Dịch COVID-19: Ghi nhận 6 ca mắc chủng lai giữa biến thể Delta và biến thể Omicron tại Nga
Tại Nga, ngày 11/8, Cơ quan liên bang giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phúc lợi con người (Rospotrebnadzor) cho biết trong dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về trình tự gene virus SARS-CoV-2 (VGARus) có 6 trình tự bộ gene lai tạo giữa chủng Delta và Omicron (hay còn gọi là chủng Deltacron).
Hình ảnh dưới kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy hình ảnh virus SARS-CoV-2 (màu tím) trong tế bào (màu xanh) của bệnh nhân COVID-19. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, thông báo của Rospotrebnadzor nêu rõ: “Kể từ ngày 10/8, 6 trình tự gene liên quan đến biến thể lai Deltacron đã được tải lên cơ sở dữ liệu của VGARus”. Trong đó, 5 mẫu được phát hiện ở thành phố Saint-Petersburg, 1 mẫu ở Moskva.
Hiện nay biến thể lai Deltacron mới này chưa lây lan rộng. Tình hình dịch tễ học ở các thành phố Moskva, Saint-Petersburg, cũng như trên toàn nước Nga nói chung chủ yếu là sự lây lan của các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron.
Rospotrebnadzor cho biết tình trạng của các bệnh nhân nhiễm Deltacron ở mức độ nhẹ, không cần phải nhập viện. Cơ quan này nhận định hiện chưa có lý do để cho rằng Deltacron sẽ dễ lây lan và gây ra tình trạng bệnh lý nặng hơn. Nhìn chung, sự xuất hiện của biến thể lai không phải là một hiện tượng cá biệt bởi quá trình này mang tính đặc trưng đối với nhiều loại virus và là một trong những cơ chế tiến hóa – thích nghi.
Thái Lan công bố 73 ca nhiễm biến thể lai Deltacron đã khỏi bệnh
Theo Cục Khoa học y tế (DMS) thuộc Bộ Y tế Thái Lan, ngày 23/3, Thái Lan công bố 73 ca nhiễm Deltacron, biến thể lai giữa Delta và Omicron.
Tất cả những người này đều đã bình phục.
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN
Cục trưởng DMS, ông Supakit Sirilak cho biết, Deltacron được phát hiện trong quá trình giải trình tự gene hằng tuần của Bộ Y tế. Cụ thể, kết quả giải trình tự gene cho thấy 73 ca nhiễm biến thể Deltacron. Các mẫu bệnh phẩm này được thu thập không phải từ 1-2 tuần trước, mà đa số là trong thời gian từ tháng 12/2021 - 1/2022 khi hai biến thể Delta và Omicron đang lây lan rộng. Tất cả các bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn. Thái Lan đã gửi phát hiện trên đến cơ sở dữ liệu gene toàn cầu GISAID. Đến nay, cơ sở dữ liệu này ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm biến thể Deltacron, trong đó có 73 ca tại Thái Lan.
Quá trình giải trình tự gene đối với gần 2.000 mẫu bệnh phẩm từ ngày 12-18/3 cũng cho thấy gần 100% số ca nhiễm biến thể Omicron và 1 ca nhiễm biến thể Delta. Trong số các mẫu bệnh phẩm này, 406 ca nhiễm biến thể phụ BA.1 của Omicron và 1.479 ca nhiễm biến thể BA.2. Thái Lan không ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến thể phụ BA.3.
Ông Supakit trấn an người dân không nên hoảng sợ. Theo Cục trưởng DMS, nếu số ca nhiễm biến thể Delta tiếp tục giảm, khả năng các ca nhiễm biến thể lai cũng giảm theo. Tuy nhiên, nếu Deltacron có khả năng lây lan mạnh, biến thể này có thể thay thế Omicron. Trong khi đó, hiện chưa có thông tin cụ thể về độc lực của biến thể Deltacron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể Deltacron và chưa có bằng chứng cho thấy biến thể lai này có khả năng lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn hay "né" hệ miễn dịch của con người.
Trong khi mức độ nguy hiểm của biến thể Deltacron vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá, ông Supakit kêu gọi người dân tiêm liều vaccine tăng cường để phòng các biến thể nguy hiểm.
Sẵn sàng ứng phó với mọi kịch bản của COVID-19 Nhịp sống tại nhiều nước trên thế giới đang quay về trạng thái bình thường khi hiệu quả của vaccine cùng với các biện pháp phòng dịch đã đưa cuộc chiến chống COVID-19 chuyển sang giai đoạn mới. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/4/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN Tuy nhiên, sự "biến hình" khó lường của...