Dịch Corona: Kim Jong-un ra mệnh lệnh thép, quan chức nước ngoài toát mồ hôi
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh trục xuất tạm thời bất cứ nhà ngoại giao nước ngoài nào có triệu chứng đáng ngờ như ho, sốt, cảm lạnh… trong bối cảnh dịch virus Corona hoành hành, theo Daily NK.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un cũng đã đích thân cảnh báo rằng, bất kỳ quan chức nào của Bộ Ngoại giao Triều Tiên dung túng, không trục xuất các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ phải đối mặt với “sự trừng phạt”. Một nguồn tin nói với Daily NK rằng, các quan chức MFA đã hành động ngay khi nhận được lệnh của ông Kim.
Theo đó, Bộ Ngoại giao (MFA) Triều Tiên sẽ tiến hành sàng lọc tất cả các đại sứ quán nước ngoài tại Bình Nhưỡng để xác định và tạm thời trục xuất bất kỳ nhà ngoại giao nào có các triệu chứng đáng ngờ liên quan đến virus Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Daily NK cho biết.
“Bắt đầu từ hôm nay 8/2, các nhân viên và nhân viên y tế của MFA đến đại sứ quán của các nước ở Bình Nhưỡng và bắt đầu kiểm tra y tế”, một nguồn tin ở Triều Tiên nói với Daily NK vào ngày 4/2.
Gần như chưa từng có tiền lệ một quốc gia trục xuất tạm thời nhân viên Đại sứ quán nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm.
Đã khoảng 2 tháng kể từ khi virus Corona xuất hiện và hoành hành ở Trung Quốc và lan ra gần như mọi quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á. Bất chấp các nước láng giềng đều đã phát hiện các ca nhiễm virus Corona, Triều Tiên vẫn chưa chính thức thông báo bất cứ ca bệnh nào.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố công khai, Triều Tiên tuyên bố đã tránh được virus Corona chủng mới có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán bất chấp dịch hiện đã lan ra 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến ít nhất 724 người thiệt mạng và hơn 34.000 người nhiễm bệnh.
Triều Tiên ngay từ đầu đã tỏ ra rất minh bạch công khai về những nỗ lực của họ để chống lại virus Corona chủng mới. Nước này đã thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh rất quyết liệt, theo KCNA.
Triều Tiên đã đóng cửa biên giới với tất cả khách du lịch nước ngoài, hầu hết là người Trung Quốc, như một biện pháp phòng ngừa virus Corona, theo một công ty du lịch điều hành các tour du lịch tới Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng đã làm điều tương tự trong thời điểm dịch Ebola bùng phát năm 2014.
Vào ngày 30/1, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin, Triều Tiên đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” và lập trụ sở chống dịch Corona trên khắp đất nước. Đầu tuần này, KCNA cho biết tất cả các khách vào nước này sau ngày 13/1 đều bị “giám sát y tế” chặt chẽ.
KCNA cũng cho hay, các quan chức y tế của Triều Tiên đã thiết lập một “hệ thống vận chuyển mẫu thử nghiệm toàn quốc” và có khả năng chẩn đoán nhanh chóng các trường hợp nghi nhiễm virus Corona.
Theo danviet.vn
Dịch Corona: Thách thức toàn cầu có quy mô chưa từng có
Một chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cộng đồng cảnh báo rằng, dịch Corona là thách thức toàn cầu có quy mô chưa từng có.
Giáo sư David Heymann, một thành viên của chương trình y tế toàn cầu Chatham House ở London chia sẻ với các phóng viên rằng, việc cấm người dân rời khỏi các thành phố như Vũ Hán, Trung Quốc -tâm dịch Corona để ngăn chặn sự lây lan của virus chỉ là các biện pháp thử nghiệm.
"Không ai biết liệu việc cấm du lịch quốc tế có làm giảm mức độ lây lan của virus hay không", ông Heymann nói.
Giáo sư Heymann cũng cho biết, dù khẩu trang rất hữu ích trong việc ngăn chặn người nhiễm virus Corona lây lan virus cho người khác khi họ hắt hơi hoặc ho, nhưng khẩu trang không thể giúp người khỏe mạnh tránh được virus. Ông cảnh báo, mọi người có nguy cơ bị lây nhiễm virus đặc biệt nếu họ tháo khẩu trang để ăn uông, hoặc nếu họ đeo khẩu trang sai cách hoặc nếu nó bị ướt. Vị giáo sư cũng nhận định rằng, có lẽ sẽ không kịp sản xuất vắc xin trong đợt dịch này.
Mối lo toàn cầu
Virus Corona đã được ghi nhận ở khoảng 25 quốc gia và đã dẫn đến cái chết của 2 người bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng bác sĩ Heymann ủng hộ quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới rằng, đây chưa phải là đại dịch. Ông cũng cho rằng bên ngoài Trung Quốc, có vẻ như các nước đã đạt thành công lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Người đứng đầu Trung tâm An ninh Sức khỏe Toàn cầu Chatham House, Rob Yates cho biết ông lo ngại về sự lây lan của căn bệnh này sang các nước châu Á khác như Ấn Độ, Myanmar và Bangladesh, nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe tương đối hạn chế.
"Đóng cửa biên giới có thể ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm. Nhưng virus có những cách lây nhiễm khác", ông Heymann nói.
Tác động kinh tế
Vào thời điểm dịch SARS bùng phát 2002-2003, Giáo sư Heymann khi đó chịu trách nhiệm về phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới. Ông nói rằng dịch bệnh đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc và châu Á.
Theo ông Heymann, sự khác biệt giữa thời dịch SARS và dịch Corona mới bây giờ là mức độ tích hợp của mà nền kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ GDP toàn cầu lớn hơn nhiều so với năm 2003 và đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia.
Neil Shear, một chuyên gia kinh tế bình luận rằng, ảnh hưởng của dịch Corona mới đến GDP của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào tốc độ lan truyền của virus. Nếu các nhà dịch tễ học chưa biết tốc độ lan truyền của virus sẽ diễn ra như thế nào, thì chắc chắn rằng các nhà kinh tế cũng chưa tính được thiệt hại của dịch Corona.
Ông Shear nói rằng vào năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng phủ nhận rằng SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này. Đây là tuyên bố mà theo ông là không thể tin được. Ông Shear nói với BBC rằng dữ liệu điều tra độc lập cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã mất 3% tăng trưởng trong đại dịch SARS.
Theo danviet.vn
Đại dịch Corona: Kim Jong-un có động thái bất ngờ với Trung Quốc Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kèm một khoản viện trợ và đề nghị được giúp đỡ nước này chống dịch Corona. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gửi thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị được giúp đỡ Trung Quốc chống dịch Corona Theo NK News, trong thư,...