‘Địa ngục trần gian’ ở Afghanistan
Gần 1/3 số tù nhân được chuyển cho các nhà chức trách Afghanistan quản lý bị tra tấn dã man trong các cơ sở bí mật nhằm qua mắt sự giám sát của quốc tế.
Hai tù nhân bị xích chân ở Afghanistan.
Đó là kết luận trong một báo cáo mà Liên Hợp Quốc công bố hôm 20/1. Thực tế này có thể làm phức tạp thêm vấn đề vốn đã nhức nhối về cách thức kiểm soát sự chuyển giao an ninh trước khi NATO rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm tới. Hàng trăm tù nhân dưới sự kiểm soát của NATO đang được trao cho phía Afghanistan như một phần của tiến trình chuyển giao.
Qua phỏng vấn hàng trăm tù nhân từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012, báo cáo 139 trang phát hiện “bằng chứng chắc chắn và tin cậy” rằng hơn một nửa những người trả lời đã phải chịu đựng nạn tra tấn hoặc lạm dụng. Trong số 79 tù nhân mà NATO chuyển cho Afghanistan trong 12 tháng này được hỏi, có 25 người bị tra tấn, tăng thêm 7% so với báo cáo của năm trước đó.
“Các nỗ lực của chính phủ Afghanistan và của ISAF (Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế của NATO) nhằm giải quyết tình trạng ngược đãi tù nhân, mặc dù khá lớn, vẫn không mang lại sự cải thiện đáng kể trong việc giảm bớt tệ nạn này”, báo cáo nhấn mạnh. “Điều đó làm dấy lên lo ngại giữa một thời điểm mà chính phủ đang tiếp nhận từ tay liên quân gần như toàn bộ trách nhiệm đối với các tù nhân liên quan tới xung đột”.
Video đang HOT
Liên minh châu Âu cho biết trong một thông điệp rằng khối này “thực sự lo ngại” trước bản báo cáo và kêu gọi chính phủ Afghanistan “đưa những kẻ vi phạm ra trước công lý”.
Một phát ngôn viên của Tổng thống Hamid Karzai cho biết thông cáo từ văn phòng Tổng thống sẽ được đưa ra trong hôm nay (21/1).
Trước đó, Mỹ và các quốc gia khác thuộc ISAF đã ngừng chuyển tù nhân tới 9 cơ sở do người Afghanistan điều hành sau khi báo cáo hồi tháng 10/2011 của Phái bộ Hỗ trợ Liên Hợp Quốc ở Afghanistan (UNAMA) kết luận hàng trăm tù nhân – trong đó có trẻ em – nằm trong tay các lực lượng an ninh nước sở tại bị tra tấn hoặc lạm dụng.
Báo cáo mới nêu ra một danh sách các biện pháp tra tấn mạnh tay, bao gồm dùng ống dẫn và gậy gỗ đánh đập, rút móng tay, sốc điện, dọa hành quyết hoặc cưỡng hiếp… Một quan chức giấu tên cũng được dẫn lời xác nhận về sự tồn tại của các cơ sở giam giữ bí mật cùng với nạn tra tấn và ngược đãi nhằm vào tù nhân.
Theo xahoi
Kết thúc vụ khủng bố: 23 con tin chết, 32 kẻ khủng bố bị tiêu diệt
Theo con số sơ bộ chính thức của bộ Nội vụ Algeria, trong chiến dịch giải cứu con tin, toàn bộ 32 tên khủng bố đã bị tiêu diệt và có 23 con tin thiệt mạng.
Lực lượng đặc nhiệm Algeria trong chiến dịch giải cứu con tin từ 14-19.1. Ảnh: TL VN
Tuy nhiên, thông cáo không nói rõ có bao nhiêu con tin người nước ngoài trong số này.
Theo nhật báo El Watan, bốn tên khủng bố bị tiêu diệt thuộc loại thủ lĩnh nguy hiểm là Abderahman el Nigiri người Nigeria; Lamine Moucheneb, thủ lĩnh nhóm "Những người con của Sahara vì công lý Hồi giáo"; Abou Albaraa Aljzairi và Abdallahi Ould Hmeida người Moritani.
Theo Bộ Nội vụ Algeria, nhóm khủng bố gồm 32 tên, trong đó có ba tên người địa phương và một số chuyên gia về thuốc nổ, đi trên nhiều xe địa hình từ một số nước láng giềng thâm nhập vào Algeria.
Chúng tấn công nhà máy khí đốt Tiguentourine, thuộc tỉnh In Amenas và bắt cóc con tin. Lực lượng đặc nhiệm Algeria đã can thiệp, giải thoát cho 685 người Algeria và 107 người nước ngoài.
Trong cuộc tấn công quân khủng bố cuối cùng hôm 19/1 của lực lượng đặc nhiệm Algeria, sáu con tin nước ngoài bị giết. Trong ảnh là khu nhà máy Tiguentourine. Ảnh: AFP
Vũ khí thu được gồm sáu khẩu trung liên, 21 tiểu liên AK, hai súng cối, sáu quả tên lửa C5 với bệ phóng di động, hai súng chống tăng, 10 quả lựu đạn, một số bộ quân phục của nước ngoài, cùng một khối lượng lớn thuốc nổ và đạn dược.
Nhà máy khí đốt Tiguentourine là liên doanh giữa ba công ty Sonatrach (Algeria), BP (Anh) và Statoil (Na Uy), được đưa vào sản xuất năm 2006 với sản lượng 9 tỷ m3/năm, chủ yếu để xuất sang Châu Âu.
Bộ trưởng Năng lượng Algeria, Youcef Youssfi, cho biết vụ bắt cóc con tin không ảnh hưởng đến sản lượng khí đốt của nước này và lượng khí đốt xuất khẩu cũng không giảm nhờ được bù đắp bởi các mỏ khác.
Theo xahoi
Ngắm vũ nữ thoát y già nhưng vẫn rực lửa Ai cũng phải già đi, các vũ nữ thoát y cũng không phải ngoại lệ. Không còn tuổi trẻ, không còn xuân sắc, nhưng nhiều người trong số họ vẫn còn phong thái quyến rũ của một thời hoàng kim. Theo xahoi