Dịch COVID-19 chiều 13-4: Toàn cầu 427.000 ca hồi phục
Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Trung Đông, với việc Israel ghi nhận hơn 11.000 ca nhiễm. Tại Mexico, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh sẽ chuyển sang cấp độ đại dịch trong vòng 10 ngày tới.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tính đến 13h30 hôm nay 13-4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 1,8 triệu ca nhiễm, hơn 114.000 ca tử vong và trên 427.000 ca hồi phục.
Israel vượt 11.000 ca bệnh, Thái Lan hơn 2.500 ca
Bộ Y tế Israel cho biết số ca bệnh COVID-19 tại nước này hiện là 11.145 ca, trong đó có 103 ca tử vong, 1.627 người đã khỏi bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giới chức Israel cho biết tỉ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 28,5% từ mức 4% vào ngày 1-3, theo Reuters.
Tại Thái Lan, ngày 13-4, số ca nhiễm virus corona mới tăng thêm 28 ca, số ca tử vong tăng thêm 2. Tổng cộng Thái Lan có 2.579 ca bệnh và 40 ca tử vong.
Tại Mexico, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh COVID-19 sẽ bước sang giai đoạn 3 (cấp độ đại dịch) trong vòng 10 ngày tới.
Hiện Chính phủ Mexico đang gấp rút tăng cường số giường bệnh điều trị và đã ký hợp đồng mua vật tư, trang thiết bị y tế từ Trung Quốc trị giá 56,5 triệu USD, cũng như đề nghị Mỹ bán 10.000 máy thở và 10.000 máy theo dõi để chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh.
Đến nay Mexico ghi nhận 4.661 ca bệnh, 296 trường hợp tử vong. Bên cạnh số ca tử vong trong nước, 181 công dân Mexico sống tại Mỹ cũng đã tử vong do COVID-19.
Người lao động làm công ăn lương nghỉ ngơi tại một công trường xây dựng đã bị tạm dừng vì dịch COVID-19, New Delhi, Ấn Độ – Ảnh: REUTERS
Ấn Độ lên kế hoạch nối lại một số ngành công nghiệp quan trọng
Mặc dù kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến cuối tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ đạo các bộ trưởng lên kế hoạch nối lại hoạt động của một số ngành công nghiệp quan trọng sau ngày 15-4 trong bối cảnh sinh kế của người nghèo đang bị ảnh hưởng.
Bộ Công nghiệp Ấn Độ khuyến khích khởi động lại một số dây chuyền sản xuất trong ngành ôtô, dệt may, quốc phòng, điện tử và một số ngành khác, theo hãng tin Reuters ngày 13-4. Các bộ khác cũng sẽ sớm trình lên thủ tướng kế hoạch nối lại một phần hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa của Ấn Độ vừa được kéo dài tới cuối tháng. Nước này hiện ghi nhận 8.447 ca bệnh và 273 ca tử vong.
Sri Lanka hỏa táng bắt buộc bệnh nhân tử vong vì COVID-19
“Thi thể của người tử vong vì COVID-19 cần được hỏa táng”, Bộ trưởng Y tế Sri Lanka tuyên bố.
Cho tới lúc này Sri Lanka có 210 ca nhiễm và 7 ca tử vong vì COVID-19. Yêu cầu nói trên của Bộ Y tế vấp phải phản đối từ những gia đình đạo Hồi. Họ không đồng ý hỏa táng người thân vì đạo Hồi không hỏa táng người đã mất.
Còn Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết các nạn nhân tử vong vì COVID-19 có thể chôn hoặc hỏa táng đều được.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
El Salvador, Guatemala phạt nặng người vi phạm quy định cách ly
Ngày 12-4, chính quyền El Salvador thông báo sẽ bắt giam tới 30 ngày và tước bằng lái xe (trường hợp lái xe) những người vi phạm lệnh cách ly bắt buộc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Chính phủ El Salvador cũng đang nghiên cứu khả năng ban bố tình trạng giới nghiêm trong trường hợp các ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng. El Salvador hiện ghi nhận 125 ca nhiễm bệnh, trong đó 6 ca tử vong.
Trong khi đó, cảnh sát Guatemala thông báo đã bắt giữ và xử phạt hành chính gần 10.000 người vi phạm lệnh giới nghiêm – được triển khai từ ngày 22-3, theo đó cấm người dân ra khỏi nhà từ 16h hôm trước đến 4h sáng hôm sau.
Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei cho biết sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp mạnh như bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra đường và đưa ra các mức phạt cao đối với người vi phạm. Hiện Guatemala ghi nhận 155 ca nhiễm bệnh, trong đó có 5 ca tử vong.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH
MINH KHÔI
Mỹ: Tỷ lệ tử vong cao bất thường ở bệnh nhân Covid-19 được cho dùng máy thở
Nhiều bác sĩ tại Mỹ đang cố gắng ít sử dụng máy thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hơn vì dường như có những trường hợp máy thở còn gây hại thêm cho phổi người bệnh.
Máy thở là thiết bị y tế giúp cung cấp oxy vào phổi của người bệnh đang bị suy hô hấp. Việc thở máy sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng và không thể tự nạp oxy vào phổi.
Theo các chuyên gia y tế, khoảng 40 - 50% bệnh nhân nhiễm Covid-19 được cho thở máy sẽ tử vong vì thời điểm này các triệu chứng đã quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tại New York, tâm dịch Covid-19 của Mỹ, giới chức y tế cho biết có tới 80% tổng số bệnh nhân được cho thở máy tử vong vì virus. Đây là một con số cao bất thường so với mặt bằng chung. New York cũng là bang có số ca nhiễm và tử vong vì virus cao nhất tại Mỹ.
Một số bác sĩ cho rằng, việc điều trị bằng máy thở trong một số trường hợp thực tế còn có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được dùng máy thở tại Pháp (ảnh: Businessinsider)
Tiến sĩ Tiffany Osborn, chuyên gia y tế tại Đại học Y Washington cho biết, máy thở có thể làm hỏng phổi của bệnh nhân và khiến bác sĩ khó thực hiện các biện pháp can thiệp vào phổi.
Negin Hajizadeh - bác sĩ chuyên khoa về bệnh hô hấp tại Đại học Y Northwell, New York, cho rằng, máy thở có thể là phương pháp tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi, nhưng không có nghĩa là nó cũng hoàn toàn tốt khi điều trị cho người nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Negin Hajizadeh cũng cho biết thêm rằng, hầu hết các bệnh nhân nhiễm Covid-19 điều trị tại bệnh viện của bà đều không hồi phục sau khi được cho dùng máy thở.
"Máy thở không phải là phương pháp điều trị tốt đối với mọi trường hợp. Một trong những phát hiện quan trọng nhất trong vài thập kỷ qua đó là việc oxy truyền từ máy thở có thể gây tổn thương phổi. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng", bác sĩ Eddy Fan, chuyên gia về bệnh hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Toronto (Canada), cho biết.
Công nhân đang sản xuất máy thở tại Tây Ban Nha (ảnh: Businessinsider)
Nhiều bác sĩ tại Mỹ hiện đang cố gắng tìm thêm các phương pháp điều trị Covid-19 và giảm sự phụ thuộc vào máy thở.
Bác sĩ Joseph Habboushe đang làm việc tại Manhattan, New York, cho biết, vài tuần gần đây, các bệnh viện tại thành phố thường xuyên cho bệnh nhân trong các phòng điều trị đặc biệt dùng máy thở, nhưng tỷ lệ tử vong cao bất thường đã khiến các bác sĩ cố gắng tìm thêm các phương pháp khác.
"Nếu có thể tìm được phương pháp điều trị tốt hơn việc dùng máy thở thì nhiều khả năng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả tốt hơn", bác sĩ Joseph Habboushe nói.
Tình trạng thiếu máy thở toàn cầu đã trở thành một câu chuyện lớn trong đại dịch. Các công ty lớn tại Mỹ, Anh, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế đang nỗ lực chạy đua với thời gian để hoàn thành những đơn hàng máy thở.
Ở Italia, các bác sĩ đang phải quyết định xem bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào có khả năng sống sót cao hơn và sẽ được cho dùng máy thở. Tại Tây Ban Nha, cảnh sát đã kêu gọi người dân hãy quyên góp các loại ống dẫn có thể dùng được để chế tạo thêm máy thở.
Nhân viên y tế chuyển thi thể của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến nhà xác tại New York (ảnh: Businessinsider)
Tại Mỹ, thống đốc các bang luôn miệng phàn nàn về tình trạng thiếu máy thở cho người nhiễm Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải viện đạo luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu một số công ty ô tô sản xuất máy thở cho các bệnh viện.
Nhiều quốc gia khác cũng cáo buộc Mỹ cạnh tranh không lành mạnh để giành giật vật tư y tế của họ, trong đó có cả máy thở. Tuy nhiên Mỹ bác bỏ điều này.
Theo các bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, máy thở rất quan trọng để sử dụng cho các ca nhiễm virus biểu hiện nặng, nhưng quan trọng hơn nữa, đó là cần tìm thêm những phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Hơn 21.000 người chết vì nCoV toàn cầu Số người chết tiếp tục tăng mạnh ở châu Âu, nâng số ca tử vong toàn cầu lên 21.174 trong số 467.520 ca nhiễm. Covid-19 xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Italy và Tây Ban Nha là những nước có số ca tử vong trong một ngày cao nhất trong khi số người nhiễm ở Mỹ tăng mạnh....