Dịch Covid-19: Bác sĩ Trung Quốc chỉ ra sai lầm của châu Âu
Các bác sĩ tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm virus corona Covid -19 tuyên bố rằng các chuyên gia y tế châu Âu đang lặp lại sai lầm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
Các chuyên gia y tế châu Âu đang lặp lại sai lầm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Covid-19?
Đó là thông báo của Bloomberg, sau khi phóng viên phỏng vấn các bác sĩ Trung Quốc đang tham gia cuộc chiến chống dịch bệnh.
Không đủ an toàn cho nhân viên y tế
Các bác sĩ Vũ Hán tuyên bố, sai lầm nghiêm trọng nhất là không đủ mức bảo vệ an toàn cho các nhân viên y tế khi chăm sóc người bệnh. Chính vì thế, tỷ lệ nhiễm bệnh trong các y bác sĩ ngày càng tăng. Tại Vũ Hán, trong những tuần đầu tiên của tháng 1, khi còn rất ít thông tin về chủng virus corona mới và không đủ thiết bị bảo vệ, hàng nghìn nhân viên y tế bị lây nhiễm, ít nhất có 46 người trong số này tử vong.
Video đang HOT
Tương tự giai đoạn khởi phát ở Vũ Hán
Theo lời GS Ngô Đông từ Cao đẳng Y khoa Bắc Kinh, việc y bác sĩ bị lây nhiễm coronavirus ở các nước châu Âu khi điều trị COVID-19 tương tự như tình trạng ban đầu ở Vũ Hán.
“Các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi bị lây nhiễm căn bệnh này trong quá trình làm việc hàng ngày, tình hình khá giống với ở Vũ Hán lúc thoạt đầu”, ông nhấn mạnh.
Còn ông Đỗ Bình đứng đầu Phòng Chăm sóc đặc biệt tại trường Y Bắc Kinh nêu nhận xét rằng ở Vũ Hán, trong số các nhân viên y tế thì những người bị nhiễm bệnh nhiều nhất là bác sĩ Tai-Mũi-Họng và bác sĩ nhãn khoa.
Tầm quan trọng của xét nghiệm
Không giống như bệnh nhân mắc SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) từng bùng phát năm 2003, ở một số người bị nhiễm Covid-19 ban đầu chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí hoàn toàn không có biểu hiện gì. Vì thế bệnh nhân vô tình lây lan virus sang những người khác. Trong tương quan đó, các bác sĩ Trung Quốc nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tiến hành xét nghiệm để có thể phát hiện virus nguy hại ngay từ lúc ủ bệnh sơ khởi.
Bác sĩ Đỗ Bình lưu ý rằng việc sử dụng các phương thuốc y học cổ truyền giúp những bệnh nhân với triệu chứng nhẹ đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, theo quan điểm của các bác sĩ phương Tây, phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa hoặc vô ích hoặc không chính xác, bởi cách đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở lối tiếp cận khác.
Tình hình với Covid-19 làm phát lộ nhiều vấn đề trong hệ thống y tế
Qua cách tổ chức xét nghiệm lây nhiễm Covid-19, người ta bắt đầu đánh giá hệ thống y tế của đất nước mình, – Bloomberg viết. Ví dụ, chính quyền Mỹ bị chỉ trích về tốc độ chậm chạp khi sáng chế thiết bị xét nghiệm, trong khi đó ở Ấn Độ và Indonesia thì việc này tuyệt nhiên không được tiến hành. Hàn Quốc, nơi có số lượng ca mắc bệnh vượt quá 8.300 người (theo dữ liệu của SCMP), nhưng có thể kiểm soát sự lây nhiễm, cơ bản là nhờ quy trình kiểm tra hàng ngày với hàng nghìn công dân, như Bloomberg lưu ý.
Theo danviet.vn
Pháp khai mạc Diễn đàn Paris vì Hòa bình lần thứ 2
Sáng 12/11 (theo giờ Pháp), Diễn đàn Paris vì Hòa bình lần thứ 2 đã được chính thức khai mạc tại thủ đô Paris - Cộng hòa Pháp.
Diễn đàn Paris vì Hòa bình lần thứ 2 (năm 2019) diễn ra trong hai ngày 12 và 13/11/2019 tại thủ đô Paris - Cộng hòa Pháp. Phiên khai mạc Diễn đàn, với sự góp mặt của khoảng 30 nguyên thủ các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế, sẽ tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm bảo vệ chủ nghĩa đa phương, đối diện với chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy khắp nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ thông qua các dự án trong các lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, chống bất bình đẳng, chống các thông tin sai lệch và các tội phạm qua mạng internet.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu khai mạc Diễn đàn Paris vì Hòa bình lần thứ 2. Ảnh: AP
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh: "Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trong hệ thống chính trị và kinh tế thế giới. Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường, mở cửa, tự do thương mại. Hệ thống này đã cho thấy hiệu quả tuyệt vời trong vòng 70 năm qua, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, đã giúp rất nhiều khu vực thiết lập và duy trì được hòa bình và ổn định, giúp thiết lập một hệ thống kiểm soát cân bằng chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, những năm vừa qua, Hệ thống này đã cho thấy những sự bất bình đẳng mới, chia rẽ xã hội đương đại và tạo nên một cuộc khủng hoảng trong nền dân chủ của chúng ta, làm xuất hiện trở lại chủ nghĩa đơn phương, thậm chí trong chính các quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ hệ thống quốc tế này".
Đây là bài phát biểu rất được chờ đợi của Tổng thống Pháp, do trước đó ít ngày, ông Macron đã có những phát ngôn gây tranh cãi về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho rằng "NATO đang trong tình trạng chết lâm sàng" do thiếu sự phối hợp giữa các thành viên NATO trong các động thái quân sự chung. Phát ngôn này vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Mỹ và thậm chí từ chính đồng minh thân cận của Pháp tại châu Âu là Đức.
Trong các phiên thảo luận sẽ diễn ra ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu tham dự Diễn đàn Paris vì Hòa bình lần thứ 2 sẽ tập trung đánh giá quá trình chuẩn bị và kết quả triển khai các dự án đã được thông qua trong Diễn đàn lần thứ nhất, được tổ chức cách đây tròn 1 năm. Quá trình đánh giá này sẽ giúp cải thiện tác động của các dự án trên phạm vi quốc tế.
Phiên bế mạc Diễn đàn Paris vì Hòa bình năm 2019 dự kiến diễn ra vào chiều ngày 13/11. Tại phiên bế mạc, Diễn đàn sẽ công bố 10 dự án được lựa chọn trong tổng số 120 dự án được giới thiệu trong năm thứ 2 này. Các dự án được lựa chọn sẽ được theo dõi và triển khai trong năm 2020.
Theo Huỳnh Điệp/VOV-Paris
Các nước EU phải dán nhãn hàng hóa Israel sản xuất tại khu chiếm đóng Tòa án Công lý châu Âu yêu cầu các nước thành viên EU phải dán nhãn hàng hóa được sản xuất tại các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng để tránh khiến người tiêu dùng bị hiểu nhầm. Những thùng rượu vang tại một nhà máy rượu của Israel ở khu định cư Psagot ở Bờ Tây. (Nguồn: AP) Tòa án Công...