Dịch bệnh Zika hoành hành tại Ấn Độ
Bộ Y tế Ấn Độ thông báo có 80 trường hợp bị nhiễm vi rút Zika, bao gồm 22 phụ nữ mang thai tại bang Rajasthan trong đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất kể từ tháng 9.2018.
Bộ Y tế Ấn Độ tăng cường biện pháp diệt muỗi để phòng chống dịch bệnh Zika lan rộng – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Ấn Độ là quốc gia có muỗi Aedes aegypti phổ biến. Vi rút Zika chủ yếu lây qua loài muỗi này. Ca nhiễm Zika đầu tiên ở Ấn Độ được ghi nhận vào tháng 1.2017 tại bang Gujarat, sát bên Rajasthan, theo AFP.
Tại thủ phủ Jaipur của bang Rajasthan, Bộ Y tế triển khai 330 nhóm đặc biệt đi phun thuốc diệt muỗi cho từng hộ gia đình và khoảng 440.000 người đang được theo dõi do bị nghi nhiễm Zika.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ J P Nadda tuyên bố: “Nâng cao nhận thức của người dân là yếu tố then chốt trong công tác kiểm soát dịch bệnh”.
Video đang HOT
Zika cũng được phát hiện tại bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ hồi tháng 7.2017.
Kể từ khi Zika bùng phát trên quy mô lớn vào năm 2015, khoảng 1,5 triệu người tại trên 70 quốc gia bị nhiễm vi rút này, đa phần ở khu vực Nam Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sẽ chưa thể có vắc xin phòng vi rút Zika cho tới năm 2020.
Người nhiễm vi rút Zika thường có một số triệu chứng giống như sốt xuất huyết bao gồm sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.
Trong một số trường hợp hiếm, nếu phụ nữ mang thai nhiễm Zika có nguy hiểm sinh con bị dị tật đầu nhỏ và ảnh hưởng đến não.
Theo thanhnien
Đà Nẵng: Người dân không cho phun thuốc diệt muỗi vì ngại ảnh hưởng sức khoẻ
Hiện đang cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết nhưng một số hộ dân không hợp tác với đơn vị chức năng trong việc phun thuốc diệt muỗi do hộ gia đình buôn bán, hoặc ngại việc phun thuốc ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong khi nếu không phun hết (90% hộ gia đình) ở một ổ dịch nhỏ phát sinh thì hiệu quả phòng chống dịch không cao.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 10/10, BS. CK I Nguyễn Thanh Lãm - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP. Đà Nẵng đã chia sẻ khó khăn trên trong việc phun hoá chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn hiện nay.
BS Lãm khẳng định, người dân yên tâm, không lo ngại việc phun hoá chất phòng chống dịch bệnh SXH do các hoá chất được các đội y tế dự phòng ở các quận, huyện sử dụng nằm trong nhóm hoá chất đã được Bộ Y tế phê duyệt và cho phép sử dụng. Các hoá chất này tuỳ liều lượng có thể xua đuổi hoặc diệt muỗi, gián; ảnh hưởng rất thấp đến một số gia cầm, gia súc nhạy cảm, ví dụ như chim cảnh, cá nuôi bể..., không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Phun hoá chất là việc làm thường quy ngay khi phát hiện ổ dịch nhỏ (phát hiện có từ 1-2 ca bệnh). Các cán bộ y tế cũng đã được tập huấn chuyên môn, quy trình thực hiện phun hoá chất phòng chống dịch bệnh kỹ lưỡng.
Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng khẳng định việc phun thuốc phòng dịch bệnh SXH do đơn vị chức năng thực hiện đúng quy trình, hoá chất sử dụng không ảnh hưởng đến con người và môi trường
Ngoài ra, nếu người dân tự chủ mua thuốc phun diệt muỗi, côn trùng..., cần lưu ý các cơ sở bán thuốc, đơn vị thực hiện phun thuốc của tư nhân đã đăng ký với Sở Y tế, Sở Kế hoạch - Đầu tư hay chưa; cũng như tham khảo quy trình phun thuốc an toàn (đậy thức ăn, thức uống, cần thiết di dời chim, cá cảnh; người trong nhà ra khỏi nhà trước khi phun thuốc, đóng kín cửa sau khi phun thuốc khoảng 30 phút sau mới mở cửa cho thoáng khí và vào nhà)
Thông tin tình hình dịch bệnh SXH, đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP Đà Nẵng cho biết: Tình hình chung, cả nước hiện nay ghi nhận 68513 ca bệnh; trong đó, có 11 ca tử vong do SXH (9 ca ở miền Nam, 2 ca ở Khánh Hoà, Bình Định thuộc miền Trung). Riêng ở Đà Nẵng, từ đầu năm đến thời điểm hiện tại (10/10) đã ghi nhận 2510 ca, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước (5318 ca), không có ca tử vong.
Hiện nay đang cao điểm mùa truyền bệnh SXH. Mỗi tuần trên địa bàn thành phố phát sinh từ 10 - 15 ổ dịch nhỏ; nguồn lây từ du khách, các khu nhà trọ công nhân, sinh viên, hoặc các bãi đất trống của các khu dự án đang quy hoạch cũng tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ổ dịch.
Theo tìm hiểu của PV, có hiện tượng một số người dân có tâm lý e ngại việc phun hoá chất phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ là do thông tin từ vụ hai mẹ con du khách cùng một trẻ nhỏ của gia đình khác tử vong cùng thời điểm khi cùng lưu trú ở một khách sạn trên địa bàn quận Sơn Trà, Đà Nẵng hồi giữa tháng 9 vừa qua. Thông tin liên quan vụ việc cho biết, ở thời điểm xảy ra vụ việc, tại khách sạn có một số phòng đóng cửa, thông báo đang phun thuốc diệt muỗi, côn trùng.
Tuy nhiên, cho đến nay (10/10), không có một thông tin nào từ cơ quan chức năng (vụ việc đang được Công an TP Đà Nẵng điều tra, làm rõ) kết luận nguyên nhân các trường hợp tử vong trên liên quan đến việc phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở khách sạn.
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Sốt xuất huyết: Cảnh báo và phòng tránh các ca tử vong Sốt xuất huyết là bệnh lây lan qua muỗi vằn (Aedes aegypti). Sau khi bị muỗi vằn mang vi rút Dengue đốt, trong vòng 4 - 7 ngày, bệnh nhân có những triệu chứng như sốt cao đột ngột (39 - 400C). Chuỗi chuyên đề "Phòng ngừa và xử trí bệnh SXH và bệnh do vi rút Zika" năm 2018 đang được tổ...