Dịch Covid 19: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho tươi ngon và đảm bảo an toàn.
Những nguyên tắc cơ bản khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh dưới đây không những bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn mà còn giúp cho thực phẩm được tươi ngon hơn.
Bảo quản thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín.
Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh. Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt, đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín.
Giữ hoa quả ở ngăn riêng biệt.
Nhiều người mắc sai lầm khi để hoa quả cùng ngăn với các loại thực phẩm tươi sống khác. Rau quả, trái cây khác loại cũng nên đặt vào túi giấy, hộp đựng riêng, cất giữ chung dễ khiến chúng mau hư.
Rau củ quả mới mua về nên bỏ những phần hư, rửa sạch, để ráo hoặc dùng khăn, giấy lau khô. Sau đó cho vào hộp đựng hoặc bọc kỹ bằng màn bọc thực phẩm. Hơi ẩm và lạnh trong tủ lạnh dễ khiến rau củ mau hư nếu không được cất giữ khô ráo.
Bảo quản sữa trong chai nhựa.
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong.
Món ăn thừa phải bọc kín
Video đang HOT
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không được đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Không nên bảo quản cơm trong tủ lạnh
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Những thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh.
Một số loại thực phẩm sẽ hư nhanh hơn, mất hương vị ngon hoặc không thể chín nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh: hành tây, khoai tây, tỏi, bơ, cà chua, chuối, bánh mì, bánh ngọt, dưa, gia vị, mật ong, bơ đậu phộng, táo, cà phê, trứng, bơ, gia vị, nước sốt.
Theo emdep.vn
Cất trứng không đúng nơi và 11 sai lầm tai hại nhà nào cũng mắc khi dùng tủ lạnh
Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh. Đó là một nhầm tưởng phổ biến ở nhiều người.
1. Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ
Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh. Đó là một nhầm tưởng phổ biến ở nhiều người. Các chén nước mắm hay đồ kho được đẩy vào trong tủ lạnh mà không che đậy dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh nhà bạn. Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không hẳn tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, chính vì vậy việc không đậy nắp thức ăn thừa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Giải pháp là bạn nên trữ thức ăn thừa vào vật chứa sạch, có nắp đậy kín cẩn thận. Tủ lạnh ngày nay không cần chờ cho thức ăn nguội mới cho vào mà nó có khả năng xử lý nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, việc cho thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ làm cho tủ lạnh bạn hao tốn điện năng khá lớn.
2. Để lẫn lộn thực phẩm tươi sống vào thực phẩm đã chế biến
Các loại thực phẩm như rau củ quả chưa được rửa sạch, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm họa ngộ độc. Khi mua thực phẩm từ chợ về, các loại rau củ quả còn dính nhiều phân thuốc, nhiều loại chất bẩn từ trong chợ, thịt cá tươi sống chưa chế biến cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại. Nếu bạn tống các loại thực phẩm này vào chung với các loại thức ăn còn thừa đã qua chế biến thì hết sức nguy hiểm.
Giải pháp là bạn nên trữ riêng tách biệt giữa thực phẩm sống và chín. Thực phẩm mới mua về bạn nên rửa sạch rồi đóng gói cẩn thận, cho vào hộp đậy kín.
3. Để chung các loại rau, quả
Nên tách biệt các loại rau củ và hoa quả khi để chung trong tủ lạnh. Các loại rau quả thường được phân thành hai nhóm: Nhóm sản xuất khí ethylene (táo, đu đủ, dưa, chuối, bơ và cà chua) và nhóm nhạy cảm với ethylene (rau diếp, bông cải xanh, xoài, chanh, cam và cà rốt). Nếu bảo quản chung 2 nhóm này trong cùng một ngăn, khí ethylene sẽ làm cho những sản phẩm "nhạy cảm" chín nhanh hơn hoặc dễ phân hủy hơn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc bị dập hoặc đã cắt/bổ cũng khiến các loại rau quả này xuất nhiều khí ethylene hơn.
4. Mở cửa tủ lạnh quá lâu
Một trong những sai lầm là mở cửa tủ lạnh quá lâu trước khi đóng. Đôi khi do quên hoặc do thói quen của người dùng khiến tủ lạnh dễ bị mất nhiệt. Trong lúc mở cửa tủ vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập và gây hại cho thực phẩm.
Giải pháp là bạn nên dùng tủ lạnh có tính năng báo hiệu khi cửa tủ bị mở quá lâu, hoặc chú ý hơn về thời gian mở tủ.
5. Để quá nhiều thứ trong tủ lạnh
Nhiều người có thói quen chất kín thực phẩm trong tủ. Nhưng thói quen này lại làm bạn khó kiểm soát lượng thực phẩm mình có trong tủ và khiến các khay kệ dễ hỏng hóc. Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng khiến khí lạnh không được lưu thông, dẫn đến khả năng làm lạnh kém đi và tủ rất dễ bị quá tải. Ngoài ra, khí lạnh không lưu thông cũng dẫn đến nhiệt phân bổ không đều nhau nên thực phẩm cũng dễ hỏng hơn khi tủ lạnh được thông thoáng.
6. Cất trứng không đúng nơi trong tủ lạnh
Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ lạnh. Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6 - 2,2oC để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.
7. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.
8. Dùng bình nhựa chứa nước trữ trong ngăn mát
Rất nhiều gia đình có thói quen làm mát nước theo cách dùng bình chứa nước rồi cho vào tủ lạnh. Thật ra khi để nhựa ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là chất cực độc gây ra các chứng ung thư. Đặc biệt nó còn có hại cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ em. Giải pháp là bạn nên chọn mua tủ lạnh có nơi lấy nước mát phía trước tủ.
9. Để cơm nguội trong tủ lạnh
Trong cơm nguội có vi khuẩn Bacillus cerius gây hại cho sức khoẻ. Khi cơm nguội là các vi khuẩn này bắt đầu sinh sôi. Nếu bạn cho vào tủ lạnh mà không đậy kín sẽ gây nhiễm khuẩn cho tủ lạnh.
10. Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh
Nếu bạn muốn dự trữ sữa tươi, nên chọn loại chai thủy tinh hơn là hộp giấy carton. Vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp giấy và đi theo vào sữa bạn rót ra.
11. Không rửa rau sống trước khi cho vào tủ lạnh
Trong đất trồng rau thường có vi khuẩn Ecoli rất nguy hiểm. Loại vi khuẩn này có thể lây lan từ rau sang các loại thực phẩm khác. Giải pháp là bạn phải rửa sạch rau trước khi cho vào tủ bằng các loại nước rửa rau quả hoặc bằng nước muối.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Review nhanh túi zip silicon đựng thực phẩm: Lách được mọi không gian, "cân" cả lò vi sóng Một chiếc tủ lạnh ních đầy thực phẩm có lẽ là khung cảnh không còn xa lạ gì với mỗi gia đình dịp Tết. Lý do nhà nhà tích trữ thức ăn nhiều như vậy một phần là để đỡ mất công đi chợ, phần khác là để chuẩn bị sẵn đón khách dịp đầu xuân. Tuy nhiên, không gian trong tủ lạnh...