Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Philippines phong tỏa vùng thủ đô Manila
Từ ngày 29/3, vùng thủ đô Metro Manila – trung tâm kinh tế của Philippines – và 4 tỉnh phụ cận bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại địa phương này khi số ca nhiễm mới liên tục tăng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại Manila, Philippines, ngày 23/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cụ thể, hơn 24 triệu người sống tại vùng thủ đô Metro Manila phải ở trong nhà, ngoại trừ những người làm việc trong các ngành thiết yếu. Các buổi lễ tại nhà thờ và hoạt động tập trung đông người đều bị cấm. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 18h đến 5h sáng hôm sau và giảm tối đa hoạt động giao thông công cộng. Chỉ các siêu thị, cửa hàng thuốc và cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu được phép hoạt động. Hoạt động tập thể dục ngoài trời cũng bị cấm.
Lực lượng cảnh sát đã triển khai nhiều chốt kiểm tra trên đường phố thủ đô Manila để đảm bảo người dân thực hiện nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa.
Bộ Y tế Philippines cảnh báo lệnh phong tỏa có thể kéo dài nếu số ca nhiễm mới không giảm. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Delfin Lorenzana, người đứng đầu cơ quan xử lý dịch bệnh COVID-19, khẳng định để ngỏ mọi phương án. Theo giới chức y tế Philippines, sự lây lan của các biến thể SARS-CoV-2 là nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới tại nước này liên tục tăng và đến nay, tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này đã lên tới hơn 720.000 ca.
Video đang HOT
Trước đó, Philippines từng áp đặt lệnh phong tỏa trong nhiều tháng, khiến hàng triệu người mất việc làm và nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn khó. Lệnh phong tỏa lần này ảnh hưởng đến 20% dân số nước này – tương đương với hơn 24 triệu người – và 50% hoạt động sản xuất kinh tế của cả nước.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Harry Roque nêu rõ tái áp đặt lệnh phong tỏa có thể gây ra nhiều hậu quả và đây là một quyết định rất khó khăn với chính phủ. Theo Bộ Ngân sách quốc gia, chính phủ sẽ có hình thức hỗ trợ cho gần 23 triệu người chịu ảnh hưởng của lệnh phong tỏa.
* Ngày 29/3, Bồ Đào Nha đã gia hạn quyết định tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Anh và Brazil cho đến ngày 15/4, ngoại trừ các chuyến bay đưa người về nước và chuyến bay nhân đạo.
Dịch bệnh COVID-19 tại Bồ Đào Nha đã trở nên phức tạp hơn vào đầu năm 2021 do sự lây lan của các biến thể của SARS-CoV-2, khiến các bệnh viện có nguy cơ quá tải. Nước này đã buộc phải đình chỉ các chuyến bay từ Anh và Brazil từ tháng 1 để ngăn chặn dịch COVID-19. Bồ Đào Nha đưa ra quy định bắt buộc những người trở vệ từ Anh, Nam Phi và Brazil phải xuất trình giấy xét nghiệm được thực hiện 72 giờ trước khi lên máy bay và thực hiện cách ly 14 ngày.
Đến nay, Bồ Đào Nha ghi nhận tổng cộng 820.407 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 16.837 ca tử vong.
Trong khi đó, ngày 29/3, chính quyền đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế như cho phép mở cửa các bể bơi, bãi biển và rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh từ 21 ngày còn 14 ngày. Tuy nhiên, các quán rượu, karaoke sẽ tiếp tục đóng cửa.
Trong hai ngày qua, Hong Kong đã không ghi nhận ca nhiễm mới nào sau khi bùng phát một ổ dịch vào đầu tháng khiến hàng nghìn cư dân phải cách ly.
Theo trang thống kê worldometers.info, Hong Kong ghi nhận tổng cộng 11.455 ca nhiễm, trong đó có 205 ca tử vong do COVID-19.
Philippines phong tỏa 24 triệu dân
Philippines tái áp đặt biện pháp phong tỏa ở thủ đô Manila và các tỉnh lân cận sau khi số ca nhiễm nCoV mới tăng mạnh.
Phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines Harry Roque hôm nay thông báo chính phủ sẽ áp lệnh phong tỏa Vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận từ ngày 29/3-4/4, trong bối cảnh nhiều bệnh viện đang chật vật đối phó với số ca nhiễm nCoV tăng mạnh trong những ngày qua.
Người dân được yêu cầu làm việc tại nhà trừ khi nằm trong nhóm lao động thiết yếu, các phương tiện vận tải công cộng sẽ bị ngừng hoạt động. Mọi buổi tụ tập đông người cũng bị cấm, lệnh giới nghiêm được thực thi từ 18h hôm trước đến 5h hôm sau. Các cửa hàng không thiết yếu cũng phải đóng cửa.
Người dân Philippines đi qua một chốt kiểm soát ở ngoại ô Manila hôm 23/3. Ảnh: AFP .
Quyết định sẽ ảnh hưởng tới khoảng 24 triệu người, chiếm một phần năm dân số Philippines, tại khu vực được coi là trái tim của nền kinh tế. "Virus là kẻ thù, chứ không phải chính phủ. Chúng tôi dự đoán tốc độ lây nhiễm sẽ chậm lại nếu mọi người ở nhà. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ người dân", phát ngôn viên Roque cho hay.
Thông báo được đưa ra sau khi Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 9.595 ca nhiễm nCoV, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới trên 9.000. Philippines hiện ghi nhận hơn 712.000 người nhiễm nCoV, trong đó hơn 13.000 người đã chết. Nước này đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng nCoV "siêu lây nhiễm" từ Anh, Brazil và Nam Phi, cùng một biến chủng nội địa có đặc điểm giống chủng Brazil.
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Philippines cảnh báo rằng quốc gia này có thể ghi nhận lên tới 10.000-11.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, 60% người dân không muốn tiêm chủng do lo ngại về an toàn, theo cuộc khảo sát của Pulse Asia với 2.400 người được hỏi trong khoảng thời gian ngày 22/2 - 3/3. Con số này là 47% trong cuộc khảo sát hồi tháng 11/2020.
Philippines bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 1/3 và đã tiêm cho 508.000 người, chưa bằng 1% mục tiêu tiêm cho 70 triệu người trong năm nay.
Ca mắc COVID-19 gia tăng, Philippines siết chặt các biện pháp cách ly Ngày 27/3, Philippines thông báo sẽ áp đặt trở lại các biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận. Người phát ngôn của Chính phủ Philippines Harry Roque cho biết các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 29/3 đến ngày 4/4. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi mua sắm...