“Địa ngục trần gian” mang tên mát – xa kích dục Tân Hoàng Phát
Những cô gái khi bước chân vào ổ mát – xa kích dục Tân Hoàng Phát chẳng khác nào đã rơi vào địa ngục trần gian.
Họ phải làm việc từ 9h sáng đến 1h đêm ngày hôm sau. Ngoài giờ làm việc, họ bị canh giữ nghiêm ngặt. Nhiều cô gái đã gặp phải cảnh rơi nước mắt khi có thai lại bị đánh đập, cho dọn nhà vệ sinh.
Nước mắt từ những lá đơn
Sáng 3/5, đại diện viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM xác nhận, vừa nhận được kết luận điều tra liên quan đến công ty TNHH Tân Hoàng Phát và đề nghị truy tố 6 bị can là Phan Cao Trí (SN 1973, chủ đầu tư công ty); Phan Việt Hậu (SN 1985, giám đốc); Phan Quốc Cường (SN 1977, giám đốc cơ sở Kim Thu, chi nhánh Tân Hoàng Phát) cùng về hai tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật”; Phan Thị Yến (SN 1979, vợ Trí) về tội “Cưỡng đoạt tài sản”; Nguyễn Hoài Nhanh (SN 1985) và Nguyễn Minh Phương (SN 1974) về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Trước đó, vào ngày 11/12/2007, phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an TP.HCM nhận được đơn tố cáo của chị A. (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), từng là nhân viên mát – xa của Tân Hoàng Phát. Trong đơn, chị A. viết, vợ chồng Sỹ nhiều lần buộc nhân viên tại công ty thực hiện kích dục cho khách. Từ lá đơn này, ngày 9/1/2008, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (PC13) Công an TP.HCM bất ngờ ập vào kiểm tra và phát hiện công ty này có nhiều sai phạm như hành nghề không đúng nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, không khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, để nhân viên nữ kích dục cho khách…
Video đang HOT
Vợ chồng Phan Cao Trí và Phan Thị Yến tại phiên toà sơ thẩm lần 1.
Mặc dù vậy, Tân Hoàng Phát vẫn tiếp tục tồn tại. Nhiều tháng tiếp theo, cơ quan chức năng kiểm tra nhưng không còn phát hiện sai phạm. Đến ngày 5/12/2008, PC14 lại tiếp tục nhận được bốn lá đơn tố cáo của bốn nhân viên của Tân Hoàng Phát. Điều đáng nói, bốn lá đơn này có nội dung gần giống với nội dung của chị A. đã gửi trước đó. Nhận định đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, PC14 kết hợp với PC13 quyết định phải tìm ra sự thực. Hai cơ quan này bí mật theo dõi trong khoảng thời gian dài.
Ngày 6/12/2008, hàng chục chiến sỹ của PC14 và PC13 ập vào Tân Hoàng Phát và giải thoát cho 65 nhân viên massage đang bị giam giữ tại đây. Các nạn nhân cho biết bị giam giữ ít nhất một tháng và nhiều nhất gần 5 năm. Trong quá trình cơ quan chức năng đang điều tra thì Trí trả tự do cho những nhân viên đang làm việc ở chi nhánh nhỏ. Sau đó, 29 nhân viên khác đến tố cáo về hành vi sai trái của Tân Hoàng Phát.
Điều đặc biệt, một số thông tin khiến dư luận vô cùng bất ngờ là chi tiết nhiều lá đơn tố cáo của các nữ nhân viên lại đến được tay của Trí. Hiển nhiên, Trí “núm” từng người dám tố cáo mình rồi cho đàn em thực hiện tra tấn, đánh dằn mặt, nhốt vào chuồng chó…
Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm lần 1.
Nỗi kinh hoàng trong “tổ quỷ”
Theo hồ sơ PV báo Đời sống và Pháp luật có được, Trí cùng vợ thành lập hàng loạt công ty kinh doanh xông hơi, xoa bóp như Tân Hoàng Phát, Kim Thu, Hoàng Thành… Vợ chồng Trí cùng đàn em là Hậu “chiêu dụ” những cô gái trẻ, đẹp để huấn luyện thành nhân viên massage. Khi nhân viên được tuyển, Trí cho ký hợp đồng đúng như Nhà nước quy định bao gồm lương cơ bản, chế độ bảo hiểm, thời gian làm việc… Bên cạnh đó, trong bản hợp đồng còn một số quy định riêng như làm nửa tháng được nghỉ phép 7 ngày, nếu làm chưa được nửa năm mà nghỉ thì phải bồi thường một khoản tiền khá lớn…
Thế nhưng, từ bản hợp đồng đến sự thực lại hoàn toàn khác nhau. Nhân viên phải làm việc từ 9h sáng đến 1h đêm ngày hôm sau. Ngoài giờ làm việc, các cô gái được “lùa” vào sống tại nhà của Trí. Đặc biệt, phía trước bao giờ cũng có chục bảo vệ kiểm tra nghiêm ngặt. Tất cả nhân viên đều không được tự ý ra ngoài. Nếu muốn đi đâu thì sẽ có bảo vệ đi theo canh giữ. Những nhu yếu phẩm như thức ăn, đồ uống… nhân viên được vợ chồng Trí cung cấp với giá “cắt cổ”.
Làm việc nửa năm sẽ được nghỉ phép 7 ngày. Tuy nhiên, khi muốn về thăm quê, nhân viên phải đáp ứng đủ yêu cầu là nộp một khoản tiền thế chân với giá 15 triệu đồng là thấp nhất. Nhân viên phải tận tâm để khách được vừa lòng. Nếu, nhân viên nào không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc không làm khách vui thì sẽ bị đánh đập, phạt tiền… để làm gương. Nhân viên có ý định bỏ trốn nếu bị phát hiện cũng bị đánh nhừ tử và phạt tiền, nhốt chuồng chó, cho đi dọn nhà vệ sinh…
Giúp việc cho Trí là Hậu, Cường, Nhanh và Phương. Bốn người này được giao nhiệm vụ canh giữ, bắt nhân viên về nếu bỏ trốn và trực tiếp ra tay “hành hạ” theo yêu cầu của chủ. Nếu bảo vệ sơ hở, để bất kỳ nhân viên nào trốn thoát thì cũng bị đánh đập và phạt 50% tháng lương đó. Yến có nhiệm vụ quản lý tiền bạc, thu các khoản tiền thế chân nếu các tiếp viên xin nghỉ phép hoặc nghỉ việc.
Thực tế phũ phàng và những điều chưa nói hết
Tìm hiểu được biết, trong quá trình làm nhân viên tại Tân Hoàng Phát, chị T. không chịu đựng nổi sự hà khắc nên gọi điện về cho người thân kể hết mọi sự. Xót con, mẹ chị T. lặn lội từ miền Tây lên TP.HCM đến Tân Hoàng Phát ngỏ ý muốn đưa con về. Nghe được điều này, nhân viên bảo vệ nói sẽ vào báo cho ông chủ rồi không quay trở lại. Chờ lâu, bà biết không thể “giải thoát” cho con bằng cách chính thống nên tìm cách khác.
Sau đó, bà nhờ một người đưa vào cho chị T. tám viên thuốc giảm đau và yêu cầu uống hết cùng lúc. Theo ý người mẹ này thì sau khi chị T. uống, thuốc tác dụng sẽ gây nôn mửa. Khi chị T. được nhập viện thì người nhà sẽ ra tay giải thoát. Mọi việc diễn ra đúng như dự kiến, nhưng bà không thề ngờ, chị T. được nhập viện nhưng lại có cả đoàn bảo vệ của Tân Hoàng Phát đi theo.
Mặc dù vậy, với mong muốn đưa con rời khỏi “tổ quỷ”, người mẹ vẫn quyết định “giải cứu” cho con. Tuy nhiên, chưa kịp chạy thì chị T. đã bị bắt giữ trở lại. Khi đưa về “động”, chị bị đánh đập một cách dã man. Cuối cùng, mẹ chị T. đành bỏ ra 24 triệu đồng được gọi là tiền chuộc con.
Trong khi đó, chị Tr. (một nạn nhân khác) đau đớn khi rơi vào Tân Hoàng Phát. Trong một đêm khuya, chị lén trèo tường, định đu vào cửa sổ rồi thoát ra ngoài. Lúc trèo, chị bị trượt ngã, chấn thương cột sống. Vụ việc bị bảo vệ phát hiện, bắt giữ và trình báo lại cho Trí. Mặc dù chị Tr. đang bị trọng thương, nhưng bảo vệ vẫn thực hiện đúng lời yêu cầu của Trí là “tẩn” cho người bỏ trốn một trận.
Sau đó, chị Tr. bị kỷ luật bằng một số tiền rồi buộc dọn nhà vệ sinh trong khoảng thời gian dài. Lúc này, chị Tr. liên hệ được với gia đình. Người thân gom góp tiền, đưa lên chuộc chị ra ngoài. Thế nhưng, bảo vệ vẫn không “giải thoát” chị ngay mà buộc ở lại “trực” nhà vệ sinh thêm năm ngày nữa.
Trường hợp của chị Đ. lại đau đớn hơn rất nhiều lần. Trong lần thử thai định kì, chị Đ. bị phát hiện là đang mang thai. Ngay sau đó, chị bị xét hỏi. Trước những đòn tra tấn, chị đành thừa nhận, mình phải lòng một vị khách đến massage nên không sử dụng biện pháp tránh thai. Ngay lập tức, chị bị đánh một trận và Trí ra quyết định thu giữ toàn bộ tư trang, buộc nộp phạt 20 triệu đồng. Sau đó, chị bị ép phải dọn nhà vệ sinh để chuộc lỗi. Gia đình của chị biết nên đã nộp phạt 25 triệu đồng để đưa con về nhà…
Diễn biến kịch tính Liên quan đến vụ án, trước đây, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt Trí 12 năm tù, Hậu 10 năm tù, Cường 9 năm tù, Yến 6 năm tù, Phương 3 năm tù, Nhanh 2 năm tù. Bất ngờ, trong phiên xử phúc thẩm từ ngày 8 đến ngày 12/12/2011, Tòa phúc thẩm TAND tại TP.HCM chấp nhận đơn kháng cáo, tuyên giảm án cho các bị cáo, cụ thể Trí 5 năm tù, Hậu 4 năm 6 tháng, Cường 4 năm tù, Yến 3 năm tù, Phương 1 năm 6 tháng tù, Nhanh 1 năm tù. Ngay sau phiên tòa phúc thẩm kết thúc, đại diện Viện Kiểm sát tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bỏ toàn bộ bản án phúc thẩm để xét xử lại. Vào năm 2013, vụ án này được hội đồng thẩm phán TANDTC xử giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao cấp sơ thẩm điều tra và xét lại từ đầu.
Theo Thiên Di (Đời Sống & Pháp Luật)