Dịch bệnh con gái không thể tới trường, ông bố ở Hà Nội dành hẳn 3 tuần “biến ngôi nhà thành lớp học”, ai nhìn vào cũng tấm tắc
“Nếu con không thể tới trường thì ba mẹ sẽ đem trường học về cho con”, ông bố này nói vậy và đã biến điều đó thành sự thật cho các con của mình.
Đó là câu chuyện của ông bố Nguyễn Duy Hải Linh (Tây Hồ, Hà Nội), bố của 2 cô con gái Kem và Ốc, người đã “vì con không thể tới trường nên đem trường học về cho con”.
Nói là làm, 1 lớp học gồm đầy đủ không gian y như lớp học thật bao gồm: bàn ghế, bát ăn, nệm ngủ, đến tủ đựng đồ cá nhân, mỗi góc nhà đều được kỳ công sắp xếp thành góc chơi, góc kể chuyện, bàn thiên nhiên rất cầu kỳ… đã ở ngay trong nhà.
Không gian lớp học tại gia không khác gì lớp học ở trường.
“Lớp học mang về nhà” này đã khiến khá nhiều người khâm phục độ tâm huyết của cha mẹ Kem và Ốc, thậm chí còn gọi đây là ông bố của năm.
Anh Linh tâm sự về cái khó khi các con không được tới trường mùa dịch như thế này: “ Dịch Covid-19 Kem và Ốc đã lâu không được tới trường. Kem hay kể chuyện về các cô, các bạn ở trường và nói muốn tới trường. Để con bớt nhớ trường thỉnh thoảng mình có đưa con qua trường học để ngắm trường, nhưng lâu dần Kem cũng đã quen với việc trường luôn đóng cửa.
Thêm nữa vì ở nhà khá lâu nên sợ con quên mất những thói quen tốt ở trường, mình đã phải khá vất vả để duy trì cho con những thói quen vứt rác đúng chỗ, dọn dẹp và cất đồ đạc, chia sẻ đồ chơi và trên hết là lâu rồi Kem – Ốc chưa học được bài thơ, bài hát nào mới cả. Và mình nhận ra một điều là dù ba mẹ rất cố gắng nhưng đúng là không thể thay thế được vai trò của cô giáo”.
May mắn là trước khi vợ sinh em bé thứ 2 thì ông bố này có đi học một lớp giáo dục mầm non theo phương pháp Waldorf steiner cùng các cô giáo. Ý nghĩ ban đầu của anh Linh là trang bị kiến thức để sau này dạy con, nhưng không ngờ đến lúc này thì lại phát huy tác dụng. Anh Linh lóe lên ý nghĩ sao không mở lớp học tại gia cho con.
Gia đình ba Linh, mẹ Trâm và Kem, Ốc.
Ông bố này ngay lập tức đã liên hệ với một người bạn là chủ trường mầm non theo phương pháp Waldorf steiner (trường đang đóng cửa vì dịch bệnh) và đề xuất ý tưởng đưa trường học về nhà. Người bạn và cũng là cô giáo cũng đã ủng hộ ý tưởng này ngay lập tức.
Từ lúc bắt đầu đến khi có một lớp học “tiêu chuẩn ” phải mất đến 3 tuần để bàn bạc tìm kiếm ý tưởng. Anh Linh đã quyết định dọn hết phòng khách từ bàn ghế, tủ kệ đến bộ bàn ăn đi chỗ khác và nhường chỗ cho đồ chơi, dụng cụ học tập. Thậm chí anh cũng đổi màu luôn phòng khách từ trắng sang hồng để đúng với tinh thần Waldorf steiner.
Đồ đạc giáo cụ được mượn toàn bộ từ trường về để “tái hiện” đúng không gian lớp học, từ bàn ghế, bát ăn, nệm ngủ, đến tủ đựng đồ cá nhân của từng bé. Các góc nhà đều được sắp xếp thành các góc chơi, góc kể chuyện, bàn thiên nhiên y như ở trường.
Ở sân nhà mình thì anh Linh cũng phải bỏ các loại cây cảnh để nhường không gian cho sân trường. Những chỗ nào trông nguy hiểm chút là anh xử lý ngay để đảm bảo an toàn cho các con. Nhưng vì đi làm cả ngày nên hai vợ chồng anh phải tranh thủ buổi tối để dọn dẹp, có hôm tới 12 giờ đêm vẫn cọ sân để làm sạch mấy chỗ rong rêu. Rồi trồng thêm mấy bụi sả để đuổi muỗi cho các bé.
Sau khi sắp xếp xong không gian học tập, việc tiếp theo anh Linh mời các cô giáo quay lại giảng dạy. Các cô do dịch trường học đóng cửa nên cũng tạm nghỉ thế nên lớp học cũng là nơi để các cô vừa làm vừa chờ ngày quay trở lại trường học.
Vì thời dịch bệnh nên anh Linh cũng tuân thủ đúng chuẩn thời Covid, tức là các cô đều đã đủ hai mũi tiêm và lớp học có cả mã QR Code riêng để “check-in” hàng ngày.
Vợ anh Linh chính là ca sĩ Bảo Trâm Idol, cả 2 vợ chồng luôn chú tâm việc học cho các con, đặc biệt cả 2 vợ chồng luôn cùng nhau quan tâm chăm sóc chơi và học cùng con cái. Thuận lợi hơn là anh Linh cũng có một vườn nông nghiệp ở Sóc Sơn, nơi đây được huy động làm chỗ cho trẻ đi vườn chơi hàng tuần, vì phương pháp Waldorf steiner rất chú trọng đến việc tiếp cận với thiên nhiên. Vườn nhà anh cũng cũng không dùng phân hóa học nên an toàn tuyệt đối cho các bé. Rau từ vườn cũng sẽ được ưu tiên cho lớp học của Kem và Ốc, tất cả các món ăn sẽ được cô giáo chế biến và thay đổi hàng ngày.
Không gian y như lớp học thật bao gồm: bàn ghế, bát ăn, nệm ngủ, đến tủ đựng đồ cá nhân, mỗi góc nhà đều được kỳ công sắp xếp thành góc chơi, góc kể chuyện, bàn thiên nhiên rất cầu kỳ.
Giáo trình học tập cũng được cô giáo soạn thảo kỹ, để khi đến trường sẽ không giống như đang ở nhà. Từng khung thời gian trong ngày của con cũng được các cô lên kế hoạch chi tiết, cụ thể đến từng bài thơ bài hát. Và đặc biệt đây là lớp học không có thiết bị điện tử, không có đồ chơi làm từ nhựa, tất cả đồ chơi đều được các cô tự làm, kiểu đan len làm thành búp bê hoặc có đồ đạc đều có nguồn gốc thiên nhiên để an toàn cho trẻ.
Anh Linh nói thêm về ngày đầu tiên các con đến trường, cách vận hành lớp học và mong muốn của 2 vợ chồng: “1 ngày trước khi bắt đầu lớp học, Kem đã rất háo hức cùng ba lau chùi các món đồ chơi để ngày mai “khai giảng”. Đây là một cảm xúc từ lâu lắm rồi con không có được.
Ngày đầu tiên đi học, thì ba mẹ cũng chủ động đi làm để nhường không gian lại cho cô và các con. Tình hình lớp học vẫn được các cô cập nhật cho ba mẹ thường xuyên nên hai vợ chồng rất yên tâm.
Lũ trẻ được đi vườn của ba Linh chơi hàng tuần, vì phương pháp Waldorf steiner rất chú trọng đến việc tiếp cận với thiên nhiên.
Mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng mình lúc này là tạo cho con một môi trường giáo dục tốt nhất trong thời gian dịch bệnh Covid còn diễn biến phức tạp. Khi các con chưa thể tới trường thì ba mẹ sẽ mang trường về cho con.
Covid đã tạo ra một tuổi thơ vô cùng đặc biệt cho thế hệ Kem và Ốc, chưa bao giờ các con phải trải qua một kỳ nghỉ dài đến thế, không trường học, không bạn bè và bị buộc phải sống trong thế giới người lớn và chịu nhiều ảnh hưởng, cũng như những thói quen không tốt. Vì thế ba mẹ càng quyết tâm phải thay đổi bằng được điều này”.
Clip: Màn học múa online bá đạo khiến dân tình phải thốt lên 'lớp nào lầy như lớp này'
Dân tình tò mò rằng không biết sau khi học xong bài múa online này, nhóm bạn này có định triển khai biên đạo thành tác phẩm online luôn hay không.
Học online là hình thức mới được triển khai khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra. Dù đã nhắc không biết bao nhiêu lần, tuy nhiên trên mạng xã hội vẫn xuất hiện không ít những tình huống dở khóc dở cười về sự tinh nghịch của các bạn học sinh, đặc biệt là các môn học liên quan đến vận động như: Thể dục, múa, nhảy,...
Mới đây, một lớp học đã chia sẻ video học múa online của mình khiến cư dân mạng không khỏi phì cười vì độ sáng tạo. Đây là bài múa các bạn chuẩn bị để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong điều kiện dịch bệnh còn phức tạp, chắc chắn rất khó để các bạn học sinh có thể gặp nhau để tập luyện được như mọi năm.
Clip: Nhóm bạn học múa online trên nền nhạc 'Nhịp điệu cha cha cha'
Theo clip ghi lại đây là một bài múa được đầu tư khá công phu với đạo cụ là quạt. Nhóm thực hiện bài múa này gồm 8 bạn nữ. Tuy là học múa online nhưng các bạn đều tập luyện rất nghiêm túc, với khá nhiều động tác khó. Khi ghép thành bài trực tiếp kết hợp thêm với trang phục chắc chắn sẽ rất uyển chuyển, thướt tha.
Tuy nhiên, với sự lầy lội của mình, các bạn đã chèn lớp một bài nhạc hết sức sôi động đó là 'Nhịp điệu cha cha cha'. Kết hợp với các động tác múa, cư dân mạng xem xong cũng phải thốt lên 'lớp này quá lầy rồi'.
Sau khi đăng tải, clip nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn từ cư dân mạng. Nhiều học sinh cũng tag bạn bè của mình vào để học tập phong cách này chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ 20/11 sắp tới.
Đây là tiết mục các bạn tập luyện để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Một số bình luận của cư dân mạng:
- 'Lớp này lầy quá đi mất. Không biết đến ngày 20/11 thật có múa online luôn không.'
- 'Xin lỗi vì mình đã cười, nhưng nhìn các bạn múa buồn cười quá, lại còn nhịp điệu cha cha cha nữa chứ.'
- 'Thầy cô xem xong chắc cười từ sáng đến tối luôn quá. Lớp dễ thương ghê. Từ trước đến giờ chỉ thấy học thể dục online đã buồn cười lắm rồi, đây còn múa online nữa chứ.'
Học nhầm lớp suốt 2 tháng, cậu bé gạt nước mắt chuẩn bị rời lớp, giáo viên nói một câu khiến cả lớp vỡ òa Khi phát hiện học sinh không thuộc lớp mình phụ trách, giáo viên đã thông báo nam sinh thu dọn sách vở và trở về lớp học ban đầu của em. Ngày 3/11, một video ghi lại cảnh tượng một nam sinh khóc sụt sùi khi biết học nhầm lớp ở Sơn Đông (Trung Quốc) được chia sẻ lên mạng xã hội khiến...