Dịch COVID-19: Châu Âu tiếp tục gia tăng các biện pháp chống dịch
Tình hình dịch viêm đường hô hấp COVID-19 tại châu Âu chưa có dấu hiệu thuyên giảm, theo đó ngày 4/11 một loạt quốc gia thông báo áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc tăng cường các biện pháp phong tỏa tại một số vùng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Varese, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau Italy, Pháp và một số nước, ngày 4/11, Cyprus thông báo sẽ áp đặt giới nghiêm ban đêm và một số biện pháp khác nhằm kiểm soát tình trạng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng đột biến trong vài ngày qua. Theo Bộ Y tế nước này, sau một thời gian duy trì số ca mắc mới COVID-19 thấp trong mùa Hè, quốc gia nằm ở Đông Địa Trung Hải này đang phải chứng kiến làn sóng dịch thứ hai khi số ca nhiễm liên tục tăng lên mức kỷ lục 3 con số trong những ngày qua. Trong tổng số hơn 5.100 ca nhiễm, có đến 2/3 được ghi nhận từ đầu tháng 10.
Bộ trưởng Y tế Cyprus Constantinos Ioannou cho biết lệnh giới nghiêm từ 23h00 đêm hôm trước đến 5h00 sáng hôm sau sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/11 cho đến hết tháng. Các quán bar, cà phê và nhà hàng phải đóng cửa từ 22h30′.
Tại Ba Lan, chính phủ đã thông báo gia tăng các biện pháp chống dịch COVID-19 khi các cơ quan chức năng báo cáo có thêm tới 24.692 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua và 373 ca tử vong. Theo đó, các cửa hàng sẽ phải hạn chế số lượng khách hàng, trong khi các nhà bán lẻ tại các trung tâm thương mại phải đóng cửa, trừ các hiệu thuốc và siêu thị. Tất cả các trung tâm văn hóa, bao gồm cả rạp chiếu phim và nhà hát, cũng phải đóng cửa.
Video đang HOT
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Vácsava, Thủ tướng Mateusz Morawiecki cho biết tháng 11 là thời điểm khó khăn nhất và ông hy vọng với việc thực hiện các biện pháp hiện nay, Ba Lan sẽ tránh được việc tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc. Dự kiến, các biện pháp trên sẽ có hiệu lực từ ngày 7/11 đến hết ngày 29/11.
Tại Italy, Thủ tướng Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mới, có hiệu lực từ ngày 5/11-3/12, theo đó áp dụng trên toàn quốc lệnh giới nghiêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 5h00 sáng hôm sau và các biện pháp bổ sung tùy theo từng khu vực. Người dân sẽ không được di chuyển bằng phương tiện công cộng hay cá nhân, ngoại trừ lý do công việc, học tập, sức khỏe hay tình huống cấp thiết. Sắc lệnh mới đưa ra các biện pháp cụ thể với từng vùng, tương ứng với những mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, mặc dù chính quyền các vùng trong cả nước đã áp đặt những biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19 như lệnh giới nghiêm ban đêm cùng nhiều hạn chế khác, song số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục gia tăng trong những ngày qua. Tây Ban Nha trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU), sau Pháp, với hơn 1,2 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 36.495 ca tử vong. Trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 18.669 ca mắc mới và 238 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn, áp lực đang đè nặng lên các bệnh viện khi có tới gần 1/3 trong tổng số giường bệnh (khoảng 29%), là bệnh nhân COVDID-19.
Hiện Chính phủ Tây Ban Nha đang chịu nhiều sức ép phải gia tăng triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 mạnh hơn như Anh, Pháp, Ireland. Tuy nhiên, cho đến nay Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng các bệnh pháp giới nghiêm ban đêm cũng như những hạn chế khác được chính quyền các vùng áp đặt đủ để làm chậm lại tốc độ lây lan dịch.
Thổ Nhĩ Kỳ tố Pháp 'bắt nạt'
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cáo buộc Pháp "hành xử như kẻ bắt nạt" ở phía đông Địa Trung Hải và Trung Đông.
"Pháp đặc biệt nên tránh những bước làm gia tăng căng thẳng. Họ sẽ không đi đến đâu khi hành động như những kẻ bắt nạt, dù là ở Libya, đông bắc Syria, Iraq hay Địa Trung Hải", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trong chuyến thăm Thuỵ Sĩ hôm 14/8.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tham dự một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của ông Cavusoglu được đưa ra trong bối Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp đang gia tăng căng thẳng ở vùng biển tranh chấp giữa đảo Crete và Cyprus, trong khi Pháp tuyên bố sẽ hỗ trợ Hy Lạp cũng như kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động thăm dò và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Thổ Nhĩ Kỳ tuần này triển khai tàu thăm dò Oruc Reis cùng ít nhất 6 chiến hạm mang tên lửa hộ tống tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển giữa đảo Crete và Cyprus. Hy Lạp tuyên bố hoạt động thăm dò của tàu Oruc Reis là bất hợp pháp và quân đội nước này ngay lập tức chuyển sang trạng thái báo động cao.
Bộ Quốc phòng Pháp sau đó triển khai hai tiêm kích Rafale, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm La Fayette tới gần khu vực. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết sẽ điều thêm lực lượng tới hỗ trợ Hy Lạp. Quân đội Pháp hôm 13/8 đã tiến hành cuộc diễn tập chung với hải quân Hy Lạp. Trong cuộc diễn tập, hai tiêm kích Rafale Pháp đã bay qua đầu nhóm tàu thăm dò Thổ Nhĩ Kỳ.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Căng thẳng giữa các quốc gia thành viên NATO gần đây gia tăng, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dự án khoan dầu gần đảo Cyprus khiến Hy Lạp, Ai Cập và nhiều nước châu Âu phản đối.
Pháp bắt 4 học sinh sau vụ thầy giáo bị chặt đầu Cảnh sát Pháp bắt 4 học sinh bị nghi ngờ chỉ mặt giáo viên lịch sử Samuel Paty cho nghi phạm, khiến thầy giáo này bị chặt đầu sau đó. "Một hoặc nhiều học sinh" có thể đã chỉ mặt thầy giáo Samuel Paty cho kẻ tấn công. "Những người này có thể đã được trả tiền để làm như vậy", theo một...