Dịch bạch hầu ở Đắk Lắk vẫn chưa được khống chế
Dù đã triển khai nhiều giải pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh bạch hầu, song đến nay bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk vẫn chưa được ngăn chặn
Hiện nay, Đắk Lắk đã ghi nhận 39 trường hợp mắc bạch hầu, tại 13 xã của 5 huyện trên địa bàn tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh bạch hầu, song đến nay bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk vẫn chưa được ngăn chặn mà còn diễn biến phức tạp, số ca bệnh không ngừng tăng lên. Đắk Lắk phải làm gì để khống chế dịch bạch hầu, phóng viên VOV – Tây Nguyên đã có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk.
Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu là giải pháp hiệu quả và lâu dài.
PV: Thưa bác sĩ, những ca bệnh bạch hầu mới lại xuất hiện lặp lại tại 13 xã của 5 huyện. Khi bạch hầu xuất hiện công tác xử lý ca bệnh, vùng dịch sẽ được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Vậy vì sao dịch bệnh vẫn xuất hiện trở lại tại những huyện đó?
Ông Trịnh Quang Trí: Bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh, tuy nhiên so với những vaccine khác thì miễn dịch trong vaccine bạch hầu không kéo dài được lâu và không bền vững như các vaccine khác. Có thắc mắc là vì sao có những trường hợp tiêm một mũi vaccine bạch hầu rồi mà vẫn phát bệnh? Ở đây chúng tôi khẳng định lại thông tin, vaccine bạch hầu là một vaccine có nguồn gốc từ giải độc tố bạch hầu, để tạo được miễn dịch phải tiêm ít nhất 2 mũi, cách nhau 1 tháng. Sau khi tiêm mũi thứ 2, thời gian vào khoảng 2 tuần mới bắt đầu có đáp ứng miễn dịch do vậy nếu chỉ tiêm một mũi thì khả năng phòng bệnh bạch hầu gần như không có.
PV: Theo liệu trình tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu thời điểm này chúng ta quay trở lại tiêm mũi 2 cho người dân trong vùng có ca bệnh. Vấn đề này được ngành y tế tiếp tục triển khai như thế nào thưa ông?
Ông Trịnh Quang Trí: Hiện nay có một khó khăn trong triển khai phòng chống bạch hầu đó là vấn đề triển khai tiêm vaccine. Theo Quyết định 3054 của Bộ Y tế có chủ trương tiêm vaccine phòng chống bạch hầu cho toàn bộ người dân ở các tỉnh Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, chúng ta sẽ triển khai tiêm vaccine vào khoảng gần 3,8 triệu liều vaccine cho toàn tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu tăng đột biến các nhà sản xuất vaccine hiện nay chưa cung ứng đủ nguồn vaccine mà chúng ta phải tính đến lộ trình, từ ngày 15-20/7 mới bắt đầu có kế hoạch tiêm vaccine chống dịch tại các xã có ca bệnh.
Cho đến nay tổng số mũi vaccine mà Trung tâm kiểm soát bệnh tật đã triển khai tiêm ở 13 xã có dịch vào khoảng gần 200.000 liều. Để giải quyết triệt để vấn đề bạch hầu thì không có cách nào tốt hơn là phải tiêm chủng vaccine cho toàn bộ người dân ở địa bàn có nguy cơ mắc bệnh.
PV: Vậy trong lúc chờ đợi đủ nguồn vaccine thì mình phải triển khai những giải pháp như thế nào để hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh này thưa bác sĩ?
Ông Trịnh Quang Trí: Trước tình hình dịch chúng tôi có biện pháp ưu tiên tiêm vắc xin phòng bạch hầu tập trung vào các xã có dịch.
Video đang HOT
Thứ hai nữa sẽ triển khai tiêm ở những huyện có nhiều ca bệnh. Sau khi hết những xã, huyện có nhiều ca bệnh mới triển khai ở những xã phường còn lại. Dự kiến kế hoạch tiêm vaccine cho người dân trên toàn tỉnh có lẽ đến giữa năm 2021 mới hoàn thành.
Hiện nay trong tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lan rộng, chúng tôi khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi tiếp xúc đông người hoặc đi ra ngoài phải đeo khẩu trang để bảo vệ cá nhân, tránh lây lan từ người này sang người khác. Còn các biện pháp lâu dài bắt buộc chúng ta phải thực hiện vấn đề tiêm chủng.
PV: Vâng xin cảm ơn ông!./.
4 món ghi danh "bảng vàng" ngừa ung thư cực tốt và 5 món thuộc "danh sách đen" gây ung thư cực nhanh: Kiểm tra xem mâm cơm nhà bạn có món nào
Ăn uống đúng cách phòng ngừa ung thư, ăn uống sai cách có thể gây ung thư. Vậy thực phẩm nào chống ung thư và thực phẩm nào gây bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới đây.
Thực phẩm cũng giống như một "con dao 2 lưỡi". Nếu bạn thực hiện chế độ ăn lành mạnh, điều độ không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể phòng ngừa bệnh tật. Ngược lại, ăn uống không đúng cách có thể gây bệnh, chẳng hạn như ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc WHO từng tuyên bố rằng, có khoảng hơn 30 loại ung thư liên quan đến thói quen ăn uống không tốt.
Ăn uống đúng cách phòng ngừa ung thư, ăn uống sai cách có thể gây ung thư.
Ăn uống đúng cách phòng ngừa ung thư, ăn uống sai cách có thể gây ung thư. Vậy thực phẩm nào chống ung thư và thực phẩm nào gây ung thư? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới đây.
4 "thực phẩm vàng" ngừa ung thư cực tốt
1 . Nấm
Các loại nấm bổ dưỡng có thể kể đến như nấm đông cô, nấm kim châm... Nấm nổi tiếng với tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, ngoài ra loại thực phẩm này còn có khả năng chống ung thư do có chứa polysaccharid.
Nấm nổi tiếng với tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, chống ung thư.
Một số nghiên cứu thực hiện ở Nhật Bản đã xác nhận rằng tỷ lệ chống ung thư của polysaccharides trong nấm đông cô vượt quá 80%, có thể giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
2. Các món ăn giàu chất xơ
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trái cây và rau được coi là những thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất xơ.
Các món ăn giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì nó có thể hoà loãng hay vô hiệu hoá tác nhân gây ung thư, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột.
3. Các loại hạt
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Jena ở Đức phát hiện ra rằng một số chất chứa trong các loại hạt có thể giúp kích hoạt chức năng phòng vệ của cơ thể loại bỏ oxy hoạt tính, từ đó bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Trường Y Đại học Harvard cho thấy ăn các loại hạt, bao gồm hạt điều, quả hồ đào... 2 lần/tuần có thể giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
4. Bông cải xanh
" Khi nhắc đến thực phẩm chống ung thư, người ta sẽ nghĩ ngay đến bông cải xanh, chủ yếu là do nó chứa glucosinolate, có thể phân hủy sulforaphane và đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư", một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Rau Quốc gia (Mỹ) cho biết.
Khi nhắc đến thực phẩm chống ung thư, người ta sẽ nghĩ ngay đến bông cải xanh.
Ngoài ra, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu từ lâu, cho thấy việc ăn bông cải xanh liều lượng vừa phải có thể ngăn ngừa ung thư miệng và lưỡi.
5 món thuộc "danh sách đen" gây ung thư cực nhanh
1. Sản phẩm thịt chế biến sẵn
Một nghiên cứu trên 100.000 người Pháp đã chỉ ra rằng, ăn nhiều thực phẩm chế biến có thể khiến con người phát triển tất cả các loại bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thực quản...
2. Thực phẩm bị mốc
Các loại thực phẩm như gạo, lạc, ngô... nếu không được bảo quản tốt sẽ dễ bị ẩm, mốc và sinh ra chất gây ung thư nhóm 1 - aflatoxin, chất này không thể tiêu diệt được kể cả khi nấu chín. Aflatoxin được WHO khuyến cáo có thể gây ung thư gan, tổ chức này cũng khuyến cáo người dân cần bảo quản thực phẩm cẩn thận để tránh ẩm mốc, khi phát hiện có nấm mốc thì vứt bỏ ngay.
3. Thịt nướng BBQ
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nướng, đặc biệt là thịt, chẳng hạn như thịt bò nướng, thịt cừu nướng... đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột và các bệnh ung thư khác.
4. Đồ muối
Nhiều người thích ăn các loại thực phẩm như cá muối, dưa chua... vì hương vị ngon, bảo quản được lâu, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm này có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư ruột, ung thư dạ dày. Hàm lượng nitrit cao có thể phản ứng với protein dưới tác dụng của axit dạ dày để tạo ra chất nitrosamine gây ra bệnh ung thư.
5. Thức ăn đựng trong đồ nhựa
Bất kỳ loại thực phẩm nào được đựng trong đồ nhựa, đặc biệt là sử dụng nhựa để quay lò vi sóng đều có thể bị nhiễm hóa chất gây ung thư. Phthalate là hóa chất làm cho nhựa dẻo và bền hơn, nhưng đồng thời cũng gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của hormone và có thể gây ung thư.
46-55 tuổi được mệnh danh là "10 năm nguy hiểm", phải cố gắng giữ 3 bộ phận này luôn "mềm" thì mới mong trường thọ Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát. Theo Sohu, 46-55 tuổi là thời điểm hoàng kim của cuộc đời mỗi người khi sự nghiệp, tài chính lẫn tư tưởng sống...