Dịch bệnh đe dọa trẻ dịp tựu trường
Tay chân miệng, sốt xuất huyết tiêu chảy và hô hấp là những bệnh được các bác sĩ nhận định có nguy cơ sẽ bùng phát vào đầu năm học mới. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý những bệnh do tâm lý gây nên.
Chiều 5/9, ghi nhận của VnExpress.net tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP HCM), nhiều bé trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học đến khám. Hầu hết bệnh nhi sốt, tiêu chảy, ho, mệt mỏi, tay chân miệng và sốt xuất huyết. Tình hình được các bác sĩ khoa khám đánh giá là tăng, so với lượng bệnh nhi đến khám mỗi ngày tại 2 bệnh viện chuyên nhi vốn là tuyến cuối của TP HCM và các tỉnh lân cận.
Phải dậy sớm đúng giờ, ngủ đúng giấc, nhiều học sinh có thể đổ bệnh trong những ngày đầu năm học. Ảnh: Cao Lâm
Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi nội trú điều trị tay chân miệng hơn 180 bé, trong đó có 10% phải cấp cứu vì biến chứng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng có hơn 150 bé. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trên 100. Hầu hết bệnh nhi đều trong độ tuổi nhà trẻ.
Ngoài bệnh tay chân miệng, số trẻ mắc mắc sốt xuất huyết cũng tăng cao so với tuần cuối tháng 8, hàng trăm trường hợp nhập viện ở mỗi bệnh viện. Bệnh nhi bị bệnh tiêu hóa và hô hấp phải nằm giường đôi giường ba.
Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy, trung bình mỗi tuần thành phố có 330 ca mắc mới tay chân miệng. Riêng sốt xuất huyết cũng có khoảng 370 người bị bệnh được phát hiện trong tuần.
Theo các bác sĩ khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, tất cả bệnh sẽ có thể diễn biến phức tạp hơn nếu việc phòng ngừa không được các trường mầm non và tiểu học thực hiện tốt.
Video đang HOT
“Cụ thể là các bé mắc tay chân miệng có thể lây chéo nếu không được cách ly. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sẽ tấn công nếu môi trường không được làm sạch. Bệnh tiêu hóa sẽ rộ lên khi vấn đề hàng rong trước cổng trường không được quản lý chặt”, một bác sĩ nói.
Ngoài các bệnh nhiễm, hô hấp, tiêu hóa, theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong những ngày đầu năm học, chứng đau bụng do stress, mệt mỏi rối loạn cảm xúc do lo âu, thiếu ngủ do quen giấc ngủ ngày nghỉ hè, rối loạn bữa ăn gây rối loạn tiêu hóa… cũng rất dễ xảy ra với học trò.
“Thường thấy nhất là chứng mệt mỏi ở trẻ ở tuổi mầm non hay tiểu học, bởi thông thường các bé được ngủ thẳng giấc, ăn sáng muộn, trưa được ngủ nhiều giờ, nay phải quen với nề nếp mới”, một cử nhân tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói.
Một bệnh khác cũng được các bác sĩ cảnh báo trong mùa tựu trường đó là chứng cận thị, viễn thị, loạn thị hay tật lác mắt. Theo các bác sĩ khoa nhãn nhi Bệnh viện Mắt TP HCM, trước khi vào năm học, phụ huynh nên đưa các bé khám mắt sớm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bé mệt mỏi vì không nhìn thấy chữ trên bảng.
Để trẻ không phải mắc bệnh vào những ngày đầu năm học, các bác sĩ khuyên bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm chăm sóc con. Với các bệnh lây nhiễm, điều cần thiết nhất là giữ gìn vệ sinh thật tốt và làm sạch môi trường sống. Với bệnh tiêu hóa, cần cho trẻ ăn thức ăn an toàn. Và với các bệnh do thay đổi nếp sống, phụ huynh cần giúp con cân chỉnh lại thời khóa biểu, cụ thể là con ngủ sớm, không nên ép trẻ ăn quá nhiều khi trẻ vừa thức dậy…
Đầu năm, giáo viên lớp 1 "bạc mặt" theo học trò
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần "sắt". Các em đang trong giai đoạn chuyển "từ chơi sang học", giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.
Giáo viên kiêm nhân viên vệ sinh
Giờ học trò ngủ trưa có lẽ là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3, Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM)... được dừng để thở. Mà cũng chỉ sang tuần thứ hai của năm học mới được như vậy, bởi trong tuần đầu tiên, trò ngủ cô vẫn phải canh chừng.
Thâm niên 19 năm liền "cai trị" khối học sinh (HS) nhỏ nhất trường nhưng năm nào cô Hạnh cũng gặp các tình huống khác nhau. Nào là HS đi vệ sinh, nôn ói trong lớp, có em khóc ngất đòi về, có em đang giờ học gục xuống ngủ ngon lành, có em bắt cô cô bế không chịu rời... Tiết học gần đây nhất, cô phải dừng dạy giữa chừng cùng bảo mẫu tất tả "dọn dẹp hiện trường" vì HS "ị" trong lớp.
Cô Lê Thanh Sương (Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM) dạy nét chữ đầu tiên cho học trò.
"Đây là chuyện thường ngày của giáo viên lớp 1 những tuần đầu năm, có hôm nhiều em "đi giải quyết" cùng lúc, cả buổi cô loay hoay dọn dẹp. Dù đã được nhắc khi nhắc khi có nhu cầu thì xin phép cô ra ngoài nhưng nhiều em sợ đâu dám xin. Vừa giận vừa thương các em, lúc này cô phải tìm cách an ủi trò để các em không thấy xấu hổ với bạn bè", cô nói.
Những ngày đầu đến lớp, nhiều HS khối lớp 1 không chịu vào lớp, chỉ ngồi trước cổng trường khóc đòi bố mẹ. Kết cục GV trong trường phải thay nhau ra thuyết phục lẫn canh chừng học sinh nhiều ngày liền.
Nếu như HS các khối khác đã quen với việc học, sinh hoạt ở trường lớp, GV dễ dàng bắt đầu chương trình học thì ở khối 1, GV phải vượt qua giai đoạn khó khăn giúp các em thích nghi, thay đổi thói quen chơi là chính ở bậc mầm non sang việc học. Các em cần được trau dồi hàng loạt kỹ năng như ngồi thẳng lưng, cách cầm bút, cách giơ tay...
Hơn nữa, việc lớp học quá tải, việc "bên lề" nhiều nên việc dạy của thầy cô khối 1 cũng lắm gian nan. Cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng chia sẻ: "Tuy vào lớp 1 nhưng kiến thức HS trong rất chênh lệch. Có em được phụ huynh cho học trước nhiều quá, có em thì đến viết cũng chưa cầm được. Mà thời gian học chỉ có chừng ấy nên thầy cô phải chú ý từng em để có phương pháp dạy sao cho hợp lý nhất".
Không chỉ cực vì HS, dịp đầu năm, GV lớp 1 còn phải ứng phó với các bậc phụ huynh. Nhiều ông bố mà mẹ đưa con đến trường còn nằng nặc đòi vào lớp cùng con hay đứng ngoài cửa sổ nhìn con làm trẻ càng khóc, thầy cô càng mệt. Có thể nói đây là khối học duy nhất, thầy cô vừa phải uốn nắn học trò từ những việc nhỏ nhất, đồng thời phải "dạy" cả phụ huynh vì nhiều người thiếu kỹ năng giúp con vào lớp 1. Chưa hết, không ít phụ huynh liên tiếp gọi điện cho GV hỏi thăm tình hình con hoặc trực tiếp gặp mặt GV.
Một giáo viên lớp 1 tại Q.5 chia sẻ, từ đầu năm học đến giờ chưa giờ nào cô được nghỉ đúng nghĩa, thậm chí đêm đang ngủ cũng bị đánh thức. Ở lớp tất bật với trò, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, về đến nhà là điện thoại đổ chuông liên hồi, chủ yếu là bố mẹ HS gọi điện hỏi han tình hình của con. "Có đêm mình tiếp cả chục cuộc, nếu có vấn đề gì thì khắc, đằng này bố mẹ nào cũng nói rông dài, gửi gắm con. Nói thật, mình còn đâu thời gian để soạn bài nên nhiều hôm đành phải tắt điện thoại", cô nói.
Nền tảng đầu đời
Cô Phan Thúy Trang, hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, cho hay phân GV chủ nhiệm lớp 1 là rất khó vì áp lực, thầy cô cũng ngại. Trong khi đòi hỏi GV lớp 1 phải là người có kinh nghiệm, kiên trì và đúng sở trường. Chứ GV mới ra trường mà gặp phải lớp 1 chỉ có khóc.
Để giảm áp lực cho GV đầu cấp, nhiều trường tiểu học sắp xếp cho HS lớp 1 tựu trường trước vài ngày để học trò, phụ huynh làm quen trường lớp. Tên tuổi, số điện thoại của GV chủ nhiệm mỗi lớp được ghi trên bảng cho phụ huynh, tránh cho thầy cô không mất công phải trả lời từng người. Nhiều trường cũng thông báo cho phụ huynh giờ giấc, nề nếp sinh hoạt ở trường lớp để về nhà chỉ bảo thêm cho để trẻ sớm thích nghi với lớp học.
Theo cô Trang, những cách này cũng chỉ "giảm tải" phần nào cho các cô, còn bản thân các cô khi được giao dạy lớp 1 đều phải sẵn sàng tinh thần giải quyết các tình huống bằng nghiệm vụ sư phạm của mình. Cô Trang nói: "GV lớp 1 cực nhưng đòi hỏi phải kiềm chế giỏi nhất. Đối tượng HS lần đầu đi học, ấn tượng về GV quyết định rất lớn đến việc các em có thích học, thích đến trường hay không. Chúng tôi luôn nhắc nhở các cô, dù có chuyện gì cũng phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, ân cần với HS".
Cô Võ Thị Tuyết Mai, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.12, TPHCM), cho hay trường phải chọn những GV dày kinh nghiệm để giao quản lý lớp 1 và đội ngũ này thường được duy trì từ năm nay sang năm khác. Không ít GV làm chủ nhiệm các lớp lớn rất tốt nhưng lại không kham nổi lớp 1.
"Đầu năm, nghe GV lớp 1 kể chuyện là vừa khóc vừa cười. Vất vả thật nhưng các cô đều hiểu được vai trò quan trọng của mình giúp HS thích nghi với nền tảng kiến thức đầu tiên trong cuộc đời. Khi thấy HS tung tăng vui cười, các cô lại quên hết mệt mỏi", cô Mai tâm tư.
Cùng HS vượt qua "cửa ải" đầu đời, có lẽ không niềm vui nào có thể sánh được với những nhà giáo "chuyên trị" lớp 1. Như cô Hồng Hạnh chia sẻ: "Có thể nói GV lớp 1 là những người xây viên gạch kiến thức đầu tiên cho các em. Niềm vui, thành quả của họ không gì ngoài niềm vui đến trường, yêu bạn bè, thầy cô...của những học trò nhỏ. Có những học trò chỉ học mình lớp 1 thôi, sau này trưởng thành vẫn quay về để cảm ơn cô, đó là niềm hạnh phúc lớn lao của nhà giáo".
Theo Dân Trí
Thanh Hóa: Học sinh vui ngày tựu trường Sáng nay 23/8, hơn 700.000 học sinh Thanh Hóa bước vào năm học 2011 - 2012. Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục Thanh Hóa cũng đã ra thông báo cụ thể về các khoản đóng góp trong năm học mới này. Sáng nay 23/8, hơn 700.000 học sinh các cấp tại Thanh Hóa đã chính thức bước vào năm...