Dịch Covid-19 kéo dài, nhiều hợp tác xã nông nghiệp… “đổ bệnh”
Nhiều Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại TP.HCM đang lao đao bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thậm chí, có HTX đã phải dừng hoạt động nông nghiệp để chuyển sang một lĩnh vực sản xuất mới.
Bà Nguyễn Thị Kim Xuân – Giám đốc HTX Nông nghiệp Mặt Trời Mọc (huyện Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, cho đến thời này, có thể xem HTX của bà đã ngừng sản xuất ớt sạch xuất khẩu.
Sau dịch Covid-19, bà Nguyễn Thị Kim Xuân – Giám đốc HTX Nông nghiệp Mặt Trời Mọc (Củ Chi, TP.HCM) sẽ rất khó khăn để lèo lái HTX chuyển sang sản xuất mặt hàng mới.
“HTX đang trên đà sản xuất ớt sạch để xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ thì buộc phải ngưng xuất vì các nước “đóng biên” để phòng chống virus corona”, bà Xuân chia sẻ.
Hiện, HTX nông nghiệp non trẻ này có khoảng chục thành viên. Theo bà Xuân, sau khi HTX Mặt Trời Mọc ngừng sản xuất ớt sạch xuất khẩu, HTX sẽ chuyển hướng sản xuất rượu vodka cho Nga.
“HTX đã nhận được công thức sản xuất rượu của đối tác. Họ cam kết sản lượng rượu có bao nhiêu sẽ mua hết”, bà Xuân chia sẻ thông tin với PV Dân Việt.
Không đến nỗi “sụp đổ” mảng trồng ớt xuất khẩu như trường hợp HTX Mặt Trời Mọc, nhưng HTX nông nghiệp Phước An (Bình Chánh, TP.HCM) – một HTX điển hình tiên tiến của TP, cũng đang trong cảnh lao đao vì dịch Covid-19.
Theo ông Trần Văn Thích – Giám đốc HTX nông nghiệp Phước An, thời điểm này có đến 60% sản lượng nông sản của HTX cung ứng cho thị trường đã “tiêu tan” vì dịch Covid-19.
Nhiều năm nay, nhờ xây dựng thành công chuỗi nông sản rau sạch mà HTX nông nghiệp Phước An dần khẳng định được thương hiệu, có uy tín trên thị trường.
Mỗi ngày, HTX này xuất bán ra thị trường gần chục tấn nông sản sạch các loại. Các đơn vị tiếp nhận nông sản của HTX chủ yếu là các trường học, hệ thống siêu thị, một số công ty…
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, nhất là khi có lệnh cách ly toàn xã hội , ngừng tất cả các hoạt động sản xuất, mua bán không cần thiết để phòng chống dịch thì sản lượng rau, củ của HTX này đã giảm sút nghiêm trọng.
“Do các trường học và một số doanh nghiệp đóng cửa nên HTX mất nơi tiêu thụ, sản lượng nông sản cung ứng cho thị trường bị giảm tới 60%. Hiện, mỗi ngày HTX chỉ còn cung cấp khoảng 1,5 tấn rau, củ sạch cho siêu thị”, ông Thích rầu rĩ nói.
Cũng theo ông Thích, nhờ nắm bắt trước tình hình dịch Covid-19 sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng, nên trước khi dịch Covid-19 lây lan phức tạp, HTX Nông nghiệp Phước An đã lên kế hoạch cắt giảm một phần diện tích sản xuất nông sản, nhờ đó không ảnh hưởng thua lỗ cho HTX và các thành viên HTX.
Đối phó với việc sản lượng tiêu thụ bị hạn chế bởi dịch Covid-19, HTX Phước Khanh phải cắt giảm diện tích trồng rau màu của HTX. Ảnh. Thành viên HTX Phước Khanh đang xuống giống rau.
“Hiện, HTX vẫn thu mua nông sản của các thành viên và bán theo giá bình ổn. Với sản lượng bán ra hiện nay, dù không có lời, nhưng HTX vẫn có tiền để trả lương nhân công của HTX”, ông Thích thổ lộ.
Ông Thích cũng cho rằng, thời điểm này chỉ tập trung cho sản xuất và lo cho đời sống thành viên, nhân công vượt qua dịch Covid-19. HTX chưa có kế hoạch dựng dậy HTX sau dịch.
“Chắc chắn HTX sẽ bị thiệt hại nhiều và “sức khoẻ” sẽ yếu đi sau dịch Covid-19. Chúng tôi sẽ phải tính toán lo dần kế hoạch phát triển lại HTX sau này”, ông Thích chia sẻ thêm với PV.
Theo Sở NN&PTNT TP.HCM, tính đến tháng 9/2019, toàn TP có 76 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 1.370 thành viên, bình quân 18 thành viên/HTX.
Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát của ngành nông nghiệp TP để thấy mức độ thiệt hại của các HTX trên địa bàn do dịch Covid-19, tuy nhiên, tại huyện Cần Giuộc (Long An), một cuộc khảo sát các HTX mới đây cho thấy đã có nhiều HTX, Tổ hợp tác (THT) sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng, sản lượng tiêu thụ nông sản giảm từ 40 – 50%.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Cần Giuộc, huyện này hiện có 26 HTX và 65 THT. Các HTX nông nghiệp công nghệ cao chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, bình quân khoảng 2 tấn/ngày nhưng nay đã ngừng cung cấp; đối với các HTX nông nghiệp bán cho thương lái, bán lẻ tại các chợ truyền thống giảm sức mua giảm 15%.
Đại diện HTX nông nghiệp Phước Thịnh chia sẻ, mỗi ngày HTX này xuất ra thị trường khoảng 3 tấn rau củ. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và cả nước thực hiện lệnh cách ly, sản lượng rau, củ của HTX giảm tới 50%.
“Do bị tạm ngừng cung ứng tới các đầu mối tiêu thụ chính là các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học,… nên sản lượng nông sản của HTX cung cấp cho thị trường bị sụt giảm thảm hại”, vị đại diện này thổ lộ.
Nhân công HTX Phước Thịnh (Long An) sơ chế rau trước khi xuất ra thị trường.
Trước tình hình trên, UBND huyện Cần Giuộc cho biết, khi dịch Covid-19 được đẩy lùi, chính quyền huyện sẽ tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ các HTX, THT khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thành viên sản xuất trở lại nhằm đảm bảo thu nhập, đời sống cho bà con xã viên và nông dân.
Trần Đáng
Hà Nội bổ sung 650 tỉ đồng cho vay với hộ nghèo và đối tượng chính sách
Thường trực Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất bổ sung 650 tỉ đồng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách để phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hai do dịch Covid-19.
Hà Nội sẽ dành 650 tỉ đồng đợt 1 năm 2020 hỗ trợ cho vay với hộ nghèo và đối tượng chính sách
Trước đó, vào ngày 30.3, UBND TP đã có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân đồng ý việc bổ sung vốn uỷ thác năm 2020 vì mục đích trên, do nền kinh tế đang ảnh hưởng nghiệm trọng vì Covid-19.
Cụ thể, Hà Nội sẽ bổ sung nguồn vốn ngân sách TP ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP.Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP, nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid-19.
Sau khi được cấp vốn, UBND TP đề nghị Chi nhánh NHCSXH TP chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác, tập trung giải ngân kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng để hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên.
Theo đó, trước hết ưu tiên cho hộ được giãn nợ, gia hạn nợ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh. Thứ hai là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn. Thứ ba là các đối tượng chính sách khác. Cuối cùng là cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động.
Về ngành nghề cho vay, sẽ ưu tiên các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng với dịch bệnh Covid-19, các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng lương thực, thực phẩm, y tế cho nhân dân và các ngành nghề dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn.
Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH cấp huyện thường xuyên chỉ đạọ hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở tổ chức bình xét cho vay công khai, đúng đối tượng thụ hưởng, không để tổ chức cá, nhân lợi dụng chính sách.
Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn kịp thời, không để phát sinh nợ xấu.
Sau đợt giao vốn uỷ thác này, Hà Nội sẽ tiếp tục bố trí vốn đợt tiếp theo từ nguồn kết dư ngân sách thành phố năm 2019 theo đúng Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thư.
Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm và đặc biệt là dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sản xuất của người nghèo và các hộ chính sách trên địa bàn.
Qua rà soát bước đầu, dịch bệnh ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn bổ sung để khôi phục sản xuất kinh doanh trong năm 2020 là khoảng 1.000 tỉ đồng cho 25.000 khách hàng (đủ điều kiện vay vốn) và nhu cầu bổ sung vốn để bù đắp số vốn chưa thu hồi được so với kế hoạch thu hồi trong năm 2020 là 412 tỉ đồng.
Cũng theo NHCSXH, nhóm ngành nghề vay vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành chăn nuôi, buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải. Nhóm này đang có tổng dư nợ là 2.384 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 28% tổng dư nợ cho vay.
Vũ Hân
Từng suýt giải thể, HTX này liên kết trồng ổi sạch bán cho siêu thị Từ chỗ sản xuất manh mún theo kiểu "mạnh ai nấy làm", nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bắt tay nhau liên kết trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP. Thông qua kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của người trồng ổi đã được cải thiện rõ rệt. Đó là cách làm của HTX nông nghiệp...