Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với một Trung Quốc không bao giờ chịu công nhận mình làm sai và việc giàn khoan Hải Dương-981 được dịch chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam chưa phải là kết thúc của câu chuyện.

Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc - Hình 1

Từ trái qua: luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ), bà Jeanne Mirer (Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), Giáo sư Alexander Yankov (nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển) – Ảnh: Diệp Đức Minh

Đó là cảnh báo của các chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam” do Đại học Luật TP.HCM tổ chức sáng nay 26.7 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM).

Mặc dù giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam, không ai biết trước Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo mà tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ không dừng lại…

Jeanne Mirer

Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế

Trong buổi họp báo chiều 24.7 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết hiện giàn khoan Hải Dương-981 đã được Trung Quốc dịch chuyển khỏi vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, trao đổi với Thanh Niên Online bên lề hội thảo, bà Jeanne Mirer, Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL), nói: “Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Và tham vọng của một nước cho mình quyền bất tuân luật pháp quốc tế vẫn còn đó”.

Video đang HOT

Bà Mirer nói tiếp: “Do vậy, mặc dù giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam, không ai biết trước Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo mà tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ không dừng lại. Vì vậy, ngay cả khi Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan, vẫn vô cùng cần thiết để quy tụ các chuyên gia luật pháp quốc tế nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Bắc Kinh”.

Đồng quan điểm trên, luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ) cảnh báo: “Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vẫn chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Điều cần kíp là cần phải thống nhất hành động nào tiếp theo để ngăn chặn những động thái tương tự trong tương lai của Bắc Kinh. Biện pháp pháp lý là một lựa chọn, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nhiều khả năng khác”.

Giáo sư Alexander Yankov, nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đúc kết: “Một khi đã đạt được đồng thuận về các hành động đó, chúng ta cần phải tiến hành ngay. Ngay từ hôm nay hoặc ngày mai. Tôi e rằng thậm chí nếu để đến ngày kia cũng đã là quá muộn”.

Theo TNO

Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao?

Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.

LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã chọn tòa này để khởi kiện Trung Quốc. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa này, Pháp Luật TP.HCM giới thiệu bài viết của TS Trần Thăng Long, giảng viên luật quốc tế, Phó Trưởng bộ môn Anh văn pháp lý, ĐH Luật TP.HCM.

Tòa Trọng tài thường trực (tiếng Anh - Permanent Court of Arbitration (PCA)) được thành lập vào năm 1899 trên cơ sở Công ước La Haye giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (Công ước La Haye 1). Tòa Trọng tài thường trực La Haye có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên nếu các quốc gia này thỏa thuận lựa chọn Tòa Trọng tài để giải quyết mà không phải là một thiết chế khác.

Kiện nội dung gì với những bảo lưu của Trung Quốc?

Trong vụ kiện của Philippines, nước này đã chọn khởi kiện ra Tòa Trọng tài thường trực La Haye. Điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 287 và Điều 1 và Điều 4 Phụ lục VII Công ước 1982. Theo đó một Tòa Trọng tài được các bên tranh chấp yêu cầu và có chức năng giải quyết những tranh chấp có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển 1982. Tòa Trọng tài như vậy sẽ giải quyết các tranh chấp trong hai trường hợp:

Thứ nhất, một quốc gia thành viên (như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines) khi ký, phê chuẩn hoặc tham gia Công ước 1982 mà không tuyên bố lựa chọn phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 287 thì coi như sẽ chấp nhận giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài. Philippines đã lập luận rằng cả Philippines và Trung Quốc đều không đưa ra tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục nào khi tham gia Công ước, do đó một Tòa Trọng tài sẽ được coi là phương thức bắt buộc để giải quyết tranh chấp.

Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao? - Hình 1

Một trong những nội dung Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực là "đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý nào cả. Ảnh: INTERNET

Thứ hai, nếu các bên có sự chọn lựa phương thức giải quyết tranh chấp không giống nhau thì vụ tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng thủ tục trọng tài (có thể xem như mang tính "bắt buộc").

Một điểm đáng lưu ý là theo Điều 298 của công ước, một quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia công ước hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau đó có thể đưa ra bảo lưu bằng văn bản tuyên bố quốc gia này không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đối với: Phân định lãnh hải (Điều 15); phân định vùng đặc quyền kinh tế (Điều 74); phân định thềm lục địa (Điều 83) và các tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử; về hoạch định ranh giới các vùng, hoặc các vụ tranh chấp cần phải được giải quyết theo đúng thỏa thuận song phương hoặc đa phương ràng buộc các bên; các hoạt động quân sự bao gồm hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay nhà nước hoặc thực thi pháp luật đối với các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán; những vấn đề mà Hội đồng Bảo an đang thực thi theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Điều trên là cơ sở cho luận điểm của phía Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền giải quyết vụ kiện của tòa với lý do nước này đưa ra các tuyên bố bảo lưu của mình vào ngày 25-8-2006 không chấp nhận các phương thức giải quyết trong Luật Biển. Tuy nhiên, Philippines đã đưa ra các yêu cầu tòa ra phán quyết nằm ngoài phạm vi bảo lưu của phía Trung Quốc bao gồm: (1) Đường cơ sở chín đoạn là không có cơ sở; (2) Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên các bãi, vỉa đá ngầm nằm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này trên thềm lục địa; (3) Các luật quốc gia mà Trung Quốc ban hành, bao gồm quy định về cấm đ.ánh bắt hải sản hằng năm trên biển Đông là vi phạm Công ước 1982; (4) Những hành động mà phía Trung Quốc đã thực thi nhằm cản trở nước này thực thi quyền lợi trong các vùng biển của nước mình cũng như tại các bãi, vỉa đá ngầm và vùng biển xung quanh là trái với công ước.

Phán quyết của PCA có giá trị chung thẩm

Về nguyên tắc, một tranh chấp được đệ trình ra trước tòa trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của các bên liên quan. Căn cứ vào một trong hai trường hợp như đã nói ở trên, bên khởi kiện (nguyên đơn) có thể tự mình thực hiện khởi kiện yêu cầu mà không cần quan tâm quốc gia kia (bị đơn) có đồng ý hay không. Đồng thời bên nguyên đơn cũng sẽ thông báo bằng văn bản gửi cho bị đơn, trong đó kèm theo văn bản nêu rõ các yêu sách, cơ sở pháp lý của các yêu sách đó. Một điểm đáng lưu ý là việc một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.

Theo quy định của Điều 3, Phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982, một hội đồng trọng tài gồm năm thành viên sẽ được thành lập nếu các bên không có thỏa thuận khác. Về phần mình, nguyên đơn sẽ chọn và đề cử một thành viên (có thể là công dân của nước mình) từ danh sách trọng tài viên. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của nguyên đơn, phía bị đơn cũng sẽ chọn từ danh sách trọng tài một trọng tài viên (có thể là công dân của mình). Sau khi hết thời hạn 30 ngày này mà phía bị đơn không chọn trọng tài viên thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu tiến hành việc cử trọng tài viên đó. Sau đó, ba trọng tài viên còn lại sẽ được các bên chọn ra từ trong bản danh sách trọng tài viên, những người này phải là công dân của nước thứ ba nếu các bên không có thỏa thuận khác, một trong số ba trọng tài viên này sẽ được bầu là chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên, nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu giải quyết tranh chấp của phía nguyên đơn mà các bên tranh chấp không thể thỏa thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của trọng tài hay bầu ra chủ tịch hội đồng thì chánh án Tòa Quốc tế về Luật Biển sẽ thực hiện công việc này trên cơ sở yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Bên nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp cho trọng tài mọi tài liệu, chứng cứ pháp lý chứng minh cho yêu sách của mình sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập để phân xử vụ việc.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài phân xử vụ việc được thông qua theo đa số, nếu số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài có giá trị quyết định. Theo Điều 11 Phụ lục VII, phán quyết của Tòa Trọng tài có giá trị chung thẩm, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ và không thể kháng cáo, trừ khi các bên có thỏa thuận về vấn đề này. Các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa Trọng tài xem xét và trong trường hợp có tranh chấp về việc giải thích hay thực hiện phán quyết của trọng tài.

Đôi nét lưu ý về Tòa Trọng tài thường trực Do thường được gọi là "tòa" nên thường có sự nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ) là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp Quốc cũng có trụ sở tại La Haye hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một cơ quan tư pháp thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) có trụ sở đặt tại Hamburg (CH Liên bang Đức). Tòa Trọng tài La Haye không hoàn toàn thường trực mà chỉ có một danh sách các trọng tài viên do các quốc gia đề cử có nhiệm kỳ không quá sáu năm (Việt Nam hiện đề cử bốn trọng tài viên). Tòa không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng áp dụng cho mọi vụ tranh chấp. Trong vụ kiện của Philippines, quy tắc tố tụng của vụ này được thông qua cuối tháng 8-2013... Tòa không giải quyết những yêu cầu phân xử liên quan đến chủ quyền lãnh thổ như việc tuyên bố lãnh thổ tranh chấp thuộc về quốc gia nào. Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế đối với nhiều lĩnh vực như về đầu tư quốc tế, phân định biên giới biển hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Luật Biển (như trong trường hợp của Philippines kiện Trung Quốc).

Theo TS TRẦN THĂNG LONG

Báo Pháp luật TP HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28
13:00:14 02/07/2024
Truy tìm kẻ chiếm đoạt t.iền ủng hộ hai cha con bán rau bị tai nạn
10:06:25 02/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ
12:40:31 02/07/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Diệp bị Soanh ẩn ý tố đối xử rẻ mạt, lợi dụng tình yêu, phải chịu thiệt thòi?
14:26:39 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Tiktoker 1,8 triệu follow đặt camera quay lén trong toilet, 2 năm mới bại lộ
13:27:07 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng Midu diện hai bộ trang phục cưới có chi tiết đặc biệt
13:36:02 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024

Tin mới nhất

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?

09:36:04 02/07/2024
Dịp hè này, tôi dự định cho con trai 12 t.uổi làm thêm ở quán cà phê để cháu biết giá trị của sức lao động. Việc này có được hay không? , Nguyễn Hoàng Anh (TPHCM).

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

20:56:48 30/06/2024
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao tập thể dục giúp chúng ta thông minh hơn?

Sức khỏe

19:03:59 02/07/2024
Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha

Sao thể thao

19:02:29 02/07/2024
Ronaldo suy sụp tinh thần vào giờ nghỉ giữa hiệp phụ sau khi thủ môn Jan Oblak xuất sắc đẩy được cú sút 11m của anh ở cuối hiệp phụ đầu tiên.

Gợi ý cách thiết kế phòng trà tại gia

Sáng tạo

18:54:54 02/07/2024
Cả ngày đi làm mệt mỏi, căn nhà chính là không gian ấm cúng, đầy yêu thương cho chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động.

Siêu phẩm "Smile 2" hé lộ những hình ảnh gây ám ảnh với "nụ cười" lạnh sống lưng

Phim âu mỹ

18:50:46 02/07/2024
Phim kinh dị "Smile" của đạo diễn Parker Finn, bất ngờ tung trailer giới thiệu phần 2 -Smile 2(tựa Việt:Cười 2), dự kiến sẽ ra rạp vào mùa Halloween năm nay.

Đại tá "dởm" mạo danh công tác ở Tổng Cục II

Pháp luật

18:10:41 02/07/2024
Ngày 30/6 vừa qua, Tổng Cục II (Bộ Quốc phòng) phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cái Bè (T.iền Giang) tiến hành kiểm tra, phát hiện ông Tùng mặc quân phục QĐND Việt Nam, cấp hàm Đại tá.

'Những nẻo đường gần xa' tập 27: Sếp Vinh lộ rõ bản chất 'm.áu gái'?

Phim việt

18:02:07 02/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 27: Dũng tặng quà đắt t.iền cho Đông; Sếp Vinh lại mồi chài gái đẹp; Bố mẹ Bảo ở quê không tin con trai đổi đời .

Ngắm các thiết kế đẹp mắt dành cho phụ nữ hiện đại ở mọi lứa t.uổi

Thời trang

17:44:14 02/07/2024
NTK Valentines Vân Nguyễn và Dian Carina đã cho ra mắt bộ sưu tập mới trong chương trình Chapter II, với chủ đề Stella , mang đến sự mới lạ về không gian nghệ thuật tại Hà Nội.

Orm Kornnaphat - Nữ chính phim bách hợp gây sốt màn ảnh Thái: Xuất thân khủng!

Sao châu á

17:41:21 02/07/2024
Sau khi tham gia bộ phim bách hợp đầu tiên của đài CH3 sản xuất, cái tên Orm Kornnaphat bất ngờ vụt sáng. Từ khóa về tên và sự nghiệp của nữ diễn viên lan rộng khắp các trang mạng Thái Lan.

New World: Bí ẩn trung tâm thương mại bỏ hoang 15 năm, được Lisa chọn quay MV

Netizen

17:31:46 02/07/2024
Nhờ sức hút từ MV ROCKSTAR cực chất của Lisa (BLACKPINK), một số địa điểm ở Thái Lan bỗng chốc trở thành điểm đến nóng không thể bỏ qua cho du khách quốc tế, đặc biệt là các fan cuồng của nữ thần tượng.

BabyMonster lột xác trong MV mới 'FOREVER'

Nhạc quốc tế

17:02:38 02/07/2024
MV FOREVER được xem là cuộc thử nghiệm của BabyMonster với tạo hình cùng dòng nhạc mới lạ. Ca khúc nhanh chóng thu hút sự bàn tán từ fan Kpop.

Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?

Sao việt

16:57:21 02/07/2024
Minh Hằng và chồng có 6 năm bên nhau trước khi quyết định về chung nhà, thời gian đầu cả hai đối mặt với không ít tranh cãi, sóng gió.