Dịch Covid-19: Đây là lý do người Ý tử vong nhiều vì virus corona
Tỷ lệ tử vong cao do virus corona (Covid-19) ở Ý là do có nhiều người cao tuổi và thêm nữa là mức thấp về thông tin triệu chứng bệnh.
Đó là nhận định của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới ở Nga, bà Melita Vujnovich, trong cuộc phỏng vấn của RBC.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Ý.
“Mọi người đơn giản là không thể hiểu rằng họ đã nhiễm bệnh Covid-19 mà không biết về các triệu chứng và cần đi đâu để khám cũng như điều trị”, bà nói.
Bà Vujnovi lưu ý rằng ở một số quốc gia trong nhóm những người ở độ tuổi trên 80 thì tỷ lệ tử vong do Covid-19 có thể tới 14%. Hơn nữa, theo quy luật, ở trẻ em thì bệnh tiến triển ở dạng nhẹ và tương tự như SARS.
Video đang HOT
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố sự bùng phát chủng mới virus corona Covid-19 lây lan từ Trung Quốc là đại dịch.
Theo thống kê, tổng cộng có 154.000 người bị nhiễm bệnh ở hơn 130 nước, 5.812 người chết, hơn 75.000 bệnh nhân đã hồi phục. Ở châu Âu, Ý chiếm vị trí đầu tiên về lây lan Covid-19. Theo tờ La Repubblica, số ca nhiễm virus Covid-19 ở Italia đã tăng lên hơn 24.000 người và hơn 1.800 người tử vong.
Theo danviet.vn
Bệnh nhân Ebola cuối cùng ở Congo xuất viện, dịch bệnh sắp kết thúc
Bệnh nhân Ebola cuối cùng đã được điều trị khỏi tại Congo và xuất viện ngày 3/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết. Đợt bùng phát kéo dài 19 tháng chính thức sắp chấm dứt.
Người nhận được giấy chứng nhận sống sót là cô Semida Masika. Cô nói rằng cô rất vui mừng được trở về nhà. "Vì tôi là người sống sót cuối cùng (của dịch Ebola), tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc (đến đội ngũ y tế) và tạ ơn Chúa", cô nói.
Các nhân viên bệnh viện ở Beni, thành phố phía đông bắc Congo, đã nhảy mủa, hát ca và đánh trống để ăn mừng sự kiện trọng đại: bệnh nhân Ebola cuối cùng của nước này được chữa khỏi. Lần đầu tiên kể từ khi công bố dịch bệnh vào tháng 8/2018, đến nay Congo mới chính thức không có ca bệnh nào, theo Reuters.
Trong 19 tháng qua, virus đã giết chết 2.264 người và lây nhiễm gần 1.200 người ở Congo, khiến nước này trở thành ổ dịch Ebola tồi tệ thứ hai trong lịch sử. Đứng đầu là dịch Ebola Tây Phi 2013-2016 giết chết hơn 11.000 người.
Congo đã trải qua 14 ngày mà không ghi nhận thêm trường hợp mới nào mắc bệnh. Dịch bệnh sẽ được tuyên bố kết thúc sau 42 ngày không có ca nhiễm mới. Thời gian ủ bệnh tối đa của chủng virus này là 21 ngày.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh bước tiến triển mới của dịch bệnh ở quốc gia Trung Phi. "Đây là tin tức rất tốt không chỉ với tôi mà với toàn thế giới", ông nói trong cuộc họp báo hôm 3/3.
Điều phối viên được chỉ định về dịch bệnh của Liên Hợp Quốc đã từ chức để quay lại với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Congo.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của WHO cảnh báo rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, với lý do khó theo dõi tình hình phát triển ở phía đông Congo, nơi tình trạng bạo lực dân quân đang leo thang.
"Vì môi trường an ninh phức tạp, không thể loại trừ việc lây lan Ebola bên ngoài các nhóm được theo dõi hiện thời", phát ngôn viên WHO, Tarik Jasarevic, nói. "Chỉ một ca nhiễm có thể làm dịch bùng phát trở lại".
Đây là đợt bùng phát thứ 10 của Congo kể từ năm 1976. Các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp của nước này được coi là ổ bệnh của Ebola.
Khi các ca nhiễm Ebola giảm vào tháng trước, nó đã bị lu mờ bởi sự bùng phát nhanh chóng của virus corona trên toàn thế giới. WHO tin rằng dịch bệnh Covid-19 vẫn đang là "trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu".
Theo danviet.vn
Covid-19 lây lan mạnh hơn SARS, nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn Một nghiên cứu trên 72.000 ca nhiễm và nghi nhiễm virus corona xác nhận nghi ngờ của giới khoa học là Covid-19 lây lan mạnh hơn dịch SARS và MERS, nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nghiên cứu trên, được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc, công bố trên Tạp...