Dịch bạch hầu đang lan rộng, 10 điều người dân cần biết
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Căn bệnh này đang trở thành ổ dịch nóng tại khu vực Tây Nguyên.
Dịch bạch hầu đang diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục tăng cao. Cả nước đã có 63 ca mắc trên 5 tỉnh, thành phố. TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tình hình dịch bạch hầu tại Việt Nam. Ảnh: Quốc Toàn.
1. Bạch hầu là bệnh?
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu ( Corynebacterium diphtheria) gây ra.
Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Nhiều tài liệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh này tại Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884 và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.
2. Lây lan bằng cách nào?
Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào tháng 8-10 trong năm.
3. Các dấu hiệu nhận biết
Khi mắc bạch hầu, người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Đây là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh. Nó làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt.
Video đang HOT
Ở thể nặng, bệnh nhân có dấu hiệu sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác).
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: SYT Đắk Nông.
4. Ai có nguy cơ mắc bạch hầu?
Bạch hầu thường gặp ở trẻ em và người lớn không được tiêm vaccine bạch hầu hoặc tiêm không đủ mũi. Những người sống trong khu vực đông đúc hoặc mất vệ sinh, trong điều kiện có người mang mầm bệnh. Ngoài ra, bất cứ ai đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu cũng đều trở thành đối tượng có nguy cơ.
5. Bạch hầu “giết người” như thế nào?
Độc tố bạch hầu khi bám vào cơ quan đích như tim (gây tổn thương cơ tim không phục hồi, viêm cơ tim…), thận (suy thận, trường hợp nặng có thể phải lọc máu, chạy thận), thần kinh (liệt dây thần kinh ngoại biên, liệt cơ hô hấp, tổn thương dây thần kinh sọ…).
Người mắc bạch hầu diễn tiến nặng theo thời gian cùng với lượng độc tố quá nhiều, tấn công ồ ạt vào máu và các cơ quan chủ đích cơ thể như tim, thận, não… biểu hiện lâm sàng nặng, diễn tiến nhanh, gây các tổn thương không thể phục hồi khiến bệnh nhân tử vong.
6. Khi nào bệnh nhân mắc bạch hầu ác tính?
Mức độ bệnh diễn tiến nặng hay nhẹ tuỳ theo tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường bạch hầu ác tính diễn ra trong tuần đầu của bệnh. Với bệnh nhân không được tiêm vaccine phòng vệ đủ mũi, nhập viện muộn, nồng độ vi trùng, độc tố bạch hầu quá nhiều và việc điều trị không kịp thời, điều này có nghĩa họ đã mắc bạch hầu ác tính. Việc điều trị lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như tiên lượng bệnh nhân rất dè dặt.
Bé G.A.P. (13 tuổi, ngụ Đắk Nông) là bệnh nhi thứ 2 tại Đắk Nông tử vong do bạch hầu ác tính. Ảnh: T.Q.
7. Bạch hầu điều trị ra sao?
Với bệnh nhân bạch hầu, bác sĩ chủ yếu dùng kháng sinh để điều trị vi trùng. Dùng thuốc kháng độc tố để trung hoà độc tố lưu thông trong máu người bệnh và điều trị biến chứng nếu có. Tuy nhiên, khi bệnh nhân xuất hiện biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Yếu tố quyết định điều trị bạch hầu thành công là phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nếu đã xuất hiện biến chứng, việc điều trị vô cùng khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.
8. Làm gì khi tiếp xúc với người mắc bạch hầu?
Nếu xác định chắc chắn tiếp xúc gần với người bệnh bạch hầu, bạn cần nhanh chóng liên hệ cơ quan y tế để làm xét nghiệm có bệnh hay không. Tùy theo mức độ tiếp xúc với người bệnh, nếu có triệu chứng, cần nhanh chóng liên hệ cơ quan y tế để làm xét nghiệm và uống thuốc điều trị dự phòng.
9. Tiêm vaccine phòng bạch hầu như thế nào?
Các loại vaccine phòng bệnh bạch hầu gồm có:
Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng thì có mũi 5 trong 1 ComBe Five (vaccine phối hợp phòng 5 bệnh Bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm phổi do HIB – viêm gan B), DPT (Bạch hầu – uốn ván – ho gà) được tiêm cho tất cả trẻ 2-18 tháng tuổi.
Trong Tiêm chủng dịch vụ có loại vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 (vaccine phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu – viêm gan B – Hib – ho gà – bại liệt – uốn ván).
Tiêm cho trẻ khi 2-3-4 tháng, nhắc lại lúc 18 tháng. Ở người trưởng thành, có thể tiêm vaccine nhắc lại mỗi 5-10 năm.
10. Tiêm vaccine là giải pháp duy nhất phòng bạch hầu?
Vaccine là biện pháp duy nhất chủ động ngừa bạch hầu. Không chỉ riêng bạch hầu, hầu hết bệnh truyền nhiễm nói chung như uốn ván, ho gà, bại liệt… chúng ta đều cần tuân thủ tiêm chủng theo quy định.
Ngoài ra, việc rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi đông người… là biện pháp không thể thiếu để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
Đắk Nông lại có thêm 3 trường hợp dương tính bạch hầu
Sở Y tế Đăk Nông ghi nhận thêm 3 bệnh nhân bạch hầu ở huyện Krông Nô và huyện Đăk G'long. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, ho, đau họng.
Ngày 2/7, thông tin từ Sở Y tế Đăk Nông cho biết, tỉnh Đắk Nông vừa ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính bạch hầu, nâng tổng số ca nhiễm ở tỉnh lên 15.
Cụ thể, thông tin về 3 bệnh nhân mới như sau:
Bé trai sinh năm 2012 và bé gái sinh năm 2005, trú tại thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Bé gái sinh năm 2012, trú tại thôn 12, xã Quảng Hòa, huyện Đăk G'long, tỉnh Đăk Nông.
Đại diện Sở Y tế Đăk Nông cho hay, chiều cùng ngày, các bệnh nhân này nhập viện với triệu chứng sốt, ho, đau họng.
Sở Y tế Đắk Nông tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bạch hầu
Do 2 xã nói trên hiện đang là ổ dịch bạch hầu và có nhiều ca dương tính, ca nghi ngờ đang theo dõi điều trị, nên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông phối hợp, tiến hành điều tra, giám sát, theo dõi, cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành xác minh, điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Kết quả, cả 3 trường hợp dương tính vi khuẩn bạch hầu.
Trước đó, làm việc với đoàn công tác của Bộ Y tế, Sở Y tế Đắk Nông thông tin, tỉnh Đắk Nông có 5 ổ dịch bạch hầu tại xã Quảng Phú, xã Đắk Sôr (huyện Krông Nô) và xã Đắk R'măng, xã Quảng Hòa (huyện Đắk G'Long).
Tỉnh Đắk Nông ghi nhận 1 ca tử vong là bé gái 9 tuổi sinh sống tại thôn 6 xã Quảng Hoà. 1 trường hợp khác trong tình trạng nặng, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM.
Thiếu hàng vạn liều vắc-xin bạch hầu Ngày 4-7, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết ngành y tế tỉnh đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bạch hầu. Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại bon Bu N'doh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, nâng tổng số...