Dịch COVID-19 khiến Nha Trang đìu hiu, hàng loạt cửa hàng và khách sạn đóng cửa
Sau khi Khánh Hòa phát hiện một bệnh nhân mắc COVID-19 là bệnh nhân số 791 (nam, 45 tuổi, phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, là F1 của bệnh nhân 751), thành phố du lịch Nha Trang càng trở nên đìu hiu. Mọi cửa hàng kinh doanh, phục vụ khách du lịch hầu như đóng cửa, trả mặt bằng.
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức sáng 9/8, dọc bãi biển đường Trần Phú vắng lặng, thưa bóng người như thời điểm năm 1997 trở về trước; lác đác chỉ vài xe máy chạy trên đường…
Bãi biển Nha Trang vắng lặng sau thông tin Khánh Hòa có một người mắc COVID-19 vào ngày 8/8.
Trước đó, để phòng dịch COVIDD-19, tỉnh Khánh Hòa đã ra văn bản dừng các hoạt động tập trung đông người toàn tuyến công viên biển; phòng Quản lý Đô thị TP Nha Trang bắt đầu từ 31/7 không tiếp nhận hồ sơ xin phép tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người tại bãi biển.
Tại các điểm du lịch, tham quan nổi tiếng như Tháp Bà Ponagar, các đảo Hòn Tằm, Làng Chài, Hòn Sỏi (Sỏi – Island)… cũng giảm dần kháchh du lịch nội địa trước khi Khánh Hòa phát hiện có 1 ca nhiễm đầu tiên sau đợt dịch COVID-19 bùng phát trở lại.
Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Ban quản lý Di tích Khánh Hòa, trước khi COVID -19 bùng phát trở lại, tính riêng trong tháng 7, có 100.000 lượt khách đến Tháp Bà Ponagar; đông nhất là vào cuối tuần khi mỗi ngày có đến khoảng 4.000 lượt khách. Tuy nhiên, từ 1/8 đến nay, con số này sụt giảm mạnh hơn 70%.
Hiện nay, hầu hết khách sạn đều vắng bóng khách du lịch do khách hủy tour, hủy phòng.
Tại các điểm tham quan trên vịnh, lượng khách du lịch cũng vắng vẻ do lượng khách hủy tour đồng loạt. Nhiều doanh nghiệp du lịch ở Khánh Hòa cho hay, đang trong mùa cao điểm du lịch hè, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, homestay đã có khách đặt kín phòng trong tháng 8; thế nhưng hiện nay, hầu hết các khách sạn không còn ai đặt phòng do lượng khách hủy phòng tăng mạnh từ đầu tháng 8.
Trước đó, từ tháng 5, sau khi cả nước kiểm soát đợt dịch COVID-19 đầu tiên, hàng chục doanh nghiệp du lịch Nha Trang, Khánh Hòa đã tung gói kích cầu du lịch giảm giá 20-50% nhằm thu hút khách trở lại, trong đó quyết tâm “đánh thức” thị trường khách nội địa. Một số khách sạn hạng sang ở trung tâm Nha Trang công suất phòng có lúc đạt 60-70%.
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong tháng 7, toàn tỉnh đón 154.000 lượt khách, cao hơn so với tháng trước 41.500 lượt. Ngành du lịch mới khởi sắc nhưng dịch bùng phát, những kỳ vọng tăng trưởng bị gián đoạn, làn sóng hủy phòng gần đây khiến các khách sạn thiệt hại nặng.
Con đường Tôn Đản, nơi luôn nhộn nhịp du khách đến lưu trú nay vắng lặng.
Có thể thấy, hầu hết các tuyến “phố Tây” như Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật, Trần Quang Khải… “làn sóng” trả mặt bằng kinh doanh “đất vàng” chưa dừng lại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là tuyến phố du lịch sôi động nhất tại Nha Trang nhưng khi du lịch bị ảnh hưởng thì việc kinh doanh cũng đình trệ.
Để phòng, chống dịch COVID-19, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với các doanh nghiệp, khách sạn, cơ sở lưu trú trong tỉnh hướng dẫn khách khai báo y tế, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Khi phát hiện khách có dấu hiệu ho, sốt phải đến cơ sở y tế khai báo, hạn chế dịch lây lan.
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã quyết định dừng lễ hội, sự kiện đông người; người dân ra đường phải đeo khẩu trang. Hành khách đi máy bay, tàu hỏa, ôtô vào tỉnh phải đo thân nhiệt, khai báo y tế đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Hình ảnh thành phố du lịch Nha Trang vắng lặng được ghi nhận trong ngày 9/8:
Hàng loạt ki-ốt bán hàng cho khách du lịch trên đường Trần Phú đều phải đóng cửa vì không còn khách du lịch.
Bãi biển Nha Trang vắng khách du lịch.
Lác đác vài người dân địa phương đi dạo biển.
Bãi tắm dành cho khách của một khách sạn cũng vắng người.
Con đường rất đông xe du lịch 50 chỗ thường xuyên qua lại, khiến giao thông luôn ùn tắc nay đìu hiu.
Hàng loạt quán ăn, khách sạn trên con phố Tây phải đóng cửa vì không có khách.
Sảnh tiếp khách, nghỉ chân thư giãn cà phê của một khách sạn 4 sao phải dọn dẹp, đóng cửa.
Nỗi nhớ mang tên chợ du lịch Bến Thành
Chợ Bến Thành, khu chợ nổi tiếng nhất, sầm uất nhất tại TPHCM được cả thế giới biết đến giờ đây sau hơn 3 tháng chịu ảnh hưởng vì đại dịch trở nên vắng vẻ chưa từng thấy.
Một chợ Bến Thành 'sống chậm' với chỉ lác đác dăm bảy người lượn vào, đi ra mà không thấy mua sắm gì.
Chợ Bến Thành đìu hiu, vắng khách Ảnh: Trần Nguyên Anh
"Chưa bao giờ vắng như thế này"
Cô Tư, một người dân sống ở cạnh chợ Bến Thành, năm nay gần 70 tuổi, nói rằng: "Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa bao giờ thấy chợ Bến Thành vắng vẻ như thế này". Thường thì nếu chợ có đóng cửa đi nữa, các phố phường xung quanh vẫn đông đúc người lại qua, nhưng nay, không chỉ trong đình chợ 80% gian hàng đã đắp chăn phủ chiếu mà các cửa hàng cửa hiệu xung quanh chợ cũng cửa đóng then cài.
Nói đến chợ Bến Thành, đầu tiên người ta nghĩ đến những món khoái khẩu rất đặc trưng tại các quầy bán đồ ăn trong chợ. Những món ăn của miền Nam, của Sài Gòn và của các vùng khác nữa,bao năm vẫn được bán trong chợ, với một khẩu vị không hề lai tạp. Tạp chí ẩm thực Food and Wine đã vinh danh là chợ Bến Thành là 1 trong 10 điểm đến có những món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh.
Giờ đây, kể từ Tết Nguyên đán, sau gần 100 ngày hứng chịu cơn bão đại dịch COVID-19, những gian hàng ẩm thực trong chợ đã hoàn toàn đóng cửa. Bóng tối bao phủ và chỉ có thể thấy chút ánh sáng le lói từ phía cửa xa xa. Không một bóng người lai vãng trong khu ẩm thực.
Một cửa hàng bán thực phẩm sạch ở bên hông chợ, nơi thường cung cấp nguyên liệu cho các tiểu thương chế biến món ăn, mọi người cho biết: "Trước kia mỗi ngày chúng tôi bán khoảng 40 -50 triệu đồng. Nay chợ gần như ngưng hoạt động, nên mỗi ngày chúng tôi chỉ bán được khoảng 700.000 đồng". Mười nhân viên bán hàng, giờ cứ một người làm thì một người nghỉ để giảm lương.
Bên trong chợ Bến Thành vắng lặng vì dịch COVID-19 Ảnh: Trần Nguyên Anh
Khắc khoải những sắc màu
Ngày thường, khi vào chợ Bến Thành, người ta sẽ choáng ngợp vì một vẻ đẹp lộng lẫy Á Đông không ngôi chợ nào trên thế giới so sánh được. Đó là vì trong khoảng 1.500 gian hàng tại chợ Bến Thành có khoảng 80% trong số đó bán hàng tơ lụa, quần áo, đồ trang sức, mỹ nghệ.
Nếu như chợ Đồng Xuân hay khu chợ cổ nổi tiếng của Singapore chủ yếu bán hàng sỉ, thì ngược lại chợ Bến Thành các quầy đều chưng hàng đẹp đẽ như các siêu thị hiện đại vậy để bán lẻ. Hàng ngàn nhân viên bán hàng, phần lớn đều là các cô gái trẻ đẹp tuổi từ mười chín đôi mươi được tuyển mộ từ các tỉnh miền Tây, từ Huế và cả các tỉnh phía Bắc.
Năm 2013, chợ Bến Thành được xếp vào danh sách 5 chợ tốt nhất thế giới do báo USA Today bình chọn.
Chợ Bến Thành có một bản sắc rất khó diễn tả và gọi tên bởi chợ Bến Thành cũng là một tụ điểm du lịch của thành phố. Bao quanh chợ là hệ thống các khách sạn, tụ điểm vui chơi, phố Tây... tất cả đều lấy chợ Bến Thành làm trung tâm.
Năm 2019, TPHCM đón khoảng hơn 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14% so với 2018, chiếm xấp xỉ 50% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Phần lớn du khách đều ghé qua khu vực chợ Bến Thành. Thậm chí, ngay cả buổi tối chợ Bến Thành vẫn mở một khu chợ đêm. Bình quân, mỗi ngày chợ Bến Thành tiếp đón 10.000 lượt khách tới tham quan, mua bán.
Nhưng, ngôi chợ nổi tiếng này cũng có một vài điểm yếu chí tử. Chị Điệp, có 40 năm bán hàng tại chợ Bến Thành nói với phóng viên: "Khi dịch bệnh xảy ra, một số chợ vẫn mở cửa buôn bán được, vì họ có lượng khách là người địa phương. Còn chợ Bến Thành chúng tôi, xưa nay đa số phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Các đường bay quốc tế ngưng lại, xe tuyến đưa khách các tỉnh lên cũng hạn chế, chợ Bến Thành hoàn toàn mất khách!".
Quầy hàng chị Điệp bán là một trong số 20% các quầy hàng còn mở cửa. Chị bán hoa quả. Ngày nào đông thì có được hai khách, đa số cả ngày không thấy khách nào.
Người trông xe xin cơm từ thiện
Người "đếm" được khách tới chợ rõ nhất chính là anh Hải, người trông xe bên hông chợ. Anh này nói: "Ngày thường, chúng tôi giữ cả ngàn lượt xe máy. Bây giờ, ngày đông nhất giữ được 15 lượt, còn thường chỉ có khoảng 5 lượt xe máy được gửi".
Chợ Bến Thành vốn tạo công ăn việc làm không chỉ cho người trong chợ mà cho cả những người chạy xe ôm, bán giải khát, tạp hóa quanh các cổng chợ. Giờ thì khác. Người chạy xe ôm ngồi trên xe máy ngủ ngay ở cổng chính và có lẽ anh đang mơ về những người khách của mình. Một người chạy xe ôm trên đường Phan Chu Trinh ngán ngẩm: "Suốt cả ngày, tôi không đón được bất kỳ một khách nào".
Chị Hứa Tư Muội là người Hoa sinh ra lớn lên ở tòa nhà chung cư sát bên hông chợ Bến Thành nói: "Gia đình chúng tôi thuê nhà ở đây từ lúc còn chú Hỏa (thời Pháp thuộc). Từ đó đến nay chưa bao giờ thấy chợ Bến Thành vắng người như bây giờ".
Chị Tư Muội năm ngay hơn 60 tuổi, bán cà phê vỉa hè nuôi bố mẹ già và người chồng lớn tuổi. Mẹ của chị có tiền trợ cấp của chính quyền. Chị nói: "Ngày hôm qua tôi bán được 2 ly cà phê. Ngày hôm nay, đã cuối buổi chiều tôi bán cho chú là ly đầu tiên. Chúng tôi sống sẽ ra sao nếu dịch bệnh cứ kéo dài?".
Chờ ngày "bão tan"
Dù 80% gian hàng đóng cửa phủ bạt nhưng những người bảo vệ chợ vẫn làm việc ngày đêm vì nhiều hàng hóa được cất trong các quầy. Khi phóng viên bước vào chợ, lập tức một bảo vệ dùng máy đo thân nhiệt kiểm tra và nói: "Không sốt".
Nhìn quanh, mãi chẳng có ai ra vào nữa. Người bảo vệ tâm sự: "Không hiểu tiểu thương chợ Bến Thành sẽ sống ra sao? Giá thuê mặt bằng từ hơn chục triệu tới cả trăm triệu đồng mà chợ cứ đắp chiếu dài dài!".
Sau Tết, buôn bán tại chợ đã ế ẩm, tiểu thương chợ Bến Thành và các chợ lớn khác trong thành phố có đơn tập thể xin miễn giảm thuế. Nhưng thời điểm ấy nhiều chợ vẫn còn mở bán nhiều gian hàng. Thực hiện chủ trương cách ly xã hội từ 1/4/2020, tuyệt đại đa số các sạp nghỉ bán. Giờ đây không khí vắng lặng như tờ bao trùm chợ Bến Thành. "Thậm chí bọn em còn chẳng biết người buôn bán tại đây đang đi đâu, làm gì vào lúc này. Từ hôm cách ly xã hội đến giờ không gặp lại ai" - Thư, một chủ sạp nói.
Thư có hai sạp bán bánh kẹo tại chợ Bến Thành, cô nói: "Em đóng một sạp, chỉ còn bán một sạp. Mở cửa cho thông thoáng, giảm nấm mốc, chứ mỗi ngày chỉ bán được khoảng 200.000 đồng thôi".
4/2020
Một anh chàng trông xe trạc 30 tuổi nói: "Giờ em thất nghiệp, một mình nuôi bố mẹ già và hai con nhỏ, vợ thì bỏ đi rồi. Quanh chợ Bến Thành không có chỗ phát cơm từ thiện. Hàng ngày, em đi tìm các chỗ phát cơm từ thiện ở quận khác, đem về cho bố mẹ và các con ăn khỏi đứt bữa".
Chợ Bến Thành chúng tôi, xưa nay đa số phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Các đường bay quốc tế ngưng lại, xe tuyến đưa khách các tỉnh lên cũng hạn chế, chợ Bến Thành hoàn toàn mất khách!"chị Điệp thông tin
Chiến lược du lịch của Nhật gặp khó Vào mùa cao điểm du lịch hè, thành phố cổ Kyoto của Nhật Bản thường đón lượng lớn du khách quốc tế. Tuy nhiên, giờ đây đường phố tại đây vắng tanh, nhiều cửa hàng đóng cửa trong khi các khách sạn đang lao đao, mà nguyên nhân là do đại dịch COVID-19. 'Tình hình hiện nay tệ hơn so với cuộc khủng...