Dịch COVID-19: Dừng hoạt động 15 ngày các xe điện phục vụ tham quan
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ GTVT yêu cầu dừng hoạt động xe 4 bánh có sử dụng năng lượng điện (xe điện) để vận chuyển hành khách tham quan tại các khu du lịch, khu di tích.
Các xe điện phục vụ tham quan sẽ tạm dừng hoạt đọng từ ngày 1-15/4. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Ngày 1/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh trên cả nước về thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị trên bổ sung quy định dừng hoạt động xe 4 bánh có sử dụng năng lượng điện để vận chuyển hành khách tham quan trong nội bộ các khu du lịch, khu di tích.
Thời gian thực hiện trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020.
“Bên cạnh đó, trường hợp hành khách là người hết thời hạn cách ly hoặc trường hợp đặc biệt cấp thiết có nhu cầu di chuyển, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét quyết định…,” văn bản Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải các tỉnh tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, hoạt động vận tải xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Video đang HOT
Các địa phương chỉ cho phép các phương tiện trên hoạt động vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
Bên cạnh đó, các cơ quan chỉ đạo các bến xe tại địa phương thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh.
“Trường hợp đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định…,” Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Đối với hàng không, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chỉ khai thác hai chuyến khứ hồi/ngày đối với đường bay Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh. Đường bay Đà Nẵng-Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng khai thác một chuyến khứ hồi/ngày.
Các đường bay nội địa còn lại dừng khai thác. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải không hạn chế với các chuyến bay vận chuyển hàng hóa.
Cục Đường sắt Việt Nam được giao nhiệm vụ từ ngày 1/4 tạm dừng tất cả tàu khách địa phương. Đối với tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh chỉ được khai thác tối đa một đôi tàu/ngày.
Tương tự hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cũng không hạn chế việc khai thác tàu hàng./.
Quang Toàn
Bộ Công an: Triển khai mạnh mẽ các biện pháp xử lý triệt để các "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai và bar Budda
Chiều 31/3, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ra Công điện số 02/CĐ-BCA-V01 gửi Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Trong Công điện này, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng và hết sức cấp bách cần thực hiện ngay nhằm hạn chế tốc độ lây lan dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ trưởng Công an yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương, quyết liệt thực hiện các mặt công tác trong Công điện, quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng dịch COVID-19.
Nội dung Công điện này nêu rõ, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm lan rộng ra cộng đồng, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương cần tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc và vận động nhân dân thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19
Đồng thời, chấp hành và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an, đặc biệt lực lượng Công an là một trong những lực lượng tuyến đầu, trực tiếp, nòng cốt tham gia phòng, chống dịch COVID-19, do vậy lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương căn cứ tình hình thực tế ở đơn vị, địa phương tổ chức phân công lực lượng, chia thành các ca kíp cụ thể để duy trì bảo đảm quân số thường trực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và phòng, chống dịch COVID-19 trong vòng 15 ngày kể từ 00h00 ngày 01/4/2020.
Hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp và thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly của cơ quan y tế.
Công an các đơn vị, địa phương chỉ tổ chức tiếp công dân để giải quyết các mặt công tác công an khi thật sự cấp bách.
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, nhất là xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
Công an địa phương tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát từng nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân, khu phố, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" đã nhập cảnh từ ngày 08/3/2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với người mắc bệnh để phân loại sàng lọc.
Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, cùng với các đơn vị ở Bộ, nhất là Cục Y tế Công an nhân dân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... phối hợp với ngành Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai mạnh mẽ các biện pháp xử lý triệt để các "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai (thành phố Hà Nội), Quán bar Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh).
Phối hợp với ngành Y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.
Tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát việc xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, hạn chế dịch bệnh lây lan vào trong nước. Thực hiện tốt công tác phát hiện, tìm kiếm, giám sát cách ly đối với những người nhiễm, nghi nhiễm dịch COVID-19.
Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai về dịch bệnh; tội phạm trộm cắp, buôn lậu, sản xuất hàng giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thế Công
Kon Tum: Thủy điện tích nước, dân hạ nguồn khóc than Giai đoạn mùa khô ở Tây Nguyên là giai đoạn cây trồng cần tưới nước nhiều, thế nhưng hiện nay đa phần các hộ dân sống dưới hạ nguồn sông Đăk Snghé phải khóc cho cây trồng vì không đủ nước tưới. Thường trong mỗi mùa khô, cây trồng cần ít nhất ba lần tưới đậm để cây đủ lượng nước trong mùa...