Diablo III và hiệu ứng thông tin
Tuần qua, game giới đã sôi sùng sục với RPG “chặt chém” kinh điển này.
Mức độ nóng từ không khí đón nhận trò chơi này xem ra còn vượt xa những giá trị hấp dẫn mà nó mang lại, bởi hiệu ứng thông tin về cuộc chiến bảo vệ thánh địa Sanctuary mới là điểm mấu chốt.
Một ngày trước khi Diablo III ra mắt, rất nhiều game thủ đã cùng bàn về khả nãng thu hút người chơi của trò chơi. Có game thủ chưa từng đăng nhập vào 2 phiên bản trước, lâu nay chỉ chơi các game online, cũng khẳng định sẽ tham gia trận chiến đẩy lùi bóng tối về địa ngục Burning Hell. Một trong những lý do được đưa ra để giải thích sức hút từ Diablo, là “của hiếm mới quý”. Bởi sự trễ nải, mãi sau 10 năm mới có phiên bản 3, trong khi các trò đình đám khác như Call Of Duty cập nhật phiên bản hàng năm, Diablo đã biến thành 1 hiện tượng “thử thách lòng kiên nhẫn của cộng đồng”.
Thế rồi chỉ sau 24 giờ ra mắt, cộng đồng game thủ đã tiêu thụ 1 số lượng lớn bản quyền Diablo III. Ngay các game thủ Việt Nam vốn ít mặn mà với các game bản quyền, cũng tranh nhau “đốt cháy” các đầu mối cung ứng mã đăng nhập game, dù giá thành không hề rẻ, tương đương 1,3 triệu đồng, vượt xa nhiều trò chơi khác. Anh Nguyễn Huỳnh Duy, chủ cửa hàng Next Gen (TP.HCM) cho biết, anh khá chật vật đáp ứng nhu cầu đặt key game gia tãng liên tục. Riêng trong 10 giờ đầu tiên, cửa hàng anh đã bán ra hơn 200 key đăng nhập vào Diablo 3.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 12 giờ vào game, đã có nhóm game thủ Việt hoàn tất trò chơi ở chế độ bình thường. Nhiều game thủ sau khi tiếp cận trò chơi cũng nhận xét, phong cách chặt chém kinh điển còn thể hiện rất nặng với Diablo, dễ gây nhàm chán so với các game đồ họa 3D nổi tiếng gần đây. Điều này cho thấy, nếu chỉ dựa vào nội dung và lối chơi, Diablo 3 khó có được sức hút mãnh liệt.
Video đang HOT
Bởi thế, để cắt nghĩa tại sao người chơi vẫn trung thành với Diablo, vẫn hừng hực tinh thần tìm tòi, khám phá với trò chơi, vẫn lao vào lựa chọn sự đầu tư đắt tiền hơn cho bản quyền Diablo III thay vì dễ dàng chọn lấy các trò chơi online miễn phí, tất yếu chỉ có 1 điểm. Đó là hiệu ứng thông tin mà Blizzard Entertainment đã khéo sử dụng cho sản phẩm kinh điển của mình.
Dù người chơi có thể quên giao diện trò chơi, xóa đi các bản cài đặt Diablo 1 và 2 từ lâu, nhưng các thông điệp “hâm nóng” vẫn luôn được nhà sản xuất này đưa ra. Với những kiểu tin tức “giả sử, có lẽ” được họ phát tán những nãm qua, và tô đậm hơn về “ngày tái ngộ” trong 2 năm lại đây sau khi giới thiệu phiên bản thứ 3 năm 2010, tập đoàn Blizzard xem ra đã định dạng nên 1 kế hoạch quảng bá tự động hóa với cộng đồng.
Không hề tự dưng để không cần có 1 động thái yêu cầu nào, những hình ảnh và thông tin trò chơi luôn được các trang game, diễn đàn và mạng xã hội đua nhau theo dõi. Trước ngày ra mắt, Diablo 3 nghiễm nhiên là từ khóa được hàng chục triệu lượt người tra cứu, và những hình ảnh PR về trò chơi được hiện diện tại các tiệm game, mà chẳng ai băn khoăn như thế là làm không công cho nhà sản xuất.
Có thể thấy, Diablo 3 có 2 thế mạnh thông tin để tạo làn sóng quan tâm từ cộng đồng cả 2 đều gắn chặt hình ảnh huy hoàng 10 nãm trước của trò chơi. Thứ nhất, 1 cộng đồng người yêu thích những nhân vật Diablo sau 10 năm, vẫn cuồng nhiệt với trò chơi. Họ thiết tha muốn thấy lại nhân vật của mình nhýng ở vị thế khác, cũng như chính họ, sau 10 năm đã khác hơn.
Theo 1 chuyên gia thị trường, hiệu ứng thông tin ở đây đánh thẳng vào tâm lý hoài vọng của khách hàng, điều không phải sản phẩm trí tuệ nào cũng có được. Đặc biệt, nếu 10 nãm trước, những ai đã tận hưởng trò chơi còn là 1 sinh viên, 1 thanh niên mới vào đời, thì giờ họ đã trưởng thành, có thu nhập và vị trí xã hội. Họ sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền thích đáng, để hồi tưởng giấc mơ của mình. Đây là lý do tại sao, dù game play không còn hấp dẫn lắm, dù lối thể hiện hình ảnh, cấu trúc hành động nhân vật vẫn cũ, những người đã đăng ký mua Diablo 3 vẫn không ngần ngại móc ví.
Thứ hai, người chơi luôn tò mò với câu hỏi, 1 Diablo đỉnh cao ở quá khứ liệu sẽ thế nào trong bối cảnh công nghệ số hiện nay? Sau 2 ngày, ai cũng thấy, mọi cải tiến về đồ họa và tiết tấu trò chơi trong Diablo 3 hoàn toàn chấp nhận được, vì song hành công nghệ hình ảnh và xây dựng cấu trúc game hiện nay. Hơn nữa, lần này, tập đoàn Blizzard còn có xu hướng cải tiến trò chơi theo dạng chơi mạng khá đặc trưng. Người chơi được lựa chọn chơi trên server vùng, giúp khai thác tốt quan hệ máy chủ phục vụ nhu cầu máy khách, vừa đơn độc như 2 phiên bản cũ, vừa có thể chơi cộng tác (co-op) với đồng đội, như game online thực thụ. Nhiều game thủ ngay khi đăng nhập đã cho biết, nhờ cách này mà họ đã gặp lại không ít đồng đội cũ, từng 1 thời say mê với mạng cục bộ (LAN) trong tiệm net. Hiệu ứng thông tin họ nhận được và cùng nhau phát tán, chính nhờ yếu tố tâm lý này để lan tỏa mạnh thêm.
Bài học dùng hiệu ứng thông tin để phát huy tối đa sức hấp dẫn của sản phẩm game từ Diablo 3, vì thế thật sự đáng được các nhà phát triển game ghi nhận. Người ta sẽ tin chắc rằng, với 1 cộng đồng kết nối thông tin như thế, Blizzard Entertainment chỉ cần trau chuốt hơn sân chơi của họ, là câu chuyện thần thánh về ác quỷ Diablo sẽ còn tiếp tục trải dài.
Theo Game Thủ
Final Fantasy VII remake: Vẫn mãi chỉ là giấc mơ
Thật tiếc cho các fan hâm mộ đối với tựa game RPG kinh điển - Final Fantasy VII bởi vì trong một buổi phỏng vấn gần đây Square Enix đã tuyên bố rằng một phiên bản Final Fantasy mới sẽ cần được ưu tiên hơn thay vì làm lại phiên bản được nhiều người mến mộ nhất.
Nỗi buồn man mác của Cloud khi sẽ không được gặp lại các fan hâm mộ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên một tạp chí của Nhật Bản là Famitsu, người chịu trách nhiệm thiết kế nhân vật, ông Nomura Tetsuya cho hay: "Tôi biết có rất nhiều người muốn được thưởng thức lại phiên bản Final Fantasy VII remake. Nhưng thật sự, chúng tôi cần ưu tiên hơn đối với những dự án mới. Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để tạo ra một thứ gì đó còn có thể tốt hơn so với Final Fantasy VII. Final Fantasy của tương lai phải tốt hơn của quá khứ."
Từ sau khi bộ phim Advent Children ra mắt với nền đồ họa quá ấn tượng, hàng triệu fan hâm mộ trên thế giới đã hy vọng rằng sẽ được gặp lại những nhân vật ưa thích của mình được khoác lên lớp áo HD rực rỡ, và cho tới tận bây giờ nhiều người có lẽ vẫn đang mong ngóng một thông báo chính thức từ phía Square. Hơn thế nữa ngay cả chính Square cũng đã có những động thái úp mở không rõ ràng khi tung ra đoạn tech demo của FFVIIđược làm lại trên PS3, sau đó lại lên tiếng phủ nhận. Mặc dù FFVII được coi là một trong những tựa game RPG thành công nhất trong lịch sử, và việc phát hành lại một bản remake của nó gần như đảm bảo 90% sẽ mang lại thành công cho Square Enix, thế nhưng họ vẫn tỏ ra lạnh nhạt với dự án này.
Biết bao giờ thì chúng ta sẽ gặp lại Cloud trong diện mạo này?
Tetsuya cũng bày tỏ sự tin tưởng vào nhà sản xuất, ông Kitase Yoshinori sẽ là tương lai của dòng game Final Fantasy và anh cũng kêu gọi mọi người hãy đặt niềm tin vào hướng đi mới cho dòng game vốn đã lâu đời này. Thế nhưng điều này xem ra khó thuyết phục được fan hâm mộ với sự xuống dốc thấy rõ của dòng Final Fantasy trong thời gian gần đây với FFXIII-1, chưa kể đến là 2 dự án Versus và Type-0 (Bản tiếng anh) vẫn tiếp tục "cao su" chưa biết đến khi nào thì ra mắt.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng rằng một ngày nào đó nhà sản xuất sẽ thay đổi ý định và đem đến cho chúng ta một Cloud, Aerith, Tifa và những đường phố nhộn nhịp của Midgar trên độ phân giải HD. Bởi vì có ai đánh thuế giấc mơ đâu, đúng không nào?
Theo Game Thủ
Mở rương để... thả boss Nhiều game thủ Saga VN "chơi ác" bằng cách thả boss ở những chỗ được coi là "hiểm địa" để gây khó khăn cho kẻ khác. Sự việc bắt đầu khi Thương nhân thần bí đã xuất hiện trong thế giới trò chơi và mang lại cho những chiến binh đang tung hoành trên lục địa này những "món hời" khó lòng từ...