Dịch COVID-19: Anh giảm thời gian tự cách ly xuống 5 ngày
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid ngày 13/1 cho biết thời gian tự cách ly tối thiểu đối với người mắc COVID-19 ở vùng England sẽ giảm từ 7 ngày xuống 5 ngày nếu có 2 lần xét nghiệm âm tính.
Động thái này sẽ giúp giảm tình trạng thiếu nhân sự cho các doanh nghiệp và quản lý cơ sở hạ tầng.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Moston, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội Anh, Bộ trưởng Javid cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định giảm thời gian cách ly tối thiểu xuống còn 5 ngày tại vùng England”.
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 17/1 tới.
Video đang HOT
* Tây Ban Nha cùng ngày thông báo sẽ ấn định mức giá trần bộ xét nghiệm nhanh và triển khai chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên. Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi các số liệu cho thấy tình hình lây lan biến thể Omicron bắt đầu giảm bớt.
Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết từ ngày 15/1 tới, các xét nghiệm kháng nguyên, vốn chỉ được bán tại các hiệu thuốc và không bán tại siêu thị, sẽ được bán với giá tối đa 2,94 euro (3,37 USD), gần hơn với mức giá bán tại nhiều nước châu Âu khác. Bà Darias cũng cho biết thêm rằng thời gian giữa mũi tiêm cuối cùng với mũi tăng cường sẽ được rút ngắn từ 6 tháng xuống 5 tháng.
* Cùng ngày, Malta đã thông báo các biện pháp nới lỏng COVID-19, không bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Malta, Chris Fearne cho biết 70% cư dân Malta đã được tiêm mũi tăng cường, vì vậy có thể nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ ngày 17/1 tới.
Theo quy định mới, người đến hầu hết các điểm như nhà hàng, quán rượu và phòng tập sẽ trình một chứng nhận cho thấy đã tiêm vaccine và mũi tăng cường. Quy định mới cũng yêu cầu các nhà hàng đảm bảo các bàn ăn cách nhau 2m. Toàn bộ nhân viên tại những địa điểm trên đều phải tiêm phòng và tiêm mũi tăng cường. Ngoài ra, khán giả được phép đến các trung tâm thể thao nếu có chứng nhận tiêm vaccine, kể cả mũi tăng cường.
Theo số liệu cập nhật, 92% số ca mắc COVID-19 tại Malta hiện nay là nhiễm biến thể Omicron, nhưng tình hình tại các bệnh viện vẫn trong tầm kiểm soát.
Trung Quốc đình chỉ hoạt động 2 bệnh viện từ chối điều trị bệnh nhân liên quan quy định phòng dịch COVID-19
Nhà chức trách thành phố Tây An của Trung Quốc ngày 13/1 cho biết 2 bệnh viện tại thành phố này đã phải đóng cửa kiểm điểm do không thực hiện trách nhiệm cứu chữa người bệnh.
Cả 2 bệnh viện nói trên đều bị cảnh cáo, đình chỉ hoạt động trong 3 tháng để kiểm điểm và sẽ chỉ được hoạt động trở lại sau khi nhà chức trách cho phép.
Thông báo của Ủy ban y tế thành phố nêu rõ, 2 bệnh viện trên "không thực thi trách nhiệm cứu chữa người, chậm trễ trong việc cứu chữa, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân nặng, gây phẫn nộ trong dư luận và tác động xấu đến xã hội".
Trong 2 bệnh viện trên, bệnh viện Gaoxin được yêu cầu đình chỉ Tổng Giám đốc và sa thải một số nhân viên. Bệnh viện thứ 2 được yêu cầu sa thải chủ tịch, đình chỉ Phó Tổng Giám đốc và sa thải y tá trưởng khoa điều trị bệnh nhân ngoại trú.
Bệnh viện Gaoxin đã từ chối điều trị một phụ nữ mang thai 8 tháng, khiến người này sau đó bị sẩy thai. Thai phụ bị từ chối điều trị vì kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính quá hạn.
Trong vụ việc tại bệnh viện thứ 2, một người dân Tây An cho biết cha của bà tử vong tuần trước sau khi không được điều trị bệnh tim vì các quy định phòng dịch.
Thành phố Tây An đang trải qua đợt bùng phát dịch mạnh và phải phong tỏa nghiêm ngặt. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tại đây bắt đầu giảm trong những ngày qua, ngày 13/1 chỉ ghi nhận 6 ca mắc mới.
Kể từ ngày 9/12/2021 tại Tây An có hơn 2.000 ca lây nhiễm cộng đồng.
Xuất hiện ca nhiễm biến thể Omicron tại thành phố cảng lớn thứ hai của Trung Quốc Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron tại Đại Liên - thành phố cảng với 7 triệu dân lớn thứ hai ở nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Bloomberg, trong thông báo đưa ra ngày 13/1,...