‘Địa phương không được thêm thủ tục cản trở hàng hóa’
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm nếu để các địa phương ban hành thêm thủ tục khó cho lưu thông.
Tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản ngày 13/9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành dẫn ví dụ Cần Thơ ra quy định xe chở hàng phải “sang xe, đổi tài xế”, để cho thấy, cùng một quy định phòng, chống dịch nhưng có địa phương làm tốt, có nơi máy móc, gây cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá.
“Xe chở mấy trăm con lợn, hàng nghìn con gà mà sang tải thì doanh nghiệp làm sao sống nổi. Có địa phương cứng nhắc đến mức người ta chở con giống về thả, để tái đàn mà cũng không cho vào”, Phó thủ tướng nói và yêu cầu các địa phương rút kinh nghiệm sâu sắc việc này.
Ông cho rằng việc điều hành của một số địa phương còn thiếu sâu sát, cứng nhắc, chưa kịp thời, dẫn tới ùn tắc, ứ đọng trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu bảo đảm không đứt gãy trong sản xuất, lưu thông nhưng thực tế vẫn có địa phương vận dụng máy móc, dẫn tới ách tắc.
Lãnh đạo Chính phủ dứt khoát rằng, các địa phương không được ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép gây khó khăn, cản trở lưu thông hàng hóa. Không quy định việc sang tải mà kiểm tra chặt chẽ điểm đi, điểm đến và có cách quản lý F0 nếu lái xe dương tính. Tuyệt đối bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
Ông giao Bộ Giao thông Vận tải nắm bắt tình hình, các khu vực, cảng mà có vấn đề cần cử cán bộ trực tiếp xuống làm việc với tỉnh. “Nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc hay ban hành thêm các chính sách khác thì Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống Covid-19, ngày 13/9. Ảnh: VGP
Thách thức lớn trong xuất khẩu nông sản
Tại hội nghị trực tuyến này, nhiều ý kiến cũng nêu những khó khăn trong xuất khẩu. Năm 2021, kế hoạch xuất khẩu nông sản khoảng 44 tỷ USD, nhưng theo các bộ, ngành, địa phương, “đây là mục tiêu thách thức”.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm. Nửa đầu năm xuất khẩu nông sản tăng trưởng khá, nhưng từ tháng 7 gặp khó khăn do nhiều địa phương khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, thu hoạch và lưu thông hàng hoá. Xuất khẩu nhiều nông sản vì thế có dấu hiệu sụt giảm, thể hiện rõ nhất trong tháng 8, ước đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm gần 22% so với cùng kỳ 2020.
Một số ý kiến phản ánh các khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có Trung Quốc, khi hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn ngày càng cao. Một số quy định mới về nhập khẩu nông sản của phía Trung Quốc áp dụng từ 1/1/2022 có thể sẽ tác động đến sản xuất và tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu của Lạng Sơn hoạt động và đã bắt đầu có tình trạng ùn ứ trong khi lượng hàng hóa tiếp tục dồn về, tạo áp lực rất lớn cho địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh này đề nghị các địa phương có nông sản lưu thông đến các cửa khẩu của Lạng Sơn chủ động thông báo cho doanh nghiệp để cơ cấu lại hàng hóa, tránh ùn ứ. Ông Hồ Tiến Thiệu cũng đề nghị các tỉnh hoàn thành việc tiêm vaccine cho lái xe chở nông sản để bảo đảm an toàn lưu thông, an toàn phòng chống dịch cho tỉnh Lạng Sơn.
Chủ tịch Hiệp hội Logistics Lê Duy Hiệp cho rằng, các sàn giao dịch điện tử, kênh phân phối trực tuyến là giải pháp lưu thông hàng hóa trong bối cảnh hiện nay. Ông kiến nghị các tỉnh, thành phố cần tăng cường xuất khẩu chính ngạch với Trung Quốc; thành lập trung tâm xúc tiến nông sản quốc gia để kết nối với Mỹ và EU; tổ chức, quy hoạch trung tâm logistics vùng (nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long) để kết nối lưu thông trong nội vùng thuận lợi…
Đồng tình, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh “giục” các thương nhân, doanh nghiệp chuyển nhanh sang xuất khẩu chính ngạch để bảo đảm tiêu thụ nông thủy sản cho nông dân.
Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container rỗng, tăng giá cước vận tải đã tác động lớn đến xuất khẩu sang Mỹ, EU, Đông Bắc Á cũng như nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu.
Nhà máy ở vùng xanh có thể được sản xuất trở lại
Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhìn nhận, kiểm soát được dịch bệnh để không phải kéo dài giãn cách sẽ gỡ được nút thắt, khó khăn mà các doanh nghiệp, người dân đang gặp phải hiện nay. Và trong đó, các địa phương cũng cần xây dựng phương án với doanh nghiệp.
Ông ví dụ, cùng với ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng sản xuất, nếu nhà máy ở vùng xanh, địa phương có kế hoạch để doanh nghiệp sản xuất trở lại với điều kiện cụ thể. Chẳng hạn, trước khi vào sản xuất, 100% công nhân phải có kết quả xét nghiệm âm tính và cho công nhân về nhà, đi lại bình thường. Định kỳ 1 tuần 2 lần thực hiện test nhanh cho công nhân, để phát hiện kịp thời F0, bảo đảm tuyệt đối an toàn. Các sở, ngành phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện của doanh nghiệp.
Với sản xuất nông nghiệp, ông lưu ý các địa phương phối hợp chặt chẽ với người dân, doanh nghiệp trong xây dựng kế hoạch tổng thể về tái sản xuất nông nghiệp, trong đó, không để xảy ra nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.
Thủ tướng phân công nhiệm vụ cho 4 phó thủ tướng
Thủ tướng là người lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Phó thủ tướng Thường trực do ông Phạm Bình Minh đảm nhiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng.
Theo nguyên tắc phân công, Thủ tướng là người lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp. Ông cũng trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Thủ tướng phân công các phó thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đặc biệt, Thủ tướng không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, công việc đã phân công cho phó thủ tướng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác cho các phó thủ tướng. Đồ họa: Hà My.
Các phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công, thay mặt Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, phó thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm; chuẩn bị nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Phó thủ tướng cũng có thể ký thay Thủ tướng văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng hoặc văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực công tác, công việc được Thủ tướng phân công.
Khi Thủ tướng vắng mặt có thể ủy nhiệm phó thủ tướng thường trực hoặc một phó thủ tướng khác thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Theo phân công nhiệm vụ, Thủ tướng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Ông là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác gồm: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; ông tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.
Thủ tướng sẽ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng sẽ làm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thường Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, ủy ban quốc gia và trưởng các Ban Chỉ đạo khác.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm nhiệm vụ Phó thủ tướng thường trực. Ông sẽ thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vổn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tô chức phi Chính phủ nước ngoài.
Các lĩnh vực hội nhập quốc tế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam... cũng do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách.
Lĩnh vực của ông còn có bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đặc xá; phối hợp công tác giữa Chính phủ với TAND tối cao và VKSND tối cao.
Ông Minh sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
Lĩnh vực chi ngân sách Nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự trữ ngoại hối và các quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ cũng do ông Khái phụ trách.
Ngoài ra, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển các loại hình doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng là lĩnh vực do Phó thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách.
Ông Khái sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.
Toàn cảnh một phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: VGP.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao và y tế, dân số, gia đình và trẻ em.
Ông Đam sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành là người thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và lĩnh vực công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn... cũng do Phó thủ tướng Lê Văn Thành phụ trách.
Ông thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trườn g .
Lý do Phó Thủ tướng kiểm tra nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 Trong hơn một tháng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành 2 lần đi kiểm tra nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và nhấn mạnh quan điểm "gác lại việc cũ liên quan sai phạm, việc mới phải quyết tâm làm bằng được". Hôm nay (4/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và đoàn công tác đã đến kiểm tra, làm...