Địa phương trả lại xế hộp doanh nghiệp tặng: Chưa hẳn đúng!
Nói về trường hợp các địa phương trả lại xe sang doanh nghiệp tặng trước áp lực dư luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích, tài sản cho, biếu, tặng khi đã trở thành tài sản Nhà nước, được đưa vào danh sách tài sản nhà nước thì trả lại theo cách bình thường cũng không hẳn đúng…
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: “Ô tô được tặng có thể có giá trị 3 tỷ đồng, nhưng tiêu chuẩn chỉ được sử dụng xe 1 tỷ, thì không thể dùng chiếc xe quà biếu đó”.
Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển là người điều hành và kết luận phiên thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 4.4, trong khuôn khổ hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Trong các nội dung được thảo luận tại phiên họp, việc quản lý, sử dụng tài sản cho, biếu, tặng nhận nhiều ý kiến “mổ xẻ”, phân tích.
Cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội) cho rằng, cần luật hoá việc tiếp nhận và sử dụng tài sản cho, biếu tặng tại dự thảo luật này. Vì vừa qua một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản cho, biếu, tặng (ô tô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được quy định dẫn đến việc một số cơ quan, địa phương phải trả lại các phương tiện này cho các tổ chức, cá nhân cho, biếu, tặng.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng xác nhận, việc nhận ô tô biếu tặng là nổi cộm nhất thời gian qua. Còn nếu nhận tài sản cho, tặng để triển khai nhiệm vụ an sinh xã hội thì câu chuyện rất bình thường.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và sẽ bám sát tiêu chuẩn định mức chế độ với các chức danh, quy định về việc xác lập quyền sở hữu nhà nước để triển khai thực hiện quản lý tài sản cho, biếu tặng. Theo đó, những trường hợp xe được cho, tặng mà vượt tiêu chuẩn định mức thì các cơ quan, chức danh nhận tài sản cũng không được sử dụng.
Video đang HOT
Tán thành quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển quán triệt: “Quan trọng nhất là quản lý, đảm bảo cán bộ sử dụng tài sản đúng tiêu chuẩn định mức. Ô tô người ta tặng có thể có giá trị 3 tỷ đồng, nhưng tiêu chuẩn anh chỉ được sử dụng xe 1 tỷ, thì anh không được dùng chiếc xe là quà biếu đó… Anh cứ làm đúng thì không ai nói cả”.
Nói thêm về hướng xử lý của một số địa phương vừa qua trước áp lực dư luận là trả lại những xe sang đã nhận, cho gắn biển xanh và sử dụng trước đó, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý: “Khi tài sản cho, biếu, tặng đã trở thành tài sản Nhà nước thì trả lại theo cách bình thường là không hẳn đúng, mà phải thực hiện theo quy định pháp luật như tiến hành đấu giá hay điều chuyển cho đối tượng sử dụng phù hợp”.
Bên cạnh nội dung trên, một vấn đề mới phát sinh khác cũng được cơ quan thẩm tra dự án luật báo cáo là xử lý số tiền khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị sự nghiệp.
Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách cho biết, trong thời gian qua, UB đã phối hợp với cơ quan quản lý tài sản công của Bộ Tài chính tiến hành khảo sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước tại một số đơn vị công lập.
Qua khảo sát cho thấy, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng (nhà khách, khách sạn) đang hoạt động cơ bản theo cơ chế thị trường (doanh thu chiếm trên 70% từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho thị trường).
Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để xử lý khấu hao tài sản tại các đơn vị sự nghiệp theo hướng: đánh giá lại tài sản của các đơn vị sự nghiệp theo giá thị trường (không theo giá trị sổ sách), toàn bộ kinh phí khấu hao phải nộp vào ngân sách Nhà nước (không trích khấu hao vào quỹ phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp).
Đối với các trường hợp cần thiết phải đầu tư ở một số lĩnh vực quan trọng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật được thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính do cấp có thẩm quyền quy định.
Đồng tình với quan điểm này nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn để có bước đi phù hợp chứ không thể nóng vội, có thể làm mất động lực của các đơn vị sự nghiệp.
Nhất trí với Bộ trưởng Tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng thực hiện việc này phải có lộ trình, nếu không thì sẽ đẩy giá dịch vụ lên rất cao.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sẽ được trình Quốc hội xem xét , thông qua tại kỳ họp thứ ba, sẽ diễn ra trong tháng 5, tháng 6 năm nay.
Theo P.V (Dân trí)
Huyện trả lại xe sang "hộ đê" cho doanh nghiệp
Được tặng 2 ô tô tiền tỷ để "hộ đê", sau hơn một năm sử dụng, mới đây huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã quyết định trả lại xe cho doanh nghiệp theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 21/3, trao đổi với PV Dân trí, ông Lã Trường Sinh, Bí thư Huyện ủy Nho Quan (Ninh Bình) xác nhận sự việc trên và cho biết: "Chúng tôi trả lại rồi. Tất cả các thủ tục, hồ sơ và xe đã trả hết rồi".
Khi được hỏi về thời gian trả xe, ông Sinh không nhớ chính xác cụ thể ngày nào.
Ông Đinh Văn Tiên, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan, cho hay, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Huyện ủy cũng như UBND huyện đã quyết định trả lại 2 chiếc xe được doanh nghiệp tặng trước đó. Đến nay, việc trả lại xe đã được hoàn tất theo quy định.
Một trong 2 chiếc xe doanh nghiệp tặng cho huyện Nho Quan sử dụng hơn 1 năm qua.
Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, đầu năm 2016 một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Nho Quan đã tặng 2 chiếc xe ô tô cho huyện với lý do phục vụ công tác phòng chống lụt bão của huyện.
Cụ thể, một chiếc xe Toyota Fortuner sản xuất năm 2014 tại Việt Nam, đăng ký lần đầu ngày 7/11/2014, đăng ký lần 2 ngày 18/1/2016. Sau khi hoàn tất thủ tục cho tặng, chiếc xe này thuộc sở hữu của Văn phòng HĐND và UBND huyện Nho Quan, mang BKS 35A - 016.66.
Chiếc xe thứ hai nhãn hiệu Mazda CX5-AT-4WD cũng sản xuất năm 2014 tại Việt Nam, đăng ký lần đầu ngày 22/7/2014, đăng ký lần 2 ngày 18/1/2016. Sau khi hoàn tất thủ tục cho tặng, xe này thuộc sở hữu của Văn phòng Huyện ủy Nho Quan, mang BKS 35A - 018.88.
Việc được doanh nghiệp tặng xe, huyện Nho Quan cũng đã có báo cáo lên Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình. Theo lãnh đạo huyện Nho Quan, huyện thuộc địa hình miền núi nên việc đi lại rất khó khăn trong công tác chỉ đạo, nhất là vào mùa mưa lũ.
"Giờ trả lại xe đúng là rất khó khăn cho huyện, nhưng thực hiện theo ý kiến chỉ đạo, huyện quyết định trả lại xe cho doanh nghiệp", vị lãnh đạo này nói.
Trước đó, UBND tỉnh Ninh Bình cũng được một doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Hoa Lư (Công ty Hoa Lư) tặng 3 ô tô hạng sang trị giá 6,6 tỷ đồng, gồm 1 chiếc Land Cruiser VX có giá hơn 2,85 tỷ đồng, sản xuất năm 2015; 1 chiếc Land Cruiser GXR có giá 2,39 tỷ đồng và 1 chiếc Toyota Camry 2.5Q có giá 1,36 tỷ đồng.
Sau đó, tỉnh Ninh Bình cũng đã quyết định trả lại cả 3 xe cho doanh nghiệp sau khi đã có văn bản xin Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu. Bà Nguyễn Thị Thanh, Bí thư tỉnh Ninh Bình cho hay, mục đích tặng xe của doanh nghiệp hoàn toàn phục vụ công tác phòng chống lụt bão, nhưng sau khi dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định từ chối nhận xe.
Thái Bá
Theo Dantri
Chủ tịch Quảng Nam: "Tôi đi xe doanh nghiệp tặng nhưng đã qua 4 đời Chủ tịch" Tỉnh Quảng Nam nhận tổng cộng 7 ô tô do Công ty Trường Hải tặng từ năm 2009 đến nay trong đó chiếc đắt nhất có giá 1,2 tỉ đồng. Một trong bảy chiếc xe do công ty Trường Hải tặng tỉnh Quảng Nam Ngày 10/3, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, bản thân đang được UBND...