Dịch Corona: Một bí ẩn về virus Corona khiến giới khoa học vui mừng
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về virus Corona chủng mới đã giết chết gần 600 người và lây nhiễm cho hơn 28.000 người trên toàn cầu. Một trong những bí ẩn lớn nhất về virus này là vì sao rất ít trẻ em bị nhiễm bệnh.
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới gây ra bắt đầu bùng nổ từ tháng 12/2019 ở tâm dịch Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhưng cho tới ngày 22/, không có trẻ em nào dưới 15 tuổi bị mắc bệnh , theo Sciencealert.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England cho biết trong giai đoạn kể trên “trẻ em ít bị nhiễm virus hơn hoặc, nếu bị nhiễm thì cũng xuất hiện các triệu chứng nhẹ hơn” so với người lớn.
Sau đó, các bác sĩ đã ghi nhận một vài trường hợp nhiễm virus ở trẻ em, bao gồm một bé gái 9 tháng tuổi ở Bắc Kinh, một em bé ở Đức có cha bị chẩn đoán là người đầu tiên nhiễm virus tại Đức và một đứa trẻ ở Thâm Quyến bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng đặc thù.
Hôm 5/2, các nhà chức trách Trung Quốc xác nhận rằng một trẻ sơ sinh ở Vũ Hán, Trung Quốc đã dương tính với virus này 30 giờ sau khi được sinh ra; mẹ của em bé bị nhiễm virus Corona trước khi sinh.
Tuy nhiên, phần lớn, trẻ em không dễ bị nhiễm virus Corona.
“Từ tất cả những gì chúng ta đã thấy, và vì những lý do không rõ ràng dường như virus chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn”, Richard Martinello, phó giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Yale, nói với Business Insider.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia sức khỏe, tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh ở mức thấp là một điều tốt, bởi vì trẻ em ít rửa tay, che miệng và cũng thích chạm vào người khác – những hành vi có thể khiến chúng dễ bị lây nhiễm vi virus.
“Nếu chúng ta có thể bảo vệ trẻ em (khỏi virus Corona) – thì một là điều đó tốt cho chúng, và hai là điều đó tốt cho cả người dân”, Aaron Milstone, nhà dịch tễ học và giáo sư nhi khoa tại Đại học Johns Hopkins chia sẻ với Business Insider. “Nếu virus tấn công trẻ em, điều đó có thể khuếch đại sự lây lan của virus” – ông Milstone nói thêm.
Cũng rất ít trẻ em bị SARS
Các triệu chứng của virus Corona mới tương tự như các triệu chứng liên quan đến viêm phổi hoặc cúm: sốt, ho, ớn lạnh, đau đầu, khó thở và đau họng.
Các virus corona cũng có những điểm tương đồng đáng chú ý với SARS – đã giết chết 774 người và gây bệnh cho hơn 8.000 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003. Cũng chỉ có một số ít trường hợp mắc SARS ở trẻ em.
Chỉ 80 trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm và 55 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Trong một báo cáo năm 2007, các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã xác định rằng trẻ em từ 12 tuổi trở xuống biểu hiện các triệu chứng SARS nhẹ hơn so với người lớn. Không có trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào chết vì virus SARS và chỉ có một trường hợp trong đó một trẻ em truyền SARS cho người khác.
Theo danviet.vn
Dịch Corona: Dân Vũ Hán sợ đến điểm cách ly
Bác của Wenjun Wang chết ở khu cách ly tại Vũ Hán sau khi nhiễm virus corona, nên cô sợ điều này lặp lại với bố mẹ mình.
Wang, người nội trợ 33 tuổi, cùng các thành viên khác trong gia đình vẫn ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, kể từ khi thành phố bị phong tỏa hôm 23/1 để ngăn dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) lây lan.
Bác của Wang đã chết tại khu cách ly vì nhiễm virus. Bố cô đang ốm nặng, trong khi mẹ và dì bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh. "Bố tôi bị sốt cao. Hôm qua ông sốt tới 39,3 độ C, ho liên tục và thấy khó thở. Tôi phải mua máy oxy về nhà và giờ ông phải dùng đến nó 24/7", Wang chia sẻ.
Wang đang phải cho bố dùng cả thuốc tây lẫn thuốc bắc, khi không có bệnh viện nào tiếp nhận ông do chưa có đủ bộ xét nghiệm để xác định ông bị nhiễm nCoV.
Bệnh nhân nhiễm virus corona sẽ phải cách ly
Mỗi ngày, mẹ và dì của Wang phải đi bộ tới bệnh viện với hy vọng tìm được chỗ điều trị cho bố cô, dù họ cũng đang ốm. Tuy nhiên, không bệnh viện nào đồng ý tiếp nhận ông.
Vũ Hán có nhiều điểm cách ly với trang thiết bị cơ bản để tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng nhiễm dịch nhẹ hoặc trong thời gian ủ bệnh. Nhưng những điểm cách ly này không có giường dành cho bệnh nhân có triệu chứng nặng như bố Wang.
"Bác tôi đã chết tại một điểm cách ly bởi không có trang thiết bị y tế điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng. Tôi thực sự hy vọng cha tôi có nơi điều trị phù hợp, nhưng không ai liên hệ hoặc giúp đỡ chúng tôi. Tôi từng liên hệ với nhân viên cộng đồng vài lần nhưng câu trả lời nhận được luôn là 'không có cơ hội tìm được chỗ điều trị ở bệnh viện vào thời điểm này đâu'", Wang nói.
Ban đầu Wang cho rằng điểm cách ly mà bác và bố cô tới là một bệnh viện, nhưng hóa ra nó là một khách sạn, nơi không có y tá, bác sĩ hay lò sưởi. Họ tới đó vào buổi chiều và nhân viên mang cho họ món ăn nguội ngắt vào buổi tối. Tình trạng của bác Wang nặng hơn khi xuất hiện triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng và rơi vào trạng thái bất tỉnh.
"Không có bác sĩ nào tới cứu bác tôi. Bố và bác tôi ở hai phòng tách biệt và khi bố tôi vào phòng lúc 6h30 sáng, bác ấy đã qua đời", Wang kể.
Các bệnh viện dã chiến đã được xây dựng để chuyển những người đang điều trị trong các bệnh viện khác tới đó, nhưng Wang không hy vọng có thể được tiếp nhận điều trị ở cơ sở mới.
"Nếu theo hướng dẫn của chính quyền, điểm cách ly là nơi duy nhất dành cho chúng tôi. Nhưng nếu tới đó, điều từng xảy ra với bác liệu có lặp lại với bố tôi hay không. Do đó, chúng tôi thà chết ở nhà còn hơn", Wang chia sẻ.
Wang cho biết không ít gia đình sống gần nhà cô rơi vào hoàn cảnh tương tự. "Bạn của bố tôi thậm chí còn bị từ chối tiếp nhận ở điểm cách ly chỉ vì ông ấy bị sốt cao", Wang nói.
Trung Quốc hiện đối mặt với tình trạng thiếu vật tư y tế và bệnh viện quá tải sau khi dịch viêm phổi bùng phát. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày. Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm 1/2 đề nghị Liên minh châu Âu (EU) tạo điều kiện để Trung Quốc mua thêm vật tư y tế chống dịch.
"Chúng tôi thấy sợ bởi không biết chuyện gì sẽ xảy ra", Wang lo lắng và thêm rằng nếu biết thành phố bị phong tỏa ngày 23/1, cô đã đưa cả gia đình rời khỏi Vũ Hán.
"Biết đâu ở nơi khác, chúng tôi sẽ có hy vọng. Tôi không biết liệu quyết định nghe theo chính quyền và ở lại Vũ Hán có phải đúng đắn hay không", Wang cho hay.
Dịch viêm phổi do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019, sau đó lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện có ít nhất 492 người chết và hơn 24.500 người nhiễm bệnh trên toàn cầu.
Theo danviet.vn
Kịch bản từ chuyên gia về một loại virus corona từ 3 tháng trước: 65 triệu người có thể chết trong vòng 18 tháng Đây là loại virus trong kịch bản mô phỏng của Eric Toner - nhà khoa học từ Trung tâm y tế ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Nó mạnh hơn nCov rất nhiều, thậm chí hơn cả dịch SARS trước kia. Dịch viêm phổi do virus corona 2019-nCov tại Vũ Hán gây ra đang khiến dư luận thế giới hết sức hoang mang. Ở...