liên tục để có thể thực hiện thành công Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực trong một thế giới công việc đang thay đổi, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới của xã hội tương lai.
"Việt Nam cam kết luôn tích cực phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên, các đối tác trong thực hiện Lộ trình này, biến cam kết chính trị trở thành hiện thực, để có rất nhiều cơ hội cho người lao động, cho DN và cho một cộng đồng ASEAN ngày càng thịnh vượng" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Chấn động: Đi mua cặp sách mới, bé gái bị cưỡng bức tập thể trong 8 ngày, chi tiết vụ việc khiến cha mẹ nạn nhân khóc ngất Vụ việc đang khiến dư luận căm phẫn với những tình tiết đầy ám ảnh được hé lộ. Vào ngày 19/3, trang The Sun đưa tin, một bé gái 15 tuổi đã bị chuốc thuốc mê và cưỡng hiếp bởi ít nhất 20 người khác nhau trong suốt 8 ngày. Theo các trang tin địa phương, bé gái 15 tuổi đã đi theo...