Dịch bao vây hai phía, Huế phòng chống COVID-19 ra sao?
Dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát suốt hơn một tháng qua ở Đà Nẵng, Quảng Nam và tiếp đó là Quảng Trị. Thừa Thiên Huế nằm giữa hai vùng dịch nhưng không xuất hiện ca dương tính nào trong cộng đồng. Vì sao?
Cảnh sát đường thủy Thừa Thiên Huế tuần tra trên sông Ô Lâu, ranh giới với tỉnh Quảng Trị, vào những ngày dịch rộ lên ở tỉnh này – Ảnh: NAM ANH
Trước khi Đà Nẵng công bố phát hiện bệnh nhân COVID-19 mới (bệnh nhân 419, ngày 25-7), người của hai địa phương đã vào ra làm việc, buôn bán, học hành trong suốt tháng 7. Mức độ giao lưu, giao thương giữa Huế và Đà Nẵng rất cao. Tuyến giao thông Huế – Đà Nẵng hoạt động suốt 24/24 giờ với mật độ dày.
Đà Nẵng – Hội An – Huế đã trở thành một điểm đến – ba địa phương, nên du khách cả nước đi lại giữa ba nơi này tấp nập suốt tháng 7. Trong bối cảnh như thế, vì sao Huế vẫn bình yên?
Ông Hoàng Văn Đức – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế – cho biết các chuyên gia dịch tễ học đã đưa ra nhận định đầu tiên: do người dân Thừa Thiên Huế ít đến các ổ dịch ở Đà Nẵng. Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hai bệnh viện sát cạnh là Bệnh viện C và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng là ổ dịch của Đà Nẵng. Từ đó, mầm bệnh đã lây lan ra cộng đồng ở Đà Nẵng và các tỉnh.
Các bệnh nhân đầu tiên của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị đều lây nhiễm từ ổ bệnh này do đến khám chữa bệnh, nuôi bệnh, thăm bệnh. Do ở Huế đã có hệ thống y tế đủ các tuyến nên từ lâu nay người dân Thừa Thiên Huế hầu như ít vào chữa bệnh ở Đà Nẵng.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Đức – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế – Ảnh: T.L.
Bộ Y tế xác định ổ dịch ở Đà Nẵng khởi phát vào đầu tháng 7. Trong thời gian đó, du khách đã đi lại tấp nập trên tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế. Một số trong các du khách đó khi về đến nhà đã phát bệnh. Như vậy có khả năng mầm bệnh từ Đà Nẵng cũng đã theo đường du lịch lây lan ra Huế, nhưng vì sao đến nay vẫn chưa xuất hiện ca nhiễm nào ở tỉnh này?
Theo ông Hoàng Văn Đức, ca bệnh đầu tiên của Quảng Trị (bệnh nhân 749) là điển hình cho các trường hợp tương tự như thế này. Ngày 17-7, người này từ Quảng Trị vào thăm người nhà điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Ngày 18-7 ra Huế, khám nha khoa, rồi cùng bạn đi ăn cơm. Sau khi người khách được xác định nhiễm bệnh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã truy vết, cách ly và xét nghiệm PCR toàn bộ những người có liên quan.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của những F1, nhất là những nhân viên trực tiếp khám răng cho bệnh nhân 749 đều âm tính. Từ ngày tiếp xúc với bệnh nhân 749 đến nay đã hơn một tháng nhưng sức khỏe của các F1, F2 đều bình thường.
Theo ông Đức, bởi vì vào thời điểm bệnh nhân 749 đến Huế thì chỉ mới nhiễm virus và tải lượng của virus còn thấp nên chưa thể lây nhiễm. Du khách từ Đà Nẵng ra Huế, nếu có mang theo mầm bệnh, thì cũng trong tình trạng tương tự.
Ngay sau khi Đà Nẵng, Quảng Nam, tiếp đó là Quảng Trị, phát hiện ca dương tính thì Thừa Thiên Huế đã kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ lây nhiễm. Các chốt kiểm soát liên ngành được dựng lên ở tất cả cửa ngõ vào Thừa Thiên Huế bằng đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy.
Chốt kiểm soát y tế trên đỉnh đèo Hải Vân – Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Đồng thời, toàn bộ các thôn xóm, tổ dân phố trên toàn tỉnh rà soát hết tất cả các đối tượng có đến hoặc tiếp xúc với người về từ vùng dịch trong tháng 7 để cách ly, xét nghiệm nhằm phát hiện kịp thời mầm bệnh trong cộng đồng. Gần 35.000 người có liên quan đến vùng dịch đã được rà soát và kiểm soát bằng xét nghiệm, cách ly, giám sát.
Ông Phan Ngọc Thọ – chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh – nhận định đến lúc này mà Huế vẫn yên là nhờ không chủ quan. Dù đợt dịch đầu năm tạm lắng nhưng hệ thống phòng dịch vẫn ưu tiên duy trì, nên khi có dịch ở Đà Nẵng là hệ thống này phản ứng ngay để kịp thời kiểm soát chặt. Cả hệ thống chính trị cùng với hệ thống y tế vào cuộc quyết liệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (giữa) kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế – Ảnh: T.L.
Và quan trọng nhất là tinh thần của người dân đã nâng cao, cả về ý thức lẫn cách thức phòng dịch. Người dân biết tự phòng dịch cho mình, tự giác khai báo y tế và khai báo cả những đối tượng từ vùng dịch trở về trong khu phố, xóm làng mình.
“Chúng tôi cũng không cực đoan đóng chặt cửa, mà ráo riết kiểm soát chặt vòng ngoài để nới lỏng bên trong nhằm duy trì hoạt động kinh tế, sinh hoạt xã hội”, ông Thọ nói.
6 ngư dân đi bộ từ Đà Nẵng ra Huế trốn cách ly
Để tránh các chốt kiểm soát dịch Covid-19, 6 người đàn ông đi bộ men theo bờ biển dưới chân đèo Hải Vân từ Đà Nẵng ra Huế.
Ngày 4/8, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã bàn giao 6 người đàn ông trốn từ vùng dịch Đà Nẵng ra Huế cho chốt kiểm soát dịch Covid-19 số 5 ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) để kiểm tra y tế và đưa vào khu cách ly tập trung. Những người này quê ở xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc).
Nhóm người trốn cách ly được đưa đến chốt kiểm soát số 5. Ảnh: Q.T.
Trước đó, lúc 20h30 ngày 3/8, tổ tuần tra Đồn Biên phòng Lăng Cô phát hiện 6 người này đang đứng đợi đón xe gần trạm thu phí Bắc Hầm Hải Vân (thị trấn Lăng Cô).
Nhóm người này khai họ làm cho các tàu cá ở Đà Nẵng. Trong thời gian bão số 2 không đi biển, họ quyết định quay về nhà. Để tránh các chốt kiểm soát dịch Covid-19, họ đã đi bộ vòng theo bờ biển dưới chân đèo Hải Vân từ bến Nam Ô về Huế.
Đừng vì bản thân mà hại cả cộng đồng Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị lực lượng chức năng chặn lại trên đèo Hải Vân và buộc họ quay đầu nhận được sự quan tâm của dư luận. Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị chặn lại và yêu cầu quay đầu ẢNH: M.Đ Như Thanh Niên thông tin,...