Dịch COVID-19: Đức và Ba Lan ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh
Ngày 18/3, Đức thông báo có thêm 17.504 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 22/1. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước đã lên tới 2.612.268 ca.
Số liệu của Viện Robert Koch (RKI) cũng cho thấy số ca tử vong do COVID-19 trong cùng ngày tăng thêm 227 ca lên 74.132 ca. Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới/100.000 người đã tăng lên 90 ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Essen, Đức ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đức đang đối mặt với làn sóng dịch thứ ba sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch trong những tuần gần đây. RKI dự đoán số ca mắc mới sẽ tăng mạnh trong những tuần tới.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng này, chính quyền trung ương và các bang của Đức đã nhất trí về lộ trình từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế, song song với đó là phương án khẩn cấp nhằm cho phép nhà chức trách tái áp đặt trở lại các biện pháp trên nếu số ca mắc tăng lên hơn 100 ca/100.000 người trong 3 ngày liên tiếp. Theo kế hoạch, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 22/3 tới. Ngoài ra, trong ngày 19/3, Thủ tướng Merkel và lãnh đạo 16 bang cũng thảo luận về chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là phương án cho phép các bác sĩ gia đình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Bà Merkel từng nói rằng tất cả công dân Đức sẽ được chủng ngừa trước ngày 21/9, tức 5 ngày trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang.
Hiện nhiều người Đức tỏ ra bất bình về tốc độ triển khai chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại nước này. Chương trình tiêm chủng tiếp tục gặp trở ngại khi nhà chức trách quyết định tạm dừng tiêm vaccine của AstraZeneca (Anh) trong thời gian đợi đánh giá thêm về tác dụng phụ.
* Ba Lan cùng ngày cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất kể từ đầu năm nay, với 27.278 ca. Tới nay, đất nước với 38 triệu dân này đã ghi nhận 1.984.248 ca mắc, trong đó có 48.388 ca tử vong do COVID-19.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, ngày 17/3, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski tuyên bố chính phủ sẽ ban hành lệnh hạn chế mới trên toàn quốc, có hiệu lực từ ngày 20/3 – 9/4 tới. Theo lệnh hạn chế mới, tất cả các cơ sở lưu trú, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng và các cơ sở thể thao sẽ đóng cửa. Ngoài ra, hầu hết các dịch vụ khác như nhà hàng, câu lạc bộ, quán bar, trung tâm thể dục và trượt tuyết vẫn tiếp tục đóng cửa ở Ba Lan. Các nhà thờ vẫn mở cửa như trước đây, nhưng phải giới hạn số lượng người và đảm bảo giãn cách. Tất cả các trường học ở Ba Lan sẽ vẫn đóng cửa từ tuần tới.
* Cũng trong ngày 18/3, Azerbaijan thông báo phát hiện các trường hợp đầu tiên mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh.
Theo Trung tâm Huyết học – Truyền máu trung ương, biến thể này được phát hiện trong 3 mẫu xét nghiệm và vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được sử dụng tại Azerbaijan vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể mới.
Hồi tháng 1, Azerbaijan, đất nước có khoảng 10 triệu dân, đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho toàn dân bằng vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc). Tới nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 242.491 ca mắc COVID-19 và 3.307 ca tử vong.
Đức khẳng định công dụng của vaccine AstraZeneca
Nước Đức sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID19 của hãng AstraZeneca do chưa có bằng chứng rõ rệt nào về các phản ứng phụ nghiêm trọng từ việc tiêm phòng loại vaccine này.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bremen, Đức ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Viện Paul Ehrlich (PEI) - cơ quan chuyên trách phê duyệt vaccine của Đức - tối 11/3 khẳng định cho tới nay không có bằng chứng cho thấy ca tử vong ở Đan Mạch có liên quan đến vaccine của AstraZeneca. PEI cho biết, với những kết quả kiểm tra sơ bộ, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đã tái khẳng định những đách giá tích cực đối với loại vaccine này. Việc có 30 người gặp sự cố về huyết khối gây tắc mạch trong số gần 5 triệu người được tiêm vaccine của AstraZeneca chỉ tương đương với tỷ lệ ghi nhận trong dân số khi họ không được tiêm chủng. EMA còn nêu rõ lợi ích của vaccine vẫn cao hơn những nguy cơ mà vaccine có thể đem lại và vaccine vẫn có thể được sử dụng trong thời gian tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra liên quan.
Đây cũng là quan điểm của Viện Paul Ehrlich khi cơ quan này đánh giá lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro đã biết trong các trường hợp được báo cáo. Tính đến ngày 26/2, Đức đã có 363.645 người được chủng ngừa bằng vaccine của AstraZeneca, 5,4 triệu người được chủng ngừa bằng vaccine của BioNTech/Pfizer và 168.189 người chủng ngừa bằng vaccine của Moderna.
Đức đưa ra tuyên bố trên sau khi có một số nước trong khu vực như Đan Mạch, Na Uy và Iceland báo cáo về một số trường hợp bị rối loạn đông máu sau khi được tiêm phòng vaccine. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 13.928 ca nhiễm mới và 310 ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở Đức là 128.300 người.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,4 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 115.420.726 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.562.923 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 91.213.320 người. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia chịu ảnh...