Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Ngày 15.5, đoàn lãnh đạo Bộ Y tế và các vụ, cục của bộ này đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, điều trị ở địa bàn TP.HCM.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết các bệnh truyền nhiễm năm nay tăng hơn nhiều so với năm ngoái. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn TP có 3.373 ca mắc tay chân miệng – TCM (cùng thời điểm năm 2013 chỉ 2.630 ca), tăng 28,3%; bệnh sốt phát ban nghi sởi năm 2013 chỉ 12 ca, năm nay đã có đến 1.599 ca; bệnh sốt xuất huyết tăng 30,5% – với 2.943 ca mắc; thủy đậu tăng 244,7% – với 548 ca mắc; bệnh viêm não vi rút tăng 64,6% – với 130 ca mắc…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao việc dù TP.HCM là nơi tiếp nhận những ca bệnh sởi, TCM nặng nhất từ các tỉnh, thành khác chuyển đến, nhưng đến thời điểm này TP chưa để xảy ra trường hợp tử vong do sởi và TCM; không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo như bệnh viện ở phía bắc. Tuy nhiên, ông Tiến khuyến cáo ngành y tế còn phải đối mặt với xu hướng các bệnh truyền nhiễm gia tăng, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhất là bệnh TCM trong thời gian tới, vi rút gây sốt xuất huyết biến đổi gien và một số bệnh truyền nhiễm mới đang xảy ra ở các nước. Do vậy, sở y tế, các bệnh viện cần chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, việc tiếp nhận, phân loại, điều trị; cung cấp sớm, đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh…
Video đang HOT
Theo TNO
Muỗi hoành hành, sốt xuất huyết gia tăng
Mặc dù đang là mùa khô, nhưng người dân nhiều nơi ở TP.HCM đang khổ sở vì muỗi và đối diện bệnh sốt xuất huyết tăng cao.
Nhiều trẻ mắc SXH điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1 chiều 5.3 - Ảnh: Lương Ngọc
Sốt xuất huyết tăng 20%
Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM vừa có khuyến cáo gửi trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện, và các đơn vị của TP về nguy cơ bệnh sốt xuất huyết (SXH) xảy ra nhiều trong tháng 3. Mặc dù đang là mùa khô, nhưng theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Y tế TP, trong 2 tháng đầu năm nay bệnh SXH đã tăng với hơn 1.780 trường hợp mắc phải nhập viện, tăng 20% so với cùng thời điểm năm 2013 (1.335 ca). Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày qua tại Khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bình quân mỗi ngày có 50 - 60 bệnh nhi điều trị nội trú. Theo các bác sĩ, mặc dù là mùa nắng, nhưng khoa vẫn thường xuyên tiếp nhận trẻ mắc SXH.
Muỗi nhiều do công trình xây dựng Ông Nguyễn Lê Đăng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Q.7, cho biết do công trình nâng cấp, lắp đặt cống hộp đường Nguyễn Thị Thập mấy tháng nay bít dòng xả gây nhiều lăng quăng và muỗi nhiều ở hai phường (P.Tân Quy, P.Tân Kiểng). Còn nguyên nhân gây muỗi nhiều ở khu vực cầu Mé (P.3, Q.11) cũng do công trình thi công cải tạo kênh trên địa bàn làm ngăn dòng chảy lâu nay
Điều khiến nhiều người lo ngại là thời điểm này bệnh sởi đang xảy ra nhiều, trong khi bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh SXH. Theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Phó khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1, hai bệnh trên có thể giống nhau thời kỳ đầu của bệnh, đó là triệu chứng sốt. Nhưng sốt ở bệnh sởi thường kèm theo ho, sổ mũi, đỏ mắt; còn sốt do SXH thì thường không kèm những triệu chứng đó, nhưng lại dễ rơi vào sốc nặng ở ngày thứ 4 - 5 của bệnh... Với trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 1 tuổi thì không dễ phân biệt giữa hai bệnh.
Dời nhà vì muỗi
Một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh SXH gia tăng là muỗi bùng phát tại nhiều khu vực. Tiếp xúc với chúng tôi, các hộ dân sống ở đường Lạc Long Quân, dọc khu vực cầu Mé (thuộc P.3, Q.11) than những ngày gần đây, cuộc sống, sinh hoạt người dân nơi này rất khổ sở, đảo lộn vì muỗi hoành hành quá nhiều. Ban ngày, trẻ ngồi học cũng phải giăng mùng! Sáng sớm, chiều tối muỗi vo ve như ong, đứng đâu cũng bị muỗi chích...
Tương tự là các khu vực P.Tân Kiểng, P.Tân Quy (Q.7), xã Phước Kiển (H.Nhà Bè); khu vực P.13 (Q.Tân Bình)... Chị Hồng (ở đường C1, P.13, Q.Tân Bình) cho biết: "Năm nay lạ là từ Tết Nguyên đán đến nay, dù trời nắng, khô nhưng muỗi lại rất nhiều, giống như mùa mưa hằng năm vậy".
Khu vực dọc cầu Băng Ky (Q.Bình Thạnh) muỗi cũng bùng phát dữ dội. "Con trai và con dâu tôi phải bồng con của chúng đi khu vực khác thuê nhà ở tạm thời gian để tránh muỗi!", bà Lê Thị Lan Nương, sống sát cầu Băng Ky (P.11, Q.Bình Thạnh), cho biết.
Phát hiện chùm ca bệnh thủy đậu tại trường học Ngày 5.3, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết vừa phát hiện 10 học sinh (HS) mắc bệnh thủy đậu tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), trong đó có 9 HS cùng một lớp. Phía y tế dự phòng phối hợp cùng trường tổ chức ngăn chặn bệnh lây lan: cho HS mắc bệnh nghỉ học; vệ sinh sát khuẩn bàn ghế, phòng học... Bác sĩ Dũng cho biết thêm vừa có một bệnh nhân là người lớn tử vong do bệnh SXH. Bệnh nhân quê An Giang, tạm trú ở Q.8, TP.HCM. Y tế dự phòng TP vẫn đến nơi bệnh nhân tạm trú để điều tra dịch tễ và triển khai công tác phòng chống bệnh. Trong một động thái khác, UBND TP.HCM vừa giao Sở Y tế phối hợp UBND các quận, huyện, phường, xã rà soát, thống kê trẻ dưới 2 tuổi chưa được tiêm, hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi; các đối tượng có nguy cơ cao trong ổ dịch sởi cần được tiêm vắc xin chống dịch theo chỉ định; lập kế hoạch tiêm vét theo đúng quy định.
Theo TNO
Cảm phục nữ điều dưỡng viên dùng miệng hút đờm cứu sống bệnh nhi sởi trong cơn nguy kịch Cháu Mai Hà Vy đang trong cơn nguy kịch vì bệnh sởi, cái chết đang cận kề nhưng may mắn đã đến với cháu khi nữ điều dưỡng viên vội dùng miệng hút đờm từ mũi bệnh nhân để cứu cháu. Đó là hành động của điều dưỡng viên Phạm Thị Hạnh - khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK Đống Đa mà mỗi...