Dịch Covid 19: Đẹp như “cổ tích” hình ảnh bác sĩ cùng bệnh nhân ngắm mặt trời lặn
Khoảnh khắc đẹp, bình yên, ấm áp lạ thường giữa bác sĩ và bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngay khi vừa được đăng tải đã chạm đến trái tim hàng triệu triệu người trên thế giới.
Nhưng, điều “bí ẩn” tuyệt vời “giúp điều trị bệnh” và mối quan hệ xúc động giữa người với người đằng sau bức ảnh đó còn khiến chúng ta “sốc” hơn nhiều!
Hình ảnh đẹp này được đăng tải trên Weibo chính thức của bệnh viện Trung Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải. Vào ngày 5 tháng 3, bác sĩ Lưu Khải (Liu Kai), thành viên của Bệnh viện Trung Sơn chi viện cho Hồ Bắc, trên đường đưa bệnh nhân đi chụp CT, đã dừng lại để bệnh nhân ngắm mặt trời lặn. Đó là một người đàn ông 87 tuổi đã nhập viện gần một tháng.
Hình ảnh hai nhân vật trong ráng chiều, một bệnh nhân và một bác sĩ, đã chạm đến trái tim của vô số cư dân mạng sau khi khoảnh khắc ấm áp này được đăng tải.
“Bức ảnh này thật đẹp,” cư dân mạng Frank Qi nói. Một cư dân mạng khác, Gao Xin, cho biết anh “quá xúc động” và đã để lại comment khen ngợi bằng biểu tượng những bông hoa. Khoảnh khắc quý giá này khiến nhiều người cảm thấy yên bình và ấm áp lạ thường.Một số người nói rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu của họ đối với thế giới bất cứ lúc nào.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tối hôm đó, bác sĩ Lưu KHải, 27 tuổi, trở về phòng sau một ngày bận rộn và nhận cuộc gọi phỏng vấn của các nhà báo đang xếp hàng qua điện thoại. Anh cho biết, cụ ông 87 tuổi này được đưa vào bệnh viện với tư cách là một bệnh nhân nguy kịch. Với sự giúp đỡ của đội ngũ y tế Thượng Hải, tình trạng thể chất của ông đã tiếp tục được cải thiện. Vào lúc hơn bốn giờ chiều hôm đó, bác sĩ Lưu Khải đã đẩy ông đi kiểm tra CT và theo dõi. Trên đường trở lại phòng bệnh, anh tình cờ để ý thấy cảnh mặt trời lặn ở một góc bệnh viện.
Video đang HOT
“ Tôi thấy cụ ông đang rất vui, nên hỏi xem liệu ông có muốn ngắm hoàng hôn một lúc không, ông ấy nói có, và thế là chúng tôi dừng lại xem.”
Lưu Khải cho biết, bệnh nhân này đã không nhìn thấy ánh sáng trong suốt một tháng. Thực ra ngay với bản thân anh mà nói, mỗi ngày đều ra khỏi nhà từ rất sớm để tới bệnh viện, và trở về nhà vào lúc đêm khuya, một ngày dài làm việc trong phòng bệnh nên cũng hiếm khi nhìn thấy mặt trời. Bởi vậy, khi cả hai cùng đắm mình trong ánh hoàng hôn chiều hôm đó, họ đều thực sự cảm thấy vui và ấm áp.
“Ông cảm thấy sao?” Sau khi im lặng một lúc, Lưu Khải hỏi bệnh nhân. Cụ ông đáp lại: “Hoàng hôn rất đẹp!“
Ngắm được khoảng ba bốn phút, bác sĩ Lưu Khải biết rằng tình trạng của ông cụ vẫn chưa được hoàn toàn ổn định, nhiệt độ ngoài trời cũng không cao, vì vậy anh đã đẩy bệnh nhân trở lại phòng bệnh luôn. Lưu Khải nói rằng sau khi trở về phòng, tâm trạng của bệnh nhân khá tốt và sớm nghỉ ngơi.
Theo S.S (Theo NewQQ)
Phút cuối của bệnh nhân Covid-19
Lúc lâm chung, bà cụ vô cùng minh mẫn, xin bác sĩ gọi điện giúp để từ biệt cô cháu gái, rồi cụ ra đi.
Bác sĩ Francesca Cortellaro, bệnh viện San Carlo Borromeo ở Milan, Italy là một trong những nhân viên y tế tuyến đầu được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế, cô kể về cuộc đấu tranh giữa các bệnh nhân và đại dịch.
Cortellaro hỏi: "Bạn biết điều gì đau lòng nhất không? Đó là thấy bệnh nhân phải ra đi một mình, lắng nghe khi họ cầu xin bạn cho phép nói lời vĩnh biệt người thân".
Italy là nơi ngoài Trung Quốc đại lục ghi nhận nhiều ca dương tính với Covid-19 nhất, con số đã lên tới hơn 17.000. Trong đó, 1.266 bệnh nhân đã tử vong, hầu hết là người cao tuổi.
"Họ tự cảm nhận được rằng mình sắp qua đời. Nhiều người vẫn minh mẫn, không mắc chứng ngủ rũ. Như thể đang chết đuối vậy, nhưng nó đủ chậm để họ hiểu được tình hình", bác sĩ Cortellaro chia sẻ.
Bác sĩ trong trong bệnh viện dựng tạm tại Italy. Ảnh: Sky News
Cô kể lại, gần đây, một bệnh nhân đã yêu cầu cô cho gặp cháu gái của mình trước lúc lâm chung.
"Tôi rút điện thoại ra và gọi cho cô ấy qua video. Họ nói lời từ biệt. Ngay sau đó thì bà ấy qua đời. Giờ đây điện thoại tôi có một danh sách dài các cuộc gọi video. Tôi gọi đó là 'Danh sách vĩnh biệt'", Cortellaro nói.
Nhiều y bác sĩ tại Italy từng ngày vật lộn với tỷ lệ bệnh nhân tăng vọt. Nỗi sợ hãi đè nặng lên hệ thống chăm sóc sức khoẻ quốc gia vốn được coi là tốt nhất trên thế giới, với lo ngại y tế sẽ không thể theo kịp tốc độ lây lan của virus.
Tại thị trấn Bergamo phía bắc Italy, nhà chức trách buộc phải biến một nghĩa trang thành nhà xác vì họ không thể xử lý lượng bệnh nhân tử vong do Covid-19. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi căn bệnh.
Nhà nguyện All Saints được trưng dụng làm nhà xác. Mỗi ngày có khoảng 40 quan tài chuyển đến đây trước khi chôn cất hoặc hoả táng.
Các nhà tang lễ làm việc 24 giờ một ngày nhưng vẫn không thể theo kịp lượng người tử vong. Gia đình của các bệnh nhân thường phải chờ vài ngày trước khi hoả táng.
Chính phủ Italy phong toả toàn bộ đất nước. Các buổi hội họp đông người và lễ tang bị cấm. Điều này cũng có nghĩa là gia đình bệnh nhân thậm chí không thể từ biệt người thân.
Roberto Cosentini, một bác sĩ tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII đã ví khu vực Lombardy với "tâm chấn của một trận động đất". Ông cho biết phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi. Họ thường ở trong tình trạng nghiêm trọng đến mức cần đặt nội khí quản hoặc thở máy.
"Mỗi buổi chiều lại giống như một cơn địa chấn mới. Các bệnh viện đều tràn ngập bệnh nhân. Nếu không có thêm giường bệnh, bác sĩ hoặc y tá, chúng tôi sẽ không thể cầm cự được lâu hơn", ông nói.
Thục Linh (Theo Sky News)
Theo vnexpress.net
Nhiều người TQ khỏi virus corona trở lại bệnh viện làm điều bất ngờ Các bác sĩ ở Trung Quốc đang tích cực sử dụng huyết tương của những người đã được chữa khỏi virus corona trong điều trị bệnh. Cho đến nay, 245 bệnh nhân đang được điều trị theo cách này, tính hiệu quả và an toàn của phương pháp đã được chứng minh, phát ngôn viên Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc...