Dịch Covid-19: Đại dịch trong quá khứ đã dạy chúng ta những gì?
Chủng virus corona mới Covid-19 đã lan sang 114 quốc gia và gây ra đại dịch. Đây không phải là dịch bệnh toàn cầu đầu tiên trong thế kỷ 21.
Nhân loại đã có cơ hội học hỏi từ cúm lợn, cúm gia cầm và SARS. Làm thế nào để kiểm soát được tình hình?
Đại dịch Covid-19 đã lan rộng toàn cầu.
Từ Trung Quốc đến Mỹ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo về đại dịch cho biết rằng, chủng virus này đang lan rộng khắp thế giới và hầu hết mọi người không có khả năng miễn dịch với nó.
“Trong những ngày và tuần tới, chúng tôi lo ngại rằng số ca mắc bệnh, tử vong và các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ tăng lên”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. Theo số liệu từ tổ chức này, tính đến ngày 13/ 3, đã có 4.976 người chết vì virus corona, hơn 136 nghìn người mắc bệnh.
Tại tâm điểm của dịch bệnh – Trung Quốc – tình hình đã bắt đầu hạ nhiệt. Trong số đó, có những người Trung Quốc cao tuổi cũng đang hồi phục: một cụ ông 100 tuổi ở Vũ Hán đã được chữa khỏi.
Nhưng ở nhiều quốc gia khác, tình hình đang ngày càng tồi tệ: trước hết, chúng ta có Ý, Mỹ và Iran. Tỷ lệ tử vong cao nhất do Covid-19 gây ra là trên Bán đảo Apennine (bán đảo Ý): cứ 20 người nhiễm bệnh thì có 1 người chết. Đã xuất hiện các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ và Honduras, và những trường hợp tử vong đầu tiên đã được báo cáo từ Bỉ, Thụy Điển, Ireland, Bulgaria và Indonesia.
Bài học cho tương lai
10 năm trước, thế giới đã phải đối mặt với một đại dịch khác. Cúm lợn, hay “cúm Mexico”, là loại virus chưa từng được phát hiện ở người trước đây. Những bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm cúm lợn được ghi nhận ở Mexico vào đầu mùa xuân năm 2009 và chính quyền coi căn bệnh này là bệnh cúm cuối mùa. Tuy nhiên, virus sau đó đã lây lan nhanh chóng ở các bang miền nam nước Mỹ.
Video đang HOT
Vào tháng Năm, gần 5,5 nghìn người Mỹ mắc bệnh, ở Mexico – hơn 3,5 nghìn người, ở Canada – 496 người. Ở Trung Quốc, chỉ có 6 người nhiễm bệnh.
Vào tháng Sáu, WHO công bố đại dịch đầu tiên trong thế kỷ 21: vào thời điểm đó, đã ghi nhận 30.000 chẩn đoán ở 74 quốc gia.
“Virus không còn có thể được truy dấu theo chuỗi từ người này sang người khác. Sự lây lan của dịch bệnh là không thể tránh khỏi”, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Trần Phùng Phú Trân thừa nhận khi đó.
Truyền thông liên tục nói về “đại dịch đáng sợ”. Họ thậm chí còn thảo luận về khả năng virus xâm nhập vào Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.
Không giống như chủng Covid-19 mới, khiến phần lớn người già tử vong, 80% nạn nhân chết vì cúm lợn là dưới 65 tuổi. Các quốc gia có vấn đề về giám sát và kiểm soát thực phẩm bị ảnh hưởng đặc biệt. WHO nhấn mạnh rằng thịt lợn nấu chín đúng cách không gây hại cho sức khỏe.
Ngay cả Tây Âu cũng không thể chống được dịch bệnh. Khó khăn nảy sinh với công tác hậu cần, phát triển vắc-xin và sự phối hợp giữa các bác sĩ “tuyến đầu”.
Năm 2009, WHO cho biết, 18.449 người chết vì cúm lợn (ở Nga có 3.122 người mắc bệnh, 14 người chết). Tuy nhiên, sau đó, những kết quả này đã đặt ra nghi vấn. Theo đó, tạp chí PLOS Medicine tuyên bố rằng đại dịch cúm đã giết chết 203 nghìn người.
Hậu quả kinh tế để lại của “dịch cúm Mexico” cũng rất nặng nề. Ngành du lịch toàn cầu đã mất 2,2 tỷ đô la. Ngoài ra, nhiều quốc gia đã cấm nhập khẩu thịt lợn, mặc dù các chuyên gia, bao gồm cựu Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, cho rằng điều này là không hợp lý.
Cùng với đó, ngành vận tải hàng không cũng bị ảnh hưởng. Người dân Nga, theo sáng kiến riêng của mình, đã từ chối bay đến một số quốc gia, ví dụ như Tây Ban Nha. Tuy nhiên, không có khuyến nghị chính thức nào từ Bộ Ngoại giao.
10 trước, WHO tuyên bố rằng thế giới “đã không sẵn sàng trước đại dịch cúm nghiêm trọng, cũng như bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào đe dọa sức khỏe cộng đồng một cách lâu dài trên toàn cầu”.
Từ đại dịch đến đại dịch
Người ta vẫn nhớ đến dịch SARS, xảy ra ngay từ đầu thế kỷ. Từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, 774 người đã chết với tổng cộng 8096 trường hợp mắc bệnh. Sau đó, dịch cúm do virus H5N1 gây ra ở gia cầm xảy ra ở châu Á. Virus lây lan giữa các động vật khác nhau và truyền cả sang người. Từ 2003 đến 2009, đã có 262 người chết ở 16 quốc gia trên thế giới vì căn bệnh này.
Trận dịch năm 1918.
Trong thế kỷ trước, đại dịch xảy ra cứ sau vài thập kỷ.
Vào những năm 1957-1958, và sau đó vào năm 1968, hai đợt cúm thuộc “đại dịch cúm châu Á” đã càn quét khắp thế giới, giết chết 1 – 4 triệu người. Nhưng dịch bệnh gây tử vong nhiều nhất là vào năm 1918-1919.
Dịch cúm Tây Ban Nha là dịch bệnh gây ra do virus thuộc chủng cúm A/H1N1. Dịch không thật sự đến từ Tây Ban Nha – chỉ là tại chính đất nước này, những nạn nhân đầu tiên đã được báo cáo. Người ta tin rằng virus đã xuất hiện ở Bán đảo Đông Dương, sau đó lây lan đến Mỹ, và ở đó dịch bệnh đã bùng lên ở Kansas. Cùng với binh lính và công nhân trong Thế chiến thứ nhất, dịch bệnh đã di chuyển sang châu Âu.
Trong điều kiện thiếu thốn vệ sinh, dinh dưỡng kém và cuộc sống nơi chiến hào, căn bệnh này nhanh chóng lan sang binh lính quân đội. Khi chiến tranh kết thúc, việc xuất ngũ đã góp phần lan truyền sự lây nhiễm ra khắp châu Âu, và từ đó bằng đường biển, nó đến các lục địa khác.
Dịch cúm Tây Ban Nha chỉ “bỏ sót” một số khu vực khó tiếp cận của Brazil, các thuộc địa của Pháp và Mỹ ở Thái Bình Dương nhờ những biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt – cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Úc cũng bị cách ly trong một thời gian dài.
Dịch cúm Tây Ban Nha là dịch bệnh hiểm nghèo nhất trong lịch sử nhân loại : chỉ trong hai năm, 20 đến 50 triệu người đã chết vì căn bệnh này, và khoảng một phần ba dân số thế giới – ước khoảng 500 triệu người – đã mắc bệnh.
Theo danviet.vn
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự
Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác".
Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không quân ở California
Evans, 27 tuổi, là một trong 195 người Mỹ được di tản khỏi thành phố Vũ Hán trên một chuyến bay do chính phủ Mỹ sắp xếp. Máy bay chở những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán đã bay đến căn cứ không quân ở Nam California để các nhà chức trách xác nhận họ không nhiễm virus Corona đến nay đã khiến hàng ngàn người mắc bệnh và giết chết hơn 200 người.
Sau khi tới căn cứ không quân ở Nam California hôm 29/1, Evans và những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán khác, bao gồm trẻ em từ khoảng 1 tuổi đến 13 tuổi được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra cũng như vệ sinh mũi, họng và miệng.
"Một vài kết quả kiểm tra sẽ không thể lấy được trong vòng một tuần", Evans nói. Và điều đó có nghĩa là anh cùng những người khác sẽ phải tiếp tục ở lại căn cứ không quân này.
Dù môi trường xung quanh khá thoải mái, Evans và những người khác vẫn đang rất thận trọng trong việc hòa nhập với những người khác vì sợ lây nhiễm virus Corona.
"Tôi vẫn đeo mặt nạ và găng tay", anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Chúng tôi vẫn chưa biết có ai nhiễm virus hay không. Tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa chính. Bạn không biết liệu bạn có khỏe mạnh hay không".
Evans còn cho biết thêm rằng, trẻ em rất thích thời tiết ở Nam California và các nhà chức trách ở căn cứ không quân cũng rất quan tâm tới chúng khi cung cấp cho các em đồ chơi, xe đạp, bóng đá để các em vui chơi.
"Khi trời tối, mọi người nhận thức ăn và quay trở về phòng của họ", Evans tiết lộ và cho biết thêm anh sẽ ở lại căn cứ cho đến khi các xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus Corona.
Hiện chưa có ai trong số những người Mỹ ở căn cứ không quân nói trên có các triệu chứng nhiễm virus Corona nhưng các triệu chứng có thể bộc phát sau 14 ngày nhiễm virus.
Một người Mỹ cố trốn khỏi căn cứ không quân tối 29/1 nhưng bị phát hiện đã bị cách ly trong 2 tuần. Người này sẽ chỉ được tự do nếu không nhiễm virus sau khi có kết quả kiểm tra y tế, ông Jose Arballo Jr., người phát ngôn của cơ quan y tế cộng đồng của Nam California cho biết.
Theo danviet.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống! Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này. (Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị) Những ngày này, cả thế giới...