Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn cho các cuộc bầu cử trên thế giới

Theo dõi VGT trên

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối c ảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử.

Hàn Quốc chưa bao giờ hoãn một cuộc bầu cử nào trước đây và đại dịch Covid-19 cũng không khiến nước này quyết định hoãn tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội ngày 15/4.

Trong khi đó, ít nhất 47 nước đã hoãn các cuộc bầu cử do dịch Covid-19, bao gồm: Sri Lanka, Anh, Pháp, Ethiopia. Ở Mỹ, một số bang đã hoãn các cuộc bầu cử sơ bộ ứng viên Tổng thống. Pháp cũng đã hoãn một số cuộc bầu cử địa phương sau khi số ca mắc Covid-19 tăng vọt.

Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn cho các cuộc bầu cử trên thế giới - Hình 1
Tổng thống Moon Jae-in đi bỏ phiếu sớm ngày 10/4. Ảnh: AP

Ba Lan quyết định tiến hành bầu cử Tổng thống ngày 10/5 tới bằng hình thức gửi lá phiếu qua đường bưu điện. Một số nước còn đang cân nhắc có tiến hành cuộc bầu cử đúng thời điểm dự kiến hay không.

Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.

Các nước đang ở các giai đoạn khác nhau của dịch Covid-19. Dịch bệnh ở Hàn Quốc đã chạm đỉnh từ sớm, và đây cũng là một lý do chính phủ nước này nhận được nhiều lời đánh giá cao về việc kiểm soát dịch bệnh. Hàn Quốc không ban hành lệnh phong tỏa và trong số hơn 10.500 ca mắc bệnh, đã có hơn 7.400 ca phục hồi.

Hàn Quốc tổ chức bầu cử như thế nào?

Hàn Quốc cũng đã điều chỉnh một số quy định bầu cử theo hướng linh động hơn trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tính đến 16h chiều 15/4, có đã có 26,3 triệu cử tri, tương đương 59,7% trong tổng số 44 triệu cử tri hợp pháp, đã hoàn thành nghĩ vụ của mình. Tỷ lệ này đã cao hơn so với con số 58% của năm 2016 và được dự báo là sẽ vượt mức 60% lần đầu tiên trong 16 năm kể từ khi tỷ lệ này đạt 60,6% trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2004.

Theo ủy ban bầu cử quốc gia Hàn Quốc, hơn 11 triệu người – chiếm 26,7% số cử tri đăng ký – đã bỏ phiếu sớm để tránh cảnh tụ tập đông người. Những người đi bầu cử sớm và cả những người đi bỏ phiếu đúng ngày 15/4 đếu được kiểm tra nhiệt độ ngay từ cửa vào. Các điểm bỏ phiếu được khử trùng thường xuyên và bất cứ người nào có nhiệt độ trên 37,5 độ C phải bỏ phiếu ở một địa điểm riêng biệt. Khoảng 20.000 nhân viên bổ sung được triển khai để thực hiện các biện pháp bất thường như thế này.

Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn cho các cuộc bầu cử trên thế giới - Hình 2
Các cử tri phải đeo khẩu trang và được kiểm tra nhiệt độ từ lối vào. Ảnh: Yonhap.

Các điểm bỏ phiếu đặc biệt cũng được thiết lập tại các khu cách ly tập trung do chính phủ điều hành, và tất cả những người đang tự cách ly tại nhà cũng được phép rời khỏi nhà để đi bỏ phiếu sau khi các điểm bỏ phiếu công cộng đóng cửa lúc 18h ngày 15/4 theo giờ địa phương.

Các cử tri mà CNN phỏng vấn tỏ ra khá ủng hộ quyết định của chính phủ Hàn Quốc. Một số người nói rằng dịch bệnh đã khiến cho việc đi bỏ phiếu trở nên quan trọng hơn.

“Tôi không quá lo ngại về việc sẽ nhiễm virus (SARS-CoV-2) tại các điểm bỏ phiếu, bởi chúng tôi luôn ý thức việc giãn cách xã hội”, ông Lee Chang-Hoe, 53 tuổi, chủ một cửa hàng trong khu chợ ở Dongdaemun, nói.

“Cũng giống như một dòng sông đóng băng trong mùa đông, mặc dù có lớp băng dày trên về mặt nhưng nước vẫn chảy bên dưới – tôi nghĩ cuộc bầu cử này cũng vậy, mặc dù đại dịch đang bùng phát, các cuộc bầu cử vẫn diễn ra”, ông Lee Chang-Hoe cho biết.

Trong khi đó, ông Miha Hribernik, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro châu Á tại công ty tư vấn Verisk Maplecroft cho rằng, cuộc bầu cử của Hàn Quốc cho thế giới thấy rằng việc tổ chức bỏ phiếu trong bối cảnh đại dịch vừa là điều có thể thực hiện, vừa đem lại lợi ích cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Video đang HOT

Cuộc bầu cử quốc hội ở Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này được dư luận thế giới đánh giá cao về cách kiểm soát dịch Covid-19 dù không cần dùng đến các biện pháp quyết liệt nhất. Chính điều này đã trở thành cú hích lớn đối với Tổng thống Moon Jae-in và đảng Dân chủ.

Theo một cuộc thăm dò của Gallup được công bố hồi tuần trước, Đảng Dân chủ của Tổng thống Moon Jae-in dẫn trước phe đối lập với tỷ lệ 41%/23%.

Lựa chọn vẫn tổ chức bầu cử

Các chuyên gia cho rằng, dù lựa chọn vẫn tổ chức bầu cử hay trì hoãn bầu cử đều có những rủi ro, không phải đối với sức khỏe cộng đồng mà là đối với nền dân chủ.

“Theo trực giác, chúng tôi cho rằng, việc trì hoãn một cuộc bầu cử nghe có vẻ như phản dân chủ. Nhưng thực ra tính dân chủ có thể sẽ vẫn bị ảnh hưởng nếu tổ chức một cuộc bầu cử trong những thời điểm như thế này”, Toby James, Giáo sư về chính trị và chính sách công tại Đại học Đông Anglia nói.

Đã có những tiền lệ trước đây về việc tổ chức bầu cử trong bối cảnh khủng hoảng. Năm 1864, Mỹ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống bất chấp việc nước này đang ở giữa cuộc nội chiến. Năm 1918, khi dịch cúm Tây Ban Nha khiến 675.000 người chết (chỉ riêng ở Mỹ), nước Mỹ cũng vẫn tổ chức cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, dù tỷ lệ người đi bỏ phiếu là khá thấp, theo New York Times.

“Bầu cử là một nhiệm vụ mang tính hậu cần khá lớn. Chúng đòi hỏi mất hàng năm trời lên kế hoạch và rất khó để điều chỉnh lại những điều đã được xắp xếp tổ chức này”, ông nói.

Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn cho các cuộc bầu cử trên thế giới - Hình 3
Các bốt bỏ phiếu đặc biệt cũng được thiết lập tại các khu cách ly tập trung do chính phủ Hàn Quốc điều hành. Ảnh: Reuters

Bang Queensland của Australia đã tổ chức cuộc bầu cử các cơ quan địa phương hôm 28/3, và ủy ban bầu cử bang gọi các cuộc bầy cử này là “một dịch vụ thiết yếu”. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc tổ chức bầu cử dấy lên “rủi ro chết người” và các chuyên gia chính trị cũng cảnh báo tỷ lệ đi bỏ phiếu sẽ thấp.

Giống như Hàn Quốc, bang Queensland cũng đã có các biện pháp phòng ngừa. Cử tri được yêu cầu đem theo bút cá nhân và nước rửa tay được đặt ở các điểm bỏ phiếu. Những người phải cách ly do Covid-19 được phép bỏ phiếu qua điện thoại và khoảng 1/3 số cử tri đi bỏ phiếu sớm, để giảm bớt số người đi bỏ phiếu trực tiếp trong ngày bầu cử chính thức.

Ở Australia, việc bỏ phiếu là nghĩa vụ bắt buộc và bất cứ ai không đi bỏ phiếu ở Queensland có thể bị phạt tiền khoảng 133 USD. Mặt khác, các con số ban đầu cho thấy, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là khoảng 75%, thấp hơn so với 83% trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Tỷ lệ đi bầu thấp chỉ là một trong số các rủi ro trong việc tổ chức bầu cử trong bối cảnh đại dịch. Giáo sư James nói rằng, tỷ lệ cử tri đi bầu cũng đã giảm trong cuộc bầu cử các thị trưởng ở Pháp hồi giữa tháng 3 và cuộc bầu cử quốc hội được mong chờ từ lâu ở Mali vào khoảng 2 tuần sau đó.

Chuyên gia về luật bầu cử tại Đại học Queensland, Australia, ông Graeme Orr nói rằng, bang Queensland nên hoãn bỏ phiếu trực tiếp và thay bằng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện là “nguy hiểm” do những rủi ro về gian lận, các chuyên gia tin rằng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện sẽ là phương thức quan trọng khi bất cứ nước nào muốn tổ chức bầu cử trong bối cảnh đại dịch.

Chiến dịch vận động bị tác động không nhỏ

Các cuộc bầu cử là khoảng thời gian để thảo luận về một loạt chủ đề mà người dân quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, thực sự chỉ có 1 chủ đề thống trị các cuộc thảo luận.

Theo Giáo sư James, việc tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh khủng hoảng đồng nghĩa với việc các cuộc thảo luận thường sẽ bị hạn chế xung quanh chủ đề chính phủ của nước đó xử lý vấn đề như thế nào, có tốt hay không.

Đó là trường hợp đã xảy ra với cuộc bầu cử ở Queensland, khi mà các vấn đề không liên quan đến dịch bệnh gần như không được nói tới, theo chuyên gia Graeme Orr.

Một vấn đề khác là sự khó khăn của việc tiếp xúc cử tri. Đối với những nước đang áp đặt lệnh phong tỏa, thì các cuộc vận động, gặp gỡ cử tri dường như là điều không thể.

Đó cũng là điều mà cựu Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon đã nhận thấy trong chiến dịch vận động năm nay. Ông nói rằng, những cái ôm, những cái bắt tay đôi khi còn có sức ảnh hưởng hơn cả lời nói, nhưng việc giãn cách xã hội khiến điều đó trở nên bất khả thi. “Chúng ta bị hạn chế trong việc bày tỏ cảm xúc ở thời điểm này”, ông nói với CNN khi vận động tranh cử ở quận Jogno, thủ đô Seoul.

Dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn cho các cuộc bầu cử trên thế giới - Hình 4
Nhân viên giám sát bầu cử mặc đồ bảo hộ tại điểm bỏ phiếu sơ bộ ở Kenosha, Wisconsin, Mỹ ngày 7/4. Ảnh: Getty

Những năm gần đây, việc vận động tranh ở nhiều nước được tiến hành trực tuyến nhiều hơn, và các chiến dịch trực tuyến càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. Những người không thể truy cập internet vốn đã bị gạt ra ngoài với những hình thức vận động như vậy sẽ càng bị cô lập hơn nếu không có các biện pháp khác để tiếp cận họ.

Lựa chọn hoãn bầu cử

Đối mặt với tất cả những vấn đề kể trên – và một cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng – một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này cũng có những rủi ro. Đó là bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và đảm bảo tính hợp hiến.

Ví dụ ở bang New South Wales, các cuộc bầu cử chính quyền địa phương đã bị hoãn lại 1 năm, đồng nghĩa với việc các thị trưởng và thành viên hội đồng địa phương tiếp tục nắm quyền thêm 12 tháng nữa.

Sri Lanka cũng chưa ấn định thời điểm mới sau khi hoãn bầu cử Quốc hội theo dự kiến ban đầu vào ngày 25/4. Việc trì hoãn đã khiến nước này rơi vào tình thế khó khăn về mặt hiến pháp – quốc hội đã giải tán trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử theo dự kiến ban đầu, vì thế về mặt kỹ thuật, nước này hiện đang không có quốc hội.

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Mahinda Deshapriya cho biết, bà sẽ chọn 1 ngày mới trong tháng 5 tới. Theo bà việc ấn định lại thời điểm bầu cử là điều cần thiết để giữ được lòng tin của công chúng đối với quá trình này. Bất cứ quyết định nào về việc trì hoãn bầu cử cũng phải được thực hiện với sự ủng hộ từ các chính đảng, để tránh tình trạng các nhà lãnh đạo đơn phương ra quyết định nhằm kéo dài nhiệm kỳ của mình.

Và khi các nước cuối cùng cũng tổ chức các cuộc bầu cử của mình, họ không những phải đảm bảo việc bỏ phiếu từ xa là có thể thực hiện được đối với bất cứ ai, mà còn phải đảm bảo việc đi bỏ phiếu trực tiếp được đảm bảo vệ sinh, theo và Repucci./.

Hoàng Phạm

Báo chí quốc tế nể phục cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam

Nể trọng, ngưỡng mộ là cảm xúc chính thể hiện qua nhiều bài viết trên các trang báo quốc tế tuần qua khi nói về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam, Sputnik bình luận.

Trong bài viết đăng tải mới đây phân tích cách dập dịch của Việt Nam, tờ The Asean Post đặt câu hỏi: Phải chăng số người nhiễm bệnh thấp xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm COVID-19? Tuy nhiên, tờ báo này ngay sau đó khẳng định: Không, không phải là như vậy!

"Các nước khác trong ASEAN và phần còn lại của thế giới có thể rút ra bài học từ cách phản ứng mau lẹ và dứt khoát của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19", The Asean Post khẳng định.

Báo chí quốc tế nể phục cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam - Hình 1

Nhiều trang báo quốc tế viết về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam. (Ảnh: Reuters)

Tờ báo nhấn mạnh Việt Nam chiến thắng trong "cuộc chiến chống COVID-19" nhờ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kịp thời để theo dõi, cách ly người nhiễm bệnh và những người mà họ tiếp xúc. Việt Nam cũng duy trì giám sát chặt chẽ với các trường hợp nghi nhiễm.

The Strategist lưu ý, Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát biên giới và đưa các bệnh viện cùng cơ quan y tế địa phương vào tình trạng báo động cao chỉ 3 ngày sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, thậm chí trước cả khi Hồ Bắc ghi nhận các ca thiệt mạng đầu tiên.

Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc truyền thông và giáo dục cho người dân dựa trên sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ và hệ thống theo dõi các vật chủ mang vi sinh vật gây bệnh.

Theo The Strategist, tại Việt Nam, các công dân tự nguyện chia sẻ thông tin y tế cá nhân thông qua một ứng dụng do Chính phủ đề xuất với tên gọi NCOVI. Chính quyền các địa phương cũng tích cực tương tác với người dân thông qua mạng xã hội.

"Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy bằng cách tập trung đánh giá sớm các rủi ro, giao lưu và hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và công dân, một quốc gia với nguồn lực hạn chế vẫn có thể đối phó với đại dịch", tờ này bình luận.

Tờ Liberation của Mỹ so sánh cuộc chiến chống dịch của Mỹ và Việt Nam. Tờ báo sau đó rút ra kết luận rằng: Trong khi Mỹ vẫn đang phải loay hoay chống dịch, Việt Nam tập trung vào đảm bảo an toàn, sức khỏe của người dân và đã đạt thành tựu ấn tượng trong công tác phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.

Tờ báo Novosti Petrozavodsk của Nga dẫn lời chia sẻ của một phụ nữ Nga vừa trở về sau chuyến đi tới Việt Nam.

"Tôi rất thích cách người Việt Nam không do dự mà nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu. Tôi thích cách Nhà nước chăm lo tối đa cho công dân của mình: luôn sẵn cung cấp tất cả các thực phẩm và hàng hóa cần thiết, giá cả của mọi thứ đều được điều chỉnh giảm xuống", công dân Nga cho biết.

Tờ The New York Times của Mỹ cho hay, dù nguồn lực và tài chính vẫn còn thua kém Trung Quốc, Việt Nam vẫn gửi tặng 550.000 chiếc khẩu trang cho Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh.

Ngoài ra, Việt nam cũng gửi 390.000 khẩu trang cho nước láng giềng Campuchia và 340.000 chiếc cho Lào.

Mới đây, đích thân Tổng thống Trump cũng lên tiếng cảm ơn sau khi Việt Nam chuyển sang Mỹ 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont hỗ trợ nước này chống dịch.

Báo chí quốc tế nể phục cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam - Hình 2

Lô đồ bảo hộ Việt Nam được chuyển tới Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Tờ báo dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia nói rằng, Việt Nam đang bắt đầu chờ đợi sự hồi sinh các hoạt động kinh tế.

Tờ Reuters của Anh dẫn lại thông báo từ giới chức Hà Nội cho biết, Việt Nam có thể sản xuất 5,72 triệu khẩu trang phẫu thuật mỗi ngày để phục vụ công tác chống dịch.

Trong khi đó, The Guardian tỏ ra ấn tượng về tranh cổ động chống COVID-19 tại Việt Nam với hình ảnh nhân viên y tế đeo khẩu trang, đứng hiên ngang như một người lính, bên cạnh là khẩu hiệu " Ở nhà là yêu nước".

Tờ báo Anh nói rằng đây là thông điệp rõ ràng về tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến dịch COVID-19 ở Việt Nam.

SONG HY

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
05:20:44 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứngMẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng
18:15:31 23/12/2024

Tin mới nhất

Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

22:39:57 23/12/2024
Chiếc máy bay hạng nhẹ đã lao xuống trung tâm một thành phố ở Brazil, khiến toàn bộ 10 người trên khoang thiệt mạng.
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

22:33:55 23/12/2024
Mẹ của tỷ phú Elon Musk bày tỏ sự tự hào khi thấy con trai mình đang có mối quan hệ tích cực với vị tổng thống đắc cử.
Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

22:29:20 23/12/2024
Washington có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama nếu Panama tiếp tục áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ sử dụng tuyến đường thủy này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo.
Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

22:18:30 23/12/2024
Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước cơn địa chấn chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.
IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

22:12:03 23/12/2024
Kịch bản chính giả định xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn dự đoán cuộc chiến tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2026, ảnh hưởng đáng kể đến ổn định kinh tế.
Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

22:09:06 23/12/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry S. Truman và bắn hạ máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ ở Biển Đỏ cuối tuần qua.
Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

22:05:39 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đã đề nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tính đến lệnh ngừng bắn với Nga.
Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

21:57:18 23/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng người đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga) hôm 21/12 sẽ phải đối mặt với màn đáp trả hủy diệt.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

21:52:33 23/12/2024
Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

21:30:00 23/12/2024
Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

21:12:24 23/12/2024
Năm 2023 ghi nhận 148 vụ phạm tội liên quan đến loại súng giả này, phần lớn là các vụ cướp. Vấn đề này tiếp tục trầm trọng sang năm 2024, với 36 vụ được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 11.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

21:10:18 23/12/2024
Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.

Có thể bạn quan tâm

Siêu mẫu Lan Khuê 'đọ sắc' với Thanh Hằng tại lễ hội áo dài

Siêu mẫu Lan Khuê 'đọ sắc' với Thanh Hằng tại lễ hội áo dài

Sao việt

22:53:38 23/12/2024
Tuy không còn hoạt động nghệ sôi nổi như thời gian trước nhưng siêu mẫu Lan Khuê vẫn giữ vững phong độ, tự tin sải bước cùng Thanh Hằng, Lê Hoàng Phương, Xuân Hạnh...
Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Lạ vui

22:51:56 23/12/2024
Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu Đội quân đất nung nổi tiếng của Trung Quốc đã phát hiện ra thứ mà họ tin là bức tượng hiếm có.
Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Sao thể thao

22:50:13 23/12/2024
Bàn thắng vào lưới tuyển Myanmar của Nguyễn Xuân Son ở lượt trận cuối vòng bảng ASEAN Cup 2024 được bình chọn là một trong những pha lập công đẹp nhất giải đấu.
Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

Tv show

22:49:21 23/12/2024
Mới đây, khi góp mặt trong một chương trình truyền hình, Hari Won có những tiết lộ thú vị về Trấn Thành, khiến nhiều khán giả thích thú.
Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

Tin nổi bật

22:48:46 23/12/2024
Sau khi trình diện tại cơ quan công an, tài xế ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong ở TP Tuyên Quang đã có những lời khai ban đầu.
Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

Sao âu mỹ

22:47:14 23/12/2024
Elton John và David Furnish kết hôn vào tháng 12.2014 khi hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại Vương quốc Anh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Sức khỏe

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Hậu trường phim

22:43:05 23/12/2024
Việc Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy góp mặt trong phim tết Bộ tứ báo thủ khiến khán giả tranh luận, nghi ngờ về khả năng diễn xuất của các người đẹp này.
Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Góc tâm tình

22:36:38 23/12/2024
Chồng tôi 40 tuổi, là kỹ sư IT. Anh vốn là người đàn ông hiền lành, có trách nhiệm và rất thương vợ con. Từ ngày cưới, anh luôn là trụ cột gia đình, mang lại cảm giác an toàn cho tôi và hai con nhỏ.
Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Pháp luật

22:31:15 23/12/2024
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

Sao châu á

22:22:42 23/12/2024
Xuất hiện tại sự kiện diễn ra hôm 22.12, Clara thu hút ống kính với diện mạo khác lạ. Người đẹp được mệnh danh là bom sex xứ Hàn cũng gây chú ý cùng kiểu tóc ngắn cá tính.