Dịch Covid-19: Bác sĩ chỉ cách cứu nước Mỹ khỏi đau thương
Bác sĩ người Mỹ Harvey Feinberg, trong một bài viết trên Tạp chí Y học The New England Journal of Medicine, kêu gọi một chiến dịch bền bỉ và tập trung để diệt trừ viurs corona Covid-19 ở Mỹ.
Bác sĩ Feinberg kêu gọi tạo ra một “bộ chỉ huy thống nhất. “Tổng thống phải chỉ định một người chuyên phụ trách việc này, nhận lệnh trực tiếp tự ông. Ngoài ra, các hệ thống xét nghiệm phải được cung cấp đầy đủ, nhưng chỉ test trên những người có triệu chứng. Các xét nghiệm cần được thực hiện trong vòng 2 tuần”.
Nếu không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán, ông Feinberg tin không thể xác định được chính xác mức độ lây lan dịch bệnh.
Bác sĩ kêu gọi cần cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân cho tất cả nhân viên y tế, và các bệnh viện cần chuẩn bị trước cho sự gia tăng mạnh số lượng bệnh nhân bị nặng.
“Chúng tôi sẽ không đưa ra những người lính không có áo giáp bảo vệ vào trận chiến. Các nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến này không khác gì những người lính”, Feinberg viết.
Ngoài ra, cần phải tạo ra các điểm y tế cách ly cho những người mắc bệnh thể nhẹ hoặc trung bình, cũng như cách ly tất cả những người nhiễm bệnh. Những người bệnh nặng và có nguy cơ cao cần phải nhập viện. Bác sĩ đề nghị chuyển đổi các khách sạn thành trung tâm kiểm dịch.
Theo Feinberg, tình trạng y tế sẽ được cải thiện khi có thuốc kháng virus hiệu quả. Các bác sĩ cần có thêm thông tin về tình trạng của những bệnh nhân nặng, và ai có thể tử vong.
Tất cả các biện pháp này sẽ giúp khôi phục lại cuộc sống bình thường.
Văn Giang
Nhân viên y tế TQ trả giá đắt trong cuộc chiến với virus corona
Các chuyên gia nhận định các bác sĩ, y tá Trung Quốc ra tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh khi không được cung cấp đẩy đủ thiết bị bảo hộ cũng như thông tin về virus corona.
Hơn 1.700 nhân viên y tế đã nhiễm virus corona chủng mới, nhiều trường hợp nhiễm virus trong những tuần đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn thiết bị y tế bảo hộ và nhà chức trách Trung Quốc không nhận thức đầy đủ khả năng virus lây từ người sang người.
Giới chuyên gia cảnh báo các bác sĩ, y tá làm việc tại tuyến đầu đang phải trả "cái giá quá cao" trong quốc chiến nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, đồng thời cho biết số nhân viên y tế nhiễm bệnh cao làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện.
Nhân viên y tế nhiễm virus nhiều hơn dịch SARS
Hôm 14/2, chính phủ Trung Quốc xác nhận 1.716 nhân viên y tế đã nhiễm Covid-19. Đây là con số cao hơn nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2002-2003.
Zeng Yixin, Phó giám đốc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, cho biết số nhân viên y tế nhiễm bệnh chiếm khoảng 3,8% người nhiễm virus corona tại quốc gia này. Trong đó, thành phố Vũ Hán, tâm điểm dịch bệnh, có 1.102 ca nhiễm trong tổng số 1.502 ca của toàn tỉnh Hồ Bắc.
Tới hiện tại, 6 nhân viên y tế đã tử vong vì virus corona, trong đó có bác sĩ nổi tiếng Lý Văn Lượng, 1 trong 8 người từng bị cảnh sát bắt giữ vì công bố sự bùng phát của virus.
Các bác sĩ, y tá tại Vũ Hán thiếu hụt thiết bị bảo hộ y tế trong thời gian đầu virus bùng phát. Ảnh: SCMP.
So sánh với đại dịch SARS, số y tá, bác sĩ nhiễm virus trong đại dịch Covid-19 hiện đã cao hơn.
Trong thời kỳ bùng phát dịch SARS, nhà chức trách Trung Quốc đại lục công bố có 963 nhân viên y tế nhiễm virus, trong tổng số 5.309 ca nhiễm bệnh. Trong khi đó, Hong Kong xác nhận 386 nhân viên y tế nhiễm virus trong tổng số 1.755 bệnh nhân của dịch SARS.
Đối với dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS), virus lây cho 415 nhân viên y tế, trong tổng số 2.223 ca nhiễm bệnh tính từ tháng 9/2012 tới tháng 6/2018.
"Kẻ thù trong bóng tối"
Cai Haodong, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Ditan ở Bắc Kinh, cho biết số ca nhiễm virus corona trong dịch Covid-19 cao hơn so với dịch SARS là bởi người nhiễm virus hầu như không có triệu chứng bệnh trong những ngày đầu lây nhiễm.
"Kẻ thù (virus corona) ở trong bóng tối. Nhận thức của các bác sĩ đối với các bệnh không lây nhiễm là không cao. Họ có thể đã hạ thấp cảnh giác khi bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng", bà Cai nói.
Một trong các nguyên nhân khiến lượng lớn y, bác sĩ nhiệm virus được các chuyên gia nhận định là bởi họ bị đưa ra tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân mà không có thiết bị y tế bảo hộ, quan trọng nhất là quần áo và khẩu trang.
"Bác sĩ ở Vũ Hán không có các thiết bị bảo hộ cần thiết khi phải chiến đấu ở tuyến đầu. Cái giá phả trả là quá đắt", bà Cai nói.
Lượng lớn nhân viên y tế nhiễm bệnh cũng được đánh giá là mối đe dọa, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ lây nhiễm chéo virus tại các bệnh viện, nơi vốn tồn tại nhiều nguy cơ dịch bệnh khác.
"Khi bác sĩ nhiễm bệnh, họ có thể lây cho các bênh nhân và tạo ra sự lây nhiễm chéo. Đó là lý do Mỹ yêu cầu các bac sĩ phải tiêm vaccine cúm để bảo đảm họ không truyền virus sang các bệnh nhân", bà Cai cho biết.
Trong khi đó, giáo sư Joseph Lau Tak Fai, chuyên gia y tế từ đại học Hong Kong, đánh giá hơn 1.500 ca nhiễm virus đối với nhân viên y tế là con số lớn. Chuyên gia này cũng có chung nhận định về việc bệnh nhân không cho thấy triệu chứng, dẫn tới các bác sĩ không biết bản thân đã nhiễm bệnh, trong giai đoạn đầu khi virus bùng phát.
"Sau đó, dù đã nắm được nguy cơ lây trực tiếp giữa người và người, các nhân viên y tế vẫn bị đẩy ra tiền tuyến dù không có đủ các thiết bị bảo hộ", ông Lau nói.
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: SCMP.
Chuyên gia Hong Kong cho rằng nguy cơ y tế đối với các bác sĩ, y tá thậm chí còn lớn hơn do tình trạng quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế của Trung Quốc.
Đối với Hong Kong, ông Lau cho rằng sẽ không lặp lại thảm họa trong dịch SARS, hay sự hỗn loạn tại Vũ Hán, do đặc khu này đã chuẩn bị phương án đối phó, đồng thời Hong Kong không có số người nhiễm virus lớn.
Nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện là vấn đề đáng quan ngại mà Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng xác nhận. "Vấn đề quan trọng sống còn trong các cơ sở y tế đó là nhân viên y tế phải có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bệnh truyền nhiễm. Tình trạng nhiễm bệnh tại bệnh viện là mối lo ngại chung cho tất cả quốc gia đang đối phó với Covid-19".
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã công bố số y tá, bác sĩ nhiễm bệnh, giới chuyên gia cho rằng chưa có đủ cơ sở để đánh giá về quy mô lây nhiễm chéo do các y tá, bác sĩ nhiễm virus.
Nhân viên y tế tại một khu cách ly ở Vũ Hán hôm 13/2. Ảnh: AP.
Huang Chaolin, Phó giám đốc bệnh viện Jinyintan, Vũ Hán, người đã xuất bản một bài nghiên cứu về các triệu chứng của Covid-19, bắt đầu có những biểu hiện nhiễm virus đầu tiên ngày 17/1. Ông này được xác nhận dương tính với virus corona 5 ngày sau đó.
Trong bài phỏng vấn với China Newsweek, ông Huang cho biết ông nhiều khả năng nhiễm bệnh từ 2 bệnh nhân không có các triệu chứng khi gặp nhau vào ngày 10/1.
Ban đầu, Huang cho rằng bản thân chỉ bị cảm lạnh và tiếp tục làm việc tại bệnh viện. Bác sĩ này thậm chí chủ trì tiếp đón đoàn chuyên gia từ Bắc Kinh và tổ chức họp báo ngày 19/1.
Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, chính quyền Trung Quốc đang tìm cách nâng cao tinh thần của nhân viên y tế tại tuyến đầu, bằng cách tôn vinh họ như những anh hùng, đồng thời hứa hẹn những khoản tiền thưởng và nhiều hình thức vinh danh khác.
Những nỗ lực cổ vũ giới y, bác sĩ càng tăng lên sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người từng bị cảnh sát Vũ Hán bắt giữ vì đưa ra thông tin về sự bùng phát của virus. Trước đó, cái chết của bác sĩ Lý đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc, đồng thời được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của các bác sĩ, y tá tuyến đầu.
Bị từ chối qua trạm kiểm dịch, người phụ nữ trèo qua lan can cầu
Người phụ nữ không đeo khẩu trang đã trèo qua lan can cầu, sau khi bị từ chối đi qua trạm kiểm tra thân nhiệt. Cảnh sát đã tìm cách đưa người này trở về nhà an toàn.
Theo news.zing.vn
Bệnh nhân Covid-19 vừa ra viện đã vào tù Sau khi được xuất viện, một người đàn ông ở Thượng Hải (Trung Quốc) từng mắc Covid-19 đã lập tức bị bắt giam vì giấu giếm việc mình từng đến Hồ Bắc. Ông Li bị bắt vì giấu giếm tiền sử dịch tễ. Ảnh: Shanghaiist Theo Shanghaiist, người đàn ông 50 tuổi, họ Li, trở về nhà ở quận Kim Sơn (Thượng Hải)...