Địa phương nào đạt tỷ trọng xuất khẩu ấn tượng nhất 2021?
Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021. Trong đó nổi bật là thống kê kết quả xuất nhập khẩu của những tỉnh TOP đầu và các địa phương nằm ở vị trí “cuối bảng” của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 336,310 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 – Ảnh minh họa
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 vừa được công bố, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 336,310 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
10 tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu gồm: TPHCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ.
Video đang HOT
Nổi bật trong số này, dù xếp ở vị trí thứ 10 (tăng 3 bậc so với năm 2020), nhưng Phú Thọ lại là địa phương có tỉ trọng xuất khẩu tăng cao nhất, tăng 91,5% so với năm 2020 với giá trị 8,2 tỷ USD.
Trong khi đó, mặc dù vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước, với xuất khẩu đạt 44,902 tỷ USD, nhưng TPHCM chỉ đạt tỉ trọng tăng 1,2% so với năm 2020. Hà Nội đứng ở vị trí thứ 8 (tụt 1 bậc so với năm 2020, xếp sau Bắc Giang), đạt 15,5 tỷ USD, và cũng chỉ tăng 2,2% so với năm 2020.
10 tỉnh có tỉ trọng xuất nhập khẩu thấp nhất cả nước (tính từ trên xuống dưới) bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Đắc Nông, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Trong đó, Điện Biên là tỉnh có tỉ trọng xuất khẩu thấp nhất cả nước chỉ đạt 15,702 triệu USD, tăng trưởng âm lên tới 60,3%, tụt 3 bậc so với năm 2020.
Đáng chú ý, trong các tỉnh nằm cuối “ bảng xếp hạng” có Bắc Kạn chỉ đạt 41,248 triệu USD, nhưng lại có tỷ trọng tăng trưởng đạt tới 276,6% so với năm 2020, tăng 3 bậc theo thứ hạng.
Qua những con số này có thể thấy, cả nước trong năm 2021 dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đạt tỷ trọng xuất khẩu tăng 19% nhờ sự nỗ lực, linh hoạt trong điều hành của Chính phủ, sự tham mưu kịp thời của các bộ, ngành và của các địa phương khi ứng phó, thích ứng trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp.
Còn TPHCM và Hà Nội, dù vẫn là những thành phố có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, nhưng tỷ trọng tăng trưởng không cao bởi trong năm qua đây là 2 trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19.
Giá lúa gạo hôm nay 3/5: Nguồn lúa Đông Xuân cạn đồng, giá ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Trong tuần qua, giá gạo có xu hướng tăng trong khi giá cám giảm mạnh.
Giá lúa hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cụ thể, Đài thơm 8 5.700 - 5.900 đồng/kg; OM 5451 5.500 - 5.600 đồng/kg; OM 18 5.800 - 6.000 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.600 - 5.700 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.600 - 5.850 đồng/kg; lúa IR504 có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg; lúa Nhật 8.100 - 8.500 đồng/kg; lúa OM 380 5.500 - 5.600 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 -12.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 5.900 - 6.000 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.050 - 8.150 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá phụ phẩm không có biến động. Hiện giá tấm IR 504 8.10 - 8.200 đồng/kg; giá cám khô 8.300 - 8.400 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo tiếp tục đi ngang. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 - 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 - 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo duy trì ổn định
Trong tuần qua, giá lúa tươi tại ruộng dao động từ 5.700 - 5.750 đồng/kg (lúa hạt dài); 5.550 - 5.650 đồng/kg (lúa hạt thường). Giá gạo nguyên liệu dao động từ 8.700 - 9.400 tùy chất lượng, tăng 100 - 200 đồng/kg so với tuần trước. Giá gạo Thái Lan tăng theo nhu cầu từ Trung Đông. Thị trường nội địa giao dịch ảm đạm, giá nguyên liệu vững, nguồn về ít lại. Thị trường lúa ít biến động, giá vững. Nguồn lúa Đông Xuân cạn đồng. Giá gạo có xu hướng tăng trong khi giá cám giảm mạnh trong khi giá lúa không đổi so với tuần trước.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp, tính đến hết tháng 4, tỉnh An Giang đã thu hoạch vụ Đông Xuân 2021 - 2022 được 222,6 ngàn ha, đạt 96,88% diện tích gieo trồng, năng suất bình quân ước đạt 7,34 tấn/ha, giảm 0,22 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước.
Hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định so với đầu tuần. Cụ thể, giá gạo 100% tấm ở mức 360 USD/tấn. Cụ thể, gạo 5% tấm 415 USD/tấn; gạo 25% tấm 395 USD/tấn; gạo Jasmine ổn định ở mức 513 - 517 USD/tấn.
Theo thống kê, trong tuần qua, giao hàng gạo đi Trung Quốc tiếp tục tăng so với tuần trước, một số khách hỏi mua gạo thành phẩm OM 18 chính vụ Đông Xuân, nhu cầu nếp về ít lại. Gần hết tháng 4, xuất khẩu đi Philippines bật tăng, xuất khẩu đi châu Phi và Malaysia giảm mạnh trong khi xuất khẩu đi Trung Quốc không có biến động nhiều so với tháng 3.
Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc sau COVID-19 Ngày 27/4, tại thành phố Cao Lãnh, UBND tỉnh Đồng Tháp và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc giai đoạn sau COVID-19. Quang cảnh Hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho biết, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chính...