“Địa phương nào quan tâm đến kết nối giao thông thì sẽ phát triển”
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, địa phương nào quan tâm đến quy hoạch và kết nối giao thông thì địa phương đó sẽ phát triển.
Trả lời câu hỏi của đại biểu việc hiện nay giao thông vùng núi khó khăn, giao thông nông thôn cũng khó khăn, hướng giải quyết thế nào, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể cho biết, theo nguồn ngân sách hiện nay và theo phân cấp quản lý thì Bộ GTVT chịu trách nhiệm trước T.Ư và được sử dụng ngân sách T.Ư để tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng, sửa chữa quốc lộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Hệ thống đường cấp tỉnh, cấp huyện và đường giao thông nông thôn là trách nhiệm chính thuộc về chính quyền các địa phương. Thực hiện chủ trương của T.Ư, cách đây 5 năm, T.Ư đã ban hành một Đề án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đó là xây dựng đường đến trung tâm các xã chưa có đường nông thôn. Và Bộ GTVT cũng thực hiện một số chương trình từ thiện để hỗ trợ đường giao thông cho các địa phương, trong đó có Dự án 186 cầu treo dân sinh cho các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Bộ GTVT cũng tranh thủ các nguồn vốn ODA của các ngân hàng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á…để thực hiện các dự án hỗ trợ giao thông nông thôn cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc và những tỉnh khó khăn. Nhưng trách nhiệm chính của đầu tư hệ thống giao thông nông thôn vẫn là của chính quyền địa phương. Nếu ngân sách địa phương khó khăn thì các địa phương có thể xây dựng các Đề án của địa phương để báo cáo với T.Ư xin hỗ trợ.
Vừa qua, để thực hiện xã hội hoá tốt, Bộ GTVT phối hợp cùng các địa phương thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn theo hình thức kết hợp giữa vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiện nay, phong trào làm đường ở các thông, các cấp ở các xã, liên xã thực hiện rất tốt.
Hiện đã có 95% các địa phương trên cả nước có đường đến trung tâm xã. Đặc biệt, với các tỉnh gần khu kinh tế lớn, các TP lớn và vùng đồng bằng, tỷ lệ đường phủ kín tốt hơn, còn các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa và vùng có nhiều sông nước thì tỷ lệ thấp hơn, nhưng bình quân cả nước là 95%.
Giao thông phải đi trước một bước, nhưng trách nhiệm hiện nay gắn liền với địa phương rất nhiều. Bộ rất mong các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc và những tỉnh còn nhiều khó khăn, nhiều xã mới chia tách chưa có đường liên xã, nhưng Bộ không có đề án sơ bộ cho từng nơi nên mong địa phương tập hợp, có thể đề xuất cùng với Bộ để nếu cần thiết thì có chương trình mới để Bộ GTVT làm chủ đầu tư cho tất cả các tỉnh.
Nếu không, từng địa phương phải có kiến nghị để Chính phủ xem xét thực hiện cho các tỉnh mà hiện nay giao thông còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, vừa qua, ngoài hỗ trợ các chương trình, Bộ đã triển khai các chương trình hỗ trợ cho nơi có đông đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Các hỗ trợ này mang tính tiếp sức cho địa phương, cái chính vẫn là chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các địa phương phải xuất ngân sách, cùng với nhân dân xây dựng hệ thống đường giao thông.
Địa phương nào làm tốt giao thông nông thôn thì các chắn công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương đó sẽ có nhiều cơ hội thực hiện hơn. Bộ trưởng mong các địa phương quan tâm, còn Bộ GTVT sẽ hỗ trợ trong khả năng cho phép.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ trưởng nói thêm về vấn đề kết nối các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ với quốc lộ, nhất là các tuyến đường mới nào để giải quyết ách tắc giao thông ở các tỉnh miền núi, cùng với đó là tiến độ của dự án xây dựng cầu treo dân sinh. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay đã hoàn chỉnh dự án cầu treo dân sinh với 186 cầu treo.
Còn chương trình đường đến trung tâm xã, ngay thời điểm kết thúc đề án đã có kết nối. Vừa qua có chia tách nhiều xã ở các vùng đặc thù, có đường đã được làm ở miền núi, nhưng sau mỗi trận mưa lũ lại bị sạt lở. Việc xây dựng này chỉ đầu tư một lần, còn địa phương phải có trách nhiệm duy tu.
Về kết nối, Bộ GTVT khoảng 5 năm điều chỉnh quy hoạch giao thông T.Ư một lần. Khi làm việc, Bộ cũng yêu cầu địa phương cứ 5 năm điều chỉnh 1 lần hệ thống đường tỉnh. Hệ thống này phải kết nối tốt với hệ thống đường quốc lộ thì hiệu quả mới có thể phát huy. Còn đường huyện lộ thì trách nhiệm của tỉnh là chỉ đạo các huyện cứ 5 năm rà soát, điều chỉnh. Dưới cấp huyện thì cấp xã, đường liên thông, liên xã cũng cần có chủ trương.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết. về mặt chủ trương đã có chỉ đạo rõ, đường quốc lộ đã cố định nhưng đối với quy hoạch ở cấp địa phương thì mong chính quyền địa phương quan tâm đặc biệt, vì nếu đường địa phương không kết nối thì sẽ khó khăn. Còn trong quá trình làm việc với các địa phương, những đường kết nối nào ở đường tỉnh khó khăn, Bộ ủng hộ về mặt chủ trương cùng tỉnh báo cáo Chính phủ, xin ngân sách T.Ư hỗ trợ.
“Địa phương nào quan tâm đến quy hoạch và kết nối giao thông thì địa phương đó sẽ phát triển. Có một số vùng có thể kêu gọi Nhà nước và nhân dân cùng làm khi đời sống bà con có điều kiện tương đối ổn, còn những vùng đặc biệt khó khăn thì chính quyền địa phương phải trích ngân sách. Nếu thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm thì khó mà thực hiện được. Những vùng này, hy vọng Ủy ban Dân tộc cùng với Bộ sẽ nghiên cứu những đề án đặc thù để hỗ trợ cho những vùng đặc biệt khó khăn, tính kết nối chưa tốt, mục đích làm sao để bà con được sử dụng hệ thống đường giao thông tốt hơn” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết./.
Theo Trí Thức Trẻ
Cận cảnh dự án tuyến đường huyết mạch khu Đông Sài Gòn được mở rộng từ 7m lên 30m
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, việc đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (quận 2 - 9) hết sức cần thiết, có tính cấp bách, bởi hiện hữu mặt đường nhỏ hẹp, thời gian cấm tải dài, đi qua khu vực dân cư đông đúc nên thường xảy ra tai nạn giao thông.
Theo báo cáo của ngành công an TP.HCM, trên tuyến đường này, trung bình xảy ra 7 - 8 vụ tai nạn giao thông chết người/năm. Hiện nay, cảng Phú Hữu có quy mô, thiết bị cảng biển hiện đại và cũng là cảng đầu tiên tại khu vực phía Nam áp dụng mô hình hải quan điện tử thành công. Tuy nhiên, do ùn tắc giao thông đường ra vào cảng nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước đó, UBND TP HCM đã phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh quy mô 30m, đoạn từ vòng xoay Vành đai 2 đến đường 990 dài 1,6km theo hình thức BT với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng. Trong đó, chi cho giải phóng mặt bằng hơn 500 tỷ đồng.
Nằm trong tổng thể kết nối giao thông khu vực cảng Cát Lái, việc đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông khu vực; kết nối thông suốt cụm cảng - khu công nghiệp Phú Hữu với các trục đường chính như Vành đai 2, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đã được TP.HCM xem xét cho làm thí điểm quy trình mới, thực hiện dự án theo hình thức BT để sau đó áp dụng đại trà đối với các dự án khác.
Sở GTVT TPHCM đã báo cáo UBND TP.HCM về thực hiện thí điểm quy trình triển khai đầu tư dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn. Kinh phí đầu tư dự án hơn 700 tỷ đồng, theo hình thức BT, trong đó chi phí bồi thường, giải tỏa mặt bằng hơn 500 tỷ đồng. TP.HCM sẽ xem xét, giao các khu đất để nhà đầu tư thực hiện và khai thác dự án khác để hoàn vốn. Dự kiến sẽ triển khai dự án trong năm 2018-2019.
Tuyến đường này có vai trò kết nối quan trọng các khu vực trung tâm ra vào quận 2, 9 và Thủ Đức. Đặc biệt, khu vực này nhiều dự án BĐS được phát triển ngày một nhiều nên mật độ lưu thông đang gia tăng rất nhanh.
Hiện đường Nguyễn Duy Trinh chỉ có 2 làn xe, rộng khoảng 7m. Đường nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc và TNGT. Tuyến đường này có nhiều xe container lưu thông theo hướng vành đai 2 ra vào cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu gây mất an toàn cho xe máy.
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, trình duyệt các thủ tục đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
UBND TP.HCM cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM khẩn trương rà soát, cung cấp danh mục quỹ đất đã hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có khả năng sử dụng để thanh toán Hợp đồng BT dự án; tham mưu, trình đề xuất Thường trực UBND TP.HCM.
Sở Tài chính rà soát, cung cấp danh mục quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước có khả năng sử dụng thanh toán Hợp đồng BT dự án; tham mưu, trình đề xuất Thường trực UBND TP.HCM theo đúng quy định.
Được biết, tuyến đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường 990 đến nút giao Vành đai 2) có lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn, đặc biệt là xe tải hạng nặng, xe container vận chuyển ra vào cảng Phú Hữu, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến đường này, giải quyết giao thông cho các cảng lân cận.
Đặc biệt, đường Nguyễn Duy Trinh - tuyến đường chính dẫn vào cảng - hiện chỉ rộng khoảng 7m với 2 làn xe lưu thông. Vào giờ cao điểm, trên con đường này thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, ảnh hưởng dây chuyền đến phương tiện lưu thông trên đường Vành đai 2 ra vào cảng Cát Lái, xa lộ Hà Nội phía quận 2 và đường Võ Chí Công, qua cầu Phú Mỹ về quận 7.
Đơn vị chủ quản cảng Phú Hữu từng kiến nghị TP.HCM khẩn trương khép kín đường Vành đai 2, hỗ trợ cảng xây dựng tuyến đường từ cầu Bà Cua đến đường vào cảng Phú Hữu và mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh để hàng hóa dễ dàng thông qua cảng Phú Hữu, chia tải cho cảng Cát Lái.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thêm 300ha? Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, vào tuần tới, Quân ủy Trung ương sẽ cho ý kiến về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Theo dự kiến, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ mở rộng thêm 210ha về phía Bắc và khoảng 80ha về phía Nam. Chiều 3/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải...