Dịch bệnh HIV/AIDS: Có xu hướng gia tăng
Hiện nay, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa diễn biến khá phức tạp. Từ năm 2019 đến nay, số ca mới nhiễm HIV có dấu hiệu gia tăng, không còn tập trung trong một số nhóm có nguy cơ cao và vùng đô thị mà đã xuất hiện ở cả vùng xa, vùng khó khăn. Đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa.
Tăng ở nhóm trẻ tuổi
Bác sĩ Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, kết quả giám sát trọng điểm qua các năm cho thấy, dịch bệnh HIV trên địa bàn tỉnh so với 10 năm trước có xu hướng chững lại nhưng còn nhiều thách thức. Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng về địa bàn xã, phường, kể cả vùng xa, vùng khó khăn. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV không còn tập trung trong một số nhóm có nguy cơ cao, mà đang có xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi thanh niên, nhất là nhóm MSM (tình dục đồng tính nam) trẻ tuổi.
Cán bộ y tế tư vấn cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nếu năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 139 trường hợp mới nhiễm HIV, đến năm 2019 số ca mới nhiễm tăng lên 142 ca; riêng 3 tháng đầu năm 2020 ghi nhận 36 ca (tăng 63% so với cùng kỳ). Trong đó, đối tượng nhiễm mới ở độ tuổi từ 13 – 29 chiếm hơn 50% và ngày càng gia tăng. Các đồng đẳng viên đang hoạt động ở các nhóm CBO (tổ chức dựa vào cộng đồng) trên địa bàn tỉnh cho hay, do sợ bị kỳ thị nên nhiều MSM vẫn phải khép mình, không dám bộc lộ thân phận, không dám tiếp cận với các dịch vụ y tế để xét nghiệm HIV. Trong khi đó, ở nhóm này, nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục cao gấp nhiều lần so với các đối tượng khác. Đã có nhiều trường hợp, khi tiếp cận tư vấn thì đồng ý đi xét nghiệm HIV, nhưng khi có kết quả xét nghiệm dương tính thì bị mất liên lạc, nhất là rơi vào các trường hợp là học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống
Video đang HOT
Những năm qua, ngành Y tế của tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động phòng, chống và đã đạt được một số hiệu quả. Hiện nay, có hơn 530 người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng methadone. Hàng năm, toàn tỉnh có hơn 560.000 lượt người có nguy cơ cao nhiễm HIV tiếp cận với bơm kim tiêm sạch; hơn 790.000 lượt người được phát bao cao su miễn phí. Đồng thời, hơn 53.000 lượt người được tư vấn và xét nghiệm HIV; 901 người nhiễm HIV được điều trị ARV, trong đó có 27 trẻ em…
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, hoạt động phòng, chống dịch bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Đó là, sự kỳ thị, tự kỳ thị còn cao trong cộng đồng; nhiều người dân thiếu thông tin nên còn chủ quan với dịch bệnh, dẫn tới những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm chưa tiếp cận được các dịch vụ dự phòng; kinh phí ngày càng bị cắt giảm…
Để duy trì kết quả đạt được và hướng tới giảm số ca nhiễm mới, từ nay đến cuối năm, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung kiện toàn cơ sở dịch vụ; triển khai khám chữa bệnh HIV/AIDS do bảo hiểm y tế chi trả; tăng cường phối hợp liên ngành, huy động nguồn lực địa phương, cộng đồng tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về các hoạt động giảm tác hại cho nhóm có hành vi nguy cơ cao; vận động đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng, chống. Đồng thời, thành lập Quỹ hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS, lồng ghép bảo trợ trẻ em nhiễm HIV mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS không nơi nương tựa…
Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn, bên cạnh triển khai các hoạt động trên, ngành Y tế sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đối tượng MSM, hướng dẫn họ tiếp cận các dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ xét nghiệm HIV. Qua đó, nhằm kiểm soát và giảm tình trạng lây nhiễm ở đối tượng này.
Tính đến ngày 31-3, toàn tỉnh có gần 1.180 trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống và được quản lý tại các địa phương; tỷ lệ người nhiễm HIV ở tỉnh chiếm 0,18% dân số. Có 120/140 xã, phường, ở 8 huyện, thị xã, thành phố có người nhiễm HIV/AIDS.
Người đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng nhiều
Sự kỳ thị của cộng đồng là một trong những nguyên nhân khiến nhóm đồng tính nam trở thành đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS.
Tại Hội thảo Tổng kết một năm mở rộng chương trình PrEP, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn tăng cao ở mức báo động và trở thành thách thách đối với cộng đồng.
Trong 5 năm qua, dựa vào các nghiên cứu và số lượng báo cáo, PGS Hương cho biết có sự thay đổi chiều hướng dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.
Trước đây, nhắc đến HIV, cộng đồng thường nghĩ ngay đến đối tượng mại dâm và tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, hiện nay, họ dần được quan tâm hơn nên nguy cơ lây nhiễm giảm đáng kể. Ngược lại, tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới lây nhiễm HIV lại có xu hướng ngày càng tăng.
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế). Ảnh: Thái Phan.
Theo PGS Hương, nhiều năm trước, cộng đồng vẫn còn có thái độ kỳ thị nhất định đối với người đồng tính nam. Thời gian gần đây, với việc mở cửa và tiếp cận nhiều kênh thông tin, sự kỳ thị này có giảm nhưng vẫn còn.
"Thực tế, trong xã hội có rất nhiều người nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn lấy vợ, có con và sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, họ vẫn có bạn tình đồng giới riêng. Nguyên nhân là họ sợ sự kỳ thị của xã hội nên không dám bộc lộ. Các nhóm này thường quan hệ tình dục qua đường hậu môn, có thể gây chảy máu nên nguy cơ lây nhiễm HIV rất lớn", PGS Hương phân tích.
Nam quan hệ tình dục đồng giới là đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Ảnh: Freepik.
Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết một số nghiên cứu về giới tính ở các nước phát triển cho thấy cộng đồng của các quốc gia này chấp nhận đồng tính nam như một nhóm người bình thường trong xã hội. Do đó, họ được tiếp cận thông tin và các dịch vụ y tế thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự kỳ thị vẫn là một trong những nguyên nhân khiến nhóm người này không dám bộc lộ rõ giới tính và xu hướng tình dục. Sự chủ quan, thiếu hiểu biết trong quan hệ cùng với sự kỳ thị của cộng đồng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm đồng tính nam ngày càng tăng.
TS Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục phòng chống HIV/AIDS, cũng cho biết cứ khoảng 100 người có quan hệ tình dục đồng tính nam sẽ có 7 người lây nhiễm HIV mới nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ.
Chuyên gia này khẳng định với tỷ lệ này, nếu tiếp tục không sử dụng hình thức bảo hộ, ước tính mỗi năm, trong tổng số 170.000 nam quan hệ tình dục đồng giới của cả nước, sẽ có đến 10.400 người lây nhiễm HIV. Đây là còn số rất lớn và cũng là thách thức lớn đối với cộng đồng.
Theo Zing
AIDS từng bị gọi là 'ung thư đồng tính nam' Đầu thập niên 80, khi không đủ cơ sở khoa học, AIDS bị coi là bệnh "ung thư đồng tính nam" bởi phần lớn ca mắc là nam giới đồng tính luyến ái. "Căn bệnh đến hoàn toàn bất ngờ, ai nấy đều bối rối", Guy Vandenberg, y tá chăm sóc bệnh nhân AIDS trong đại dịch AIDS những năm 1980, kể lại....