Dịch bệnh phơi bày sự phân tầng giàu nghèo trong xã hội Mỹ
Khi tin đồn về việc phong tỏa New York lan truyền, thay vì vội vã vét sạch hàng siêu thị như người dân bình thường, giới thượng lưu chọn trốn đến các biệt thự nghỉ dưỡng hẻo lánh.
Đến chiều 12/3, các tin nhắn và email được gửi đi khắp New York, cảnh báo rằng có lẽ đã đến lúc phải rời đi. Thành phố sắp bị phong tỏa, có lẽ là vào sáng 13/3, theo những lời truyền miệng.
Giờ mọi người đều biết tin đồn là giả nhưng cơn sốt vẫn chưa hạ nhiệt. Các quan chức sẽ không thông báo vì họ muốn ngăn chặn cuộc di cư hoảng loạn từ New York có thể sẽ tái hiện những cảnh phim trong “War of the Worlds”. Vì vậy, mọi người cho rằng họ nên bắt đầu hướng về đại lộ liên bang I-95.
Các tin nhắn có giọng điệu giống nhau. “Một người bạn vừa cảnh báo tôi rằng bạn của cô ấy làm việc trong đội quản lý khẩn cấp tại Sở Cảnh sát New York đã lên kế hoạch phong tỏa trong tuần này”, một tin nhắn cho biết.
Chúng chỉ khác nhau về nguồn gốc thông tin: bạn của một người bạn tại Tòa Thị chính; người bạn có một khách hàng cấp cao trong cộng đồng y tế; người bạn quen với người vừa ăn trưa với Emma Bloomberg. Quả thật, con gái của tỷ phú Michael Bloomberg đã trở thành nhân vật tiêu biểu cho cơn hoảng loạn đô thị vì Covid-19.
New York không bị phong tỏa. Nhưng những tin đồn này đã khiến những người ở lại thành phố điên cuồng mua sắm.
Theo New York Times, các tình huống khẩn cấp thường cho thấy sự phân tầng trong xã hội Mỹ. Rõ ràng, những người New York giàu có chống lại virus corona theo cách rất khác, không chỉ với nghị lực và những chai nước rửa tay, bởi họ có sự phòng ngừa vững chắc: bất động sản thứ cấp.
Video đang HOT
Khi những tin nhắn lan truyền, những người có khu nhà nghỉ dưỡng – ở Long Island, Connecticut hay Cape Cod – đã lên kế hoạch chạy trốn đến đó vô thời hạn.
Sáng 13/3, trước vỉa hè Đại lộ Năm, nhóm di tản gồm những người ăn mặc bảnh bao cho mèo nằmgọn những chiếc túi vải sang chảnh đặt vào cốp xe. “Tòa nhà trống rỗng. Mọi người đều đi đến Hamptons”, một phụ nữ bước vào cùng chú chó cưng giải thích.
Cũng trong sáng hôm đó, hàng người trải dài như vô tận trước các cửa hàng tiện lợi, các kệ hàng vơi bớt một nửa, mỳ ống bán hết sạch.
Nhưng liệu có an toàn hơn khi đi từ nơi đông đúc đến nơi vắng vẻ hơn không? Và nếu có, thì an toàn khỏi ai? Leonard Mermel, giám đốc y khoa tại khoa dịch tễ học của Bệnh viện Rhode Island giải thích rằng nó thực sự có thể an toàn hơn cho cá nhân rời khỏi khu vực nhưng nó cũng có thể tạo ra sự lây truyền trong cộng đồng thứ hai đó.
Một phụ nữ đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm ở New York, ngày 13/3. Ảnh: Reuters.
Thực tế là virus lây lan dễ dàng trước khi xuất hiện các triệu chứng có nghĩa là bạn không biết liệu mình có lây nhiễm từ Phố Đông 85 đến Newport hay không.
Dự liệu về cuộc di tản khỏi New York, một số doanh nghiệp bên ngoài thành phố rõ ràng không coi đó là mối đe dọa tiềm năng mà thay vào đó còn cảm nhận được cơ hội. Barry’s, chuỗi phòng tập với các cơ sở ở London và Singapore, (và East End of Long Island), đã gửi một email có nội dung: “Bạn đang rời thành phố? Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn”.
Barry’s đã kéo dài lịch trình trong tuần ở Wainscott, có vẻ lạc quan khi cho rằng phòng tập thể dục chắc chắn là nơi lý tưởng để xa lánh xã hội.
Ở Manchester, bang Vermont, Wilburton, khu đất rộng 12 ha với nhà trọ và các biệt thự cho thuê riêng đã sẵn sàng đón các khách hàng không có tư dinh thứ hai. Họ thông báo trên trang web: “Hãy đóng gói và thoát khỏi sự hoảng loạn, đám đông và các kệ hàng trống trơn. (Chúng tôi có rất nhiều giấy vệ sinh ở đây!)”.
Ở Woodstock, New York, Allison Siegel, người điều hành một khu chợ, chỉ thúc giục tất cả bạn bè địa phương của mình bơm xăng “trước khi người dân New York đến đây”. Điều đó không thể tránh khỏi.
Woodstock biết về dòng người đổ về. “Chúng tôi là một thị trấn nhỏ. Chúng tôi chỉ có một trạm xăng. Chúng tôi luôn luôn cần đổ đầy xăng”, cô nói.
Theo news.zing.vn
Séc ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Chính phủ Séc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 30 ngày, có hiệu lực từ 14h00, ngày 12/3 (giờ địa phương), do lo ngại nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Praha, CH Séc, ngày 27/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Andrej Babi đưa ra tuyên bố trên tại họp báo sau cuộc họp bất thường của chính phủ theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Jan Hamáek. Ông Hamáek cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ phản ứng linh hoạt hơn với tình huống liên quan đến dịch bệnh.
Theo đó, từ 06h00 sáng 13/3, người dân không được đến các cơ sở thể thao, phòng tập thể dục, bể bơi, cơ sở chăm sóc sức khỏe, câu lạc bộ âm nhạc, thư viện hoặc phòng trưng bày..., cấm các dịch vụ ăn uống hoạt động từ 20h tối đến 6h sáng, trong trung tâm thương mại, nơi có diện tích trên 5.000 m2; cấm các hoạt động văn hoá, tôn giáo, thể thao... với sự tham gia trên 30 người. Chỉnh phủ Séc cũng cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từ 13 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức..., siết chặt kiểm tra biên giới với Đức và Áo, chỉ mở một số cửa khẩu. Các ca nhiễm bệnh COVID-19 tại CH Séc hiện đang gia tăng nhanh và đã lên đến 96 người. Dịch bệnh đã xuất hiện ở tất cả 14 khu vực trên toàn quốc, hầu hết ca nhiễm là ở Praha.
Slovakia cũng đã từ chối nhập cảnh với tất cả những người nước ngoài, trừ Ba Lan, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia, từ sáng 13/3, mọi công dân nước ngoài sẽ không được phép nhập cảnh Slovakia. Tại các cửa khẩu biên giới với Ba Lan, chỉ có người mang quốc tịch Ba Lan mới được phép vào Slovakia. Chính phủ nước này cũng yêu cầu đóng cửa tất cả các sân bay quốc tế và trường học để phòng ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Cùng ngày, thủ đô Vilnius của Litva đã tuyên bố đón cửa tất cả các trường học cac cấp và các địa điểm giải trí công cộng từ ngày 13/3 tới ngày 17/4 vì lo ngại dịch COVID-19 lan rộng. Người dân được khuyên nên đi bộ và tập thể dục ngoài không gian tự nhiên thoáng đãng để nâng cao sức khỏe. Hiện Litva ghi nhận 3 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 , không có trường hợp nào ở thủ đô nhưng giới chức vẫn thực hiện các biện pháp trên để đề phòng do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Các phương tiện giao thông công cộng vẫn hoạt động nhưng được khử trùng và thông khí thường kỳ, người dân được khuyến cáo ưu tiên các hình thức mua bán trực tuyến để giảm tiếp xúc xã hội.
Ngân hàng trung ương Armenia tuyên bố sẽ dần thay thế toàn bộ tiền mặt đang được lưu hành bằng những đồng tiền mới để ngăn chặn nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2, đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng tiền mặt để thanh toán và thay bằng các phương thức thanh toán trực tuyến. Hiện quốc gia này ghi nhận 4 ca dương tính với virus.
Cùng ngày, Hà Lan tuyên bố cấm mọi hoạt động hội họp từ 100 người trở lên đè phòng nguy cơ lây nhiễm. Chính phủ nước này khuyên người dân làm việc tại nhà và các công ty thực hiện chế độ luân phiên nhân viên đi làm để tránh lây nhiễm. Các trường học vẫn mở cửa ít nhất là tới ngày 31/3.
Theo phóng viên TTXVN tại London, trong ngày 12/3, giới chức y tế Anh xác nhận nước này hiện có 590 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng thêm 134 ca so với ngày 11/3. Đây là lần đầu tiên, số ca nhiễm bệnh mới hằng ngày ở Anh gia tăng ở mức hơn 100 trường hợp.
Trong tổng số ca nhiễm mới, có 491 trường hợp tại vùng England, 60 tại Scotland, 20 tại Bắc Ireland và 19 người ở xứ Wales. Số người tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2 hiện là 10. Hai trường hợp tử vong mới đây nhất đều là những người trên 60 tuổi và có vấn đề về sức khỏe trước đó.
Chính phủ Anh được cho là sắp công bố những biện pháp khẩn cấp mới để đối phó với dịch bệnh COVID-19 trong vài giờ tới.
Trong khi đó, Thủ tướng Ailen Leo Varadkar thông báo nước này sẽ đóng cửa tất các trường học trong nước kể từ 18h00 ngày 12/3 đến hết ngày 29/3 như biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19. Ông cho biết các cuộc tụ họp trên 100 người ở trong nhà và trên 500 người ở ngoài trời đều phải hủy bỏ, và khuyến cáo mọi người nên làm việc tại nhà nếu có thể. Các sân bay và cảng vẫn mở hoạt động bình thường.
Theo Hồng Kỳ- Lê Ánh- Diễm Quỳnh (TTXVN)
Bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ trốn cách ly để đi dự sự kiện đông người Một bệnh nhân Covid-19 đã phớt lờ các chỉ dẫn về cách ly và tham dự một sự kiện đông người ở bang Vermont, Mỹ. Những người có mặt tại sự kiện đều được yêu cầu tự cách ly trong vòng 14 ngày. Theo Sở y tế và dịch vụ nhân sinh bang New Hampshire, người đàn ông này đã bỏ qua các...