Dịch chuyển tức thời hình ảnh như phim Star Trek
Các nhà nghiên cứu cho hay đã tìm được cách dịch chuyển tức thời hình ảnh thông qua mạng lưới mà không cần phải chạm vào những hình ảnh đó.
Một cảnh dịch chuyển tức thời trong phim Star Trek. Ảnh CHỤP TỪ PARAMOUNT
Đội ngũ chuyên gia quốc tế của Đại học Witwatersrand (Nam Phi) và Viện Khoa học Quang tử ( Tây Ban Nha) đã dịch chuyển tức thời hình ảnh bằng cách sử dụng những mô hình ánh sáng laser và thiết bị dò quang học tiếp nhận và xử lý các tiến trình lượng tử.
Các quy tắc vật lý lượng tử cho phép thông tin của hình ảnh hiển thị ở thiết bị đầu cuối mà không cần di chuyển vật lý từ thiết bị gửi, theo trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Andrew Forbes của Đại học Wits.
Video đang HOT
Thành tựu trên chỉ là một khía cạnh tiềm năng của liên lạc lượng tử, lĩnh vực khoa học đang lên cho phép dữ liệu được truyền đi ở khoảng cách xa hơn hẳn so với các hệ thống liên lạc viễn thông hiện có.
Năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc gây xôn xao khi chứng minh có thể vận chuyển tức thời một hạt photon từ mặt đất lên vệ tinh trên quỹ đạo trái đất cách đó 1.400 km.
Với đột phá mới nhất, các nhà nghiên cứu Nam Phi và Tây Ban Nha tiếp tục mở rộng tiềm năng của lĩnh vực mới, nhưng cảnh báo công nghệ này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để sao chép thông tin đang trên đường truyền tải.
“Chúng ta cần phải thận trọng, vì tính năng mới không thể ngăn chặn một người gửi tìm cách gian lận và gửi thêm những bản sao thông tin tốt hơn phiên bản được dịch chuyển tức thời. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể lâm vào tình thế gửi đi nhiều bản sao của nhân vật “Mr. Spock” như trong phim Star Trek, nếu đó là điều nhân vật “Scotty” muốn thế”, theo tiến sĩ Adam Vallés của Viện Khoa học Quang tử.
Nghiên cứu về dịch chuyển tức thời đã được đăng tải trên chuyên san Nature Communications.
Xuất hiện bằng chứng dẫn đến giả thuyết con người đã đi giày từ cách đây 150.000 năm
Bằng chứng cổ xưa có niên đại lên đến 150.000 năm về việc con người biết sử dụng giày nhận sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ.
Tính đến nay, đôi giày cổ nhất được tìm thấy ở châu Âu có niên đại 6.200 tuổi. Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới của Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, các chuyên gia đã đưa ra bằng chứng vể việc những đôi giày đầu tiên có thể đã được mang từ 75.000 - 150.000 năm trước, thậm chí là ở giữa thời kỳ đồ đá (thời kì kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào khoảng năm 8700 - 2000 trước Công nguyên).
Bằng chứng về giày dép cổ xưa đến từ những dấu vết hóa thạch trông giống như chúng được tạo ra từ giày - Ảnh minh họa.
Ở Nam Phi, người dân chỉ mới bắt đầu sản xuất giày dép từ khoảng 2.000 năm trước. Người ta thường nghĩ người dân nơi đây không phải tiếp xúc với thời tiết lạnh giá nên giày dép không quá cần thiết như những người sống xa Xích Đạo. Thế nhưng câu chuyện về sự xuất hiện của giày dép ở nơi này giờ đây phải được viết lại sau khi bằng chứng về chiếc giày có niên đại lên đến hàng trăm nghìn năm được phát hiện.
Người cổ đại có thể đã đi giày làm từ da động vật hoặc nguyên liệu thực vật - Ảnh minh họa
Theo đó, các nhà khảo cổ học đã phân tích một loạt dấu vết hóa thạch in sâu trên ba bề mặt đá cổ chạy dọc theo Bờ biển Cape của Nam Phi. Các dấu vết này giống như do một loại giày thời xa xưa tạo ra, một chuỗi dấu vệt giống hệt nhau nên không thể kết luận chúng là sự trùng hợp ngẫu nhiên được. Trong thông cáo báo chí của Đại học Witwatersrand, tiến sĩ Bernhard Zipfel có lý giải về sự xuất hiện của giày như sau: "Tất cả chúng tôi đều cho rằng con người có thói quen đi chân trần từ hàng chục nghìn năm trước. Tuy nhiên, ở bờ biển phía Nam của biển Cape vào thời điểm đó có những tảng đá rất sắc. Việc con người sử dụng giày dép để tự bảo vệ đôi chân của mình là điều hoàn toàn hợp lý. Vào một trăm ngàn năm trước, một vết thương ở chân của con người cũng có thể gây tử vong".
Những đôi giày cổ xưa có thể là "tổ tiên" của dép xỏ ngón - Ảnh minh họa
Thông qua các kỹ thuật xác định niên đại địa chất, chuyên gia đã xác định độ tuổi của các dấu giày là từ 75.000 - 150.000 năm trước. Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết vì thiếu đi bằng chứng tuyệt đối (không có mẫu giày cổ nào còn sót lại có thể khớp hoàn toàn với những dấu giày đó). Bởi, giày dép thời xưa sẽ được làm từ những nguyên liệu như da, vỏ cây,... dễ dàng bị phân hủy. Dù các bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục nhưng với các chuyên gia thì nghiên cứu này vẫn là một bước đột phá thực sự và họ sẽ tìm kiếm thêm bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết của mình.
Hai loài người khác vừa 'lên đường' ra vũ trụ Chuyến tàu vũ trụ gây nhiều tranh cãi của Virgin Galactic đã hoàn thành, mang theo hóa thạch của một loài Vượn người phương Nam và một loài người cổ cùng chi Homo với chúng ta. Kế hoạch táo bạo này là sự kết hợp giữa công ty hàng không vũ trụ tư nhân của Mỹ Virgin Galactic và Đại học Witwatersrand (Nam...