Dịch Covid-19: Cảnh báo mua nhầm cồn công nghiệp dùng sát trùng
Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) vừa tiếp nhận một trường hợp ngộ độc methanol. Đáng nói, bệnh nhân đã “tu” hết một chai cồn công nghiệp dùng để sát trùng dụng cụ.
Tối ngày 13/3, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – phụ trách Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, Trung tâm vừa tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân L.V.N (nam, 42 tuổi, quê ở Hải Dương) ngộ độc methanol rất nặng.
Người nhà bệnh nhân cho biết, sáng ngày 9/3, gia đình phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh bên một chai cồn sát trùng đã cạn hết. Bệnh nhân được giaz đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hải Dương. Tuy nhiên, do tình trạng ngộ độc quá nặng, bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc vào ngày 9/3.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tụt huyết áp. Kết quả xét nghiệm cho thấy có nhiễm toan chuyển hoá nặng, chụp cắt lớp não có tổn thương nhân bèo và phù não. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ methanol 491,79mg/dl, nồng độ ethanol âm tính. Trong khi đó, chỉ cần với nồng độ methanol 20mg/dl là đã gây ngộ độc và 40mg/dl là gây ngộ độc nặng.
Bệnh nhân đã tỉnh nhưng bị di chứng nặng nề. Ảnh bác sĩ cung cấp.
Bệnh nhân đã được điều trị giải độc, lọc máu hồi sức. Hiện tình trạng nhiễm độc đã hết, bệnh nhân tỉnh, nhưng biến chứng giảm thị lực và biến chứng não vẫn nặng.
Theo bác sĩ Nguyên, xét nghiệm chai cồn 90 độ gia đình mang đến cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol 81,88%, nồng độ ethanol 1,01%. Chai cồn y tế được bệnh nhân uống là cồn 90 độ được sản xuất bởi Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dược Hải Nam, địa chỉ 158, Quốc Bảo, Thanh Trì, Hà Nội, có ghi công dụng: Tiệt trùng dụng cụ, dung dịch tẩy rửa, chất đốt.
Bác sĩ Nguyên nhận định, trong mùa dịch Covid-19 hiện nay, các gia đình thường xuyên mua cồn y tế về dùng để sát trùng dụng cụ, sát trùng tay. Tuy nhiên, nhiều người đã không phân biệt được đâu là cồn y tế dùng để tiệt trùng tay mà mua nhầm phải cồn công nghiệp methanol.
“Cồn công nghiệp methanol không được sử dụng trong sát trùng tay như cồn y tế. Các loại cồn công nghiệp này chỉ được dùng làm nhiên liệu, chất đốt. Do đó, việc sử dụng nhầm lẫn, nhất là uống nhầm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe”-bác sĩ Nguyên nói.
Video đang HOT
Chai cồn công nghiệp mà bệnh nhân đã uống hết. Ảnh bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Nguyên cho biết, theo các tài liệu y tế, methanol không dùng để sát trùng trong y tế. Nếu dùng nhầm cồn công nghiệp methanol để sát trùng trong y tế sẽ không thể khiến bệnh nhân tránh được nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương hở…
Cồn y tế dùng để sát khuẩn chứa thể tích của 70% cồn tuyệt đối (ethanol), phần còn lại gồm nước, chất khử màu, dầu nước hoa. Trong khi chai cồn 90 độ mà gia đình bệnh nhân N đã mua có nồng độ methanol tới gần 82%, hoàn toàn không dùng trong sát trùng y tế.
“Hiện nay, trong mùa dịch Covid-19, mọi người đang được khuyến cáo rửa tay với cồn y tế để sát trùng tay, diệt vi khuẩn mà lại mua nhầm cồn công nghiệp methanol thì sẽ không có tác dụng diệt khuẩn. Điều này rất nguy hiểm trong việc phòng bệnh dịch”-bác sĩ Nguyên nói.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi mua cồn y tế để tiệt trùng, sát trùng tay phòng chống dịch Covid-19.
Theo Danviet
Tưởng chỉ cần sát trùng tay sau khi bấm thang máy nhưng đây mới là những ổ vi khuẩn nguy hiểm mà dân công sở thường bỏ qua
Đừng tưởng rằng nơi công sở chỉ có thang máy mới là ổ vi khuẩn, rất nhiều vật dụng quen thuộc khác nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ cũng ẩn chứa mầm bệnh rất đáng sợ đấy!
Theo ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế, đặc trưng của virus corona là khi ho, hắt hơi... không lơ lửng trong không khí, mà bám vào các bề mặt gỗ, đá, sắt, vải. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, chủng virus này có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại.
Chính vì thế, dân văn phòng cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân bởi môi trường công sở có rất nhiều bề mặt là ổ chứa vi khuẩn mà mọi người chưa ý thức được hết.
1. Nút bấm thang máy
Nút bấm thang máy trở thành vị trí có nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus nói chung và virus corona nói riêng hàng đầu ở nơi công sở vì lượng người sử dụng, chạm tay vào mỗi ngày rất lớn.
Do đó, tại nhiều khu chung cư, tòa nhà văn phòng, nút bấm thang máy đã được bọc nylon và thay mới để phòng ngừa virus corona lây lan. Dù thế, tất cả mọi người vẫn cần tự nâng cao ý thức bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng vị trí công cộng này.
Nút bấm thang máy có thể là ổ chứa vi khuẩn, virus nên mọi người cần sát khuẩn tay sau khi sử dụng.
2. Tay nắm cửa
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện virus corona ở tay nắm cửa tại nhà bệnh nhân nhiễm viêm phổi cấp Vũ Hán. Ông Trương Chu Bân, phó giám đốc Trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm Quảng Châu nhấn mạnh rằng virus corona có thể tồn tại trên các đồ dùng như điện thoại di động, công tắc đèn... và đó cũng là một phương thức lây lan.
Ở môi trường công sở, tay nắm cửa rất khó để không chạm vào mỗi ngày. Mặc dù nhiều công ty đã chú trọng lau sạch, khử khuẩn những vị trí nhiều người chạm vào nhưng bạn vẫn cần tự bảo vệ bản thân bằng cách rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc nước rửa tay khô. Bởi lẽ, thật khó biết được những người đồng nghiệp khác có bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra hay không.
Tay nắm cửa cũng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus.
3. Điện thoại
Điện thoại di động gần như là vật bất ly thân của nhiều người trong thời đại ngày nay, được bạn mang theo từ nhà vệ sinh tới nhà ăn, từ bến xe tới phòng ngủ... Chính vì thế, việc vật dụng này chứa nhiều loại vi khuẩn, virus là khó tránh khỏi. Thậm chí, không loại trừ khả năng điện thoại có virus corona bám vào.
Chính vì thế, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ điện thoại, hạn chế bỏ điện thoại ra sử dụng ở những nơi dễ phát tán virus như thang máy, xe bus, xe khách... Và quan trọng nhất, cần phải rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô hoặc xà phòng diệt khuẩn sau khi sử dụng điện thoại, hạn chế đưa tay lên mặt để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
4. Bàn phím máy tính
Theo thông tin từ các nhà khoa học thì virus có thể nằm ở bàn phím máy tính vì thế nên thường xuyên vệ sinh, lau dọn. Đặc biệt không nên dùng chung hay mượn các thiết bị công nghệ của đồng nghiệp để sử dụng trong giai đoạn dịch bệnh đang lây lan.
5. Mặt bàn
Tương tự như nút bấm thang máy, tay nắm cửa... mặt bàn cũng là một trong những vị trí ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus ở chốn công sở. Để hạn chế mang bệnh vào người, hãy lau sạch khu vực này trước khi bắt tay vào làm việc nhé.
Mặt bàn cũng là nơi chứa cả ổ vi khuẩn mà nhiều người không ngờ tới.
6. Các bề mặt khác (nếu có)
Ngoài những vị trí nêu trên, một số bề mặt khác như máy chấm công, chuột máy tính, ghế dùng chung, van nước... đều có thể là ổ chứa vi khuẩn nếu không được khử trùng sạch sẽ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những bề mặt nhiều người tiếp xúc, có nguy cơ lây lan virus cần được lau chùi, tẩy rửa bằng các hóa chất phù hợp. Ngoài ra, mọi người cần giữ môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ là điều cực kỳ cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
ĐH Quốc tế TP.HCM sản xuất sản phẩm phòng chống virus corona Khoa Kỹ thuật Y sinh, ĐH Quốc tế đã nghiên cứu, sản xuất sản phẩm Antiviral colloidal silver có công dụng phòng nhiễm virus, bao gồm các virus thuộc họ coronas, kháng nấm. Antiviral colloidal silver là sản phẩm do nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp - Trưởng khoa Khoa Kỹ thuật Y sinh, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)...